Lãnh đạo là việc sử dụng và phối hợp các hoạt động của cá nhân trong một tổ chức bằng cách gây ảnh hưởng, dẫn dắt hành động để đạt được mục tiêu đã đề ra. Vậy, phong cách lãnh đạo là gì? Phong cách lãnh đạo nào tốt nhất? Những yếu tố nào ảnh hưởng đến phong cách lãnh đạo? Tham khảo bài viết sau của Mindalife để có được đáp án chi tiết.
Phong cách lãnh đạo là gì?
Lãnh đạo là người đứng đầu một đội nhóm, tổ chức, công ty hay doanh nghiệp. Vai trò của người lãnh đạo là điều phối các hoạt động của cá nhân trong một tập thể bằng nhiều cách khác nhau.
Phong cách lãnh đạo là cách thức tiếp cận của một người lãnh đạo khi đề ra phương hướng, triển khai kế hoạch và tạo động lực cho nhân viên. Thông qua góc nhìn của nhân viên, phong cách lãnh đạo thường được thể hiện bằng hành động. Phong cach lanh dao ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả quản lý.
8 phong cách lãnh đạo phổ biến
Phong cách lãnh đạo dân chủ
Người lãnh đạo theo phong cách lãnh đạo dân chủ là người biết phân chia quyền lực quản lý của mình một cách hợp lý. Họ cho phép nhân viên tham gia thảo luận và biết tận dụng những ý kiến hay. Tất nhiên, đưa ra quyết định cuối cùng vẫn là người lãnh đạo. Để áp dụng phong cách dân chủ một cách hiệu quả thì:
- Người lãnh đạo phải hiểu rõ vấn đề, các ý kiến của nhân viên chỉ là góp phần để xử lý vấn đề đó
- Tập thể phải tương đối ổn định về nề nếp, mỗi cá nhân trong tập thể phải nắm rõ nhiệm vụ và cách thức tiến hành công việc
Phong cách lãnh đạo tự do
Phong cách lãnh đạo tự do thường không trực tiếp chỉ đạo công việc mà chỉ vạch ra kế hoạch và giao nhiệm vụ cho cấp dưới. Họ cho phép nhân viên của mình được ra quyết định cũng như chịu trách nhiệm với những quyết định đưa ra. Tuy nhiên, nếu không sử dụng phong cách lãnh đạo tự do một cách phù hợp có thể gây mất ổn định đội nhóm.
Phong cách lãnh đạo độc đoán
Người lãnh đạo theo phong cách độc đoán sẽ ra quyết định và nắm mọi quyền lực. Họ thường giao việc và chỉ cho nhân viên thực hiện công việc đó mà không bao giờ lắng nghe nhân viên góp ý. Phong cách lãnh đạo độc đoán không đồng nghĩa với việc thường xuyên sai bảo và quát mắng nhân viên. Phong cách này được áp dụng hiệu quả trong trường hợp:
- Nhóm mới được thành lập
- Nhân viên mới, ít kinh nghiệm
- Phải ra quyết định trong thời gian ngắn
Phong cách lãnh đạo dẫn đường
Lãnh đạo theo phong cách dẫn đường sẽ là người đặt mục tiêu và yêu cầu nhân viên của mình tự tìm cách đạt được mục tiêu đó. Phong cách này phù hợp với đội ngũ giàu kinh nghiệm và có cùng khao khát chiến thắng. Nên áp dụng nghe thuat lanh dao dẫn đường khi đội nhóm của bạn cần được “truyền lửa” khi bắt đầu dự án mới.
Phong cách lãnh đạo phục vụ
Trong các loại phong cách lãnh đạo đây là phong cách lý tưởng đối với các tổ chức phi lợi nhuận hoặc các nhóm đang bị sa sút về mặt tinh thần. Lãnh đạo theo phong cách phục vụ thường đặt vai trò của nhân viên ngang hàng với mình. Họ hiểu rằng, đội nhóm của mình muốn làm việc tốt và tồn tại được phụ thuộc nhiều vào vai trò của mỗi cá nhân.
Phong cách lãnh đạo chuyển đổi
Lãnh đạo theo phong cách chuyển đổi là người đáng tin, khiêm tốn và rất tâm lý. Họ thường là người có tầm nhìn và khả năng truyền cảm hứng cho mọi người về tầm nhìn đó. Phong cách chuyển đổi có thể phát huy tối đa năng lực của tất cả nhân viên nếu người lãnh đạo đủ sức truyền cảm hứng cho họ.
Phong cách lãnh đạo giao dịch
Phong cách này có nghĩa là làm tốt sẽ được thưởng, làm sai thì chịu phạt. Người theo phong cách giao dịch cần có sự rõ ràng trong công việc. Đặc biệt, phải đặt ra cơ chế khen thưởng và xử phạt hết sức công tâm.
Phong cách lãnh đạo thuyết phục
Người lãnh đạo theo phong cách thuyết phục phải là người có khả năng thu hút. Khi đó, nhân viên của họ sẽ có cảm giác được truyền cảm hứng, thêm động lực và năng lượng để hoàn thành bất cứ công việc gì.
Khi nhân viên yêu quý lãnh đạo, họ sẽ nỗ lực cống hiến vì mục tiêu chung. Không phải ai cũng có được sức hút tự nhiên, cho nên, khi theo đuổi phong cách này bạn cần luyện tập nhiều về lời nói và cử chỉ để có thể thuyết phục người khác.
Các yếu tố ảnh hưởng đến phong cách lãnh đạo
Lịch sử hình thành và phát triển
Tính truyền thống của một dân tộc, một quốc gia gắn liền với quá trình hình thành, phát triển. Đối với một doanh nghiệp hay tổ chức cũng vậy, để phát triển đến giai đoạn hiện tại chứng tỏ phong cách lãnh đạo trước đó có điểm tích cực, người lãnh đạo nên kế thừa. Tuy nhiên, người lãnh đạo giỏi cần điều chỉnh phong cách sao cho phù hợp với hiện tại.
Yếu tố môi trường
Môi trường đào tạo là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến phong cách lãnh đạo ở Việt Nam. Thông thường, người lãnh đạo sẽ bị ảnh hưởng và đi theo phong cách mà họ được đào tạo.
Yếu tố tâm lý
Tâm lý cũng la một trong những yếu tố ảnh hưởng đến nghệ thuật lãnh đạo. Người lãnh đạo mới khó có thể phát huy và thể hiện hết phong cách lãnh đạo của mình bởi còn nhiều ái ngại, kiêng nể.
Trình độ và năng lực
Thông thường, người lãnh đạo có chuyên môn giỏi, giàu kinh nghiệm sẽ cho rằng ý kiến của mình luôn luôn đúng và theo đuổi phong cách lãnh độc đoán, chuyên quyền. Người lãnh đạo có chuyên môn vừa phải, ít kinh nghiệm sẽ cần đến sự góp ý của nhân viên và theo đuổi phong cach lanh dao tự do, dân chủ.
Bài viết đã giúp bạn biết được 8 phong cách lãnh đạo phổ biến, bao gồm lãnh đạo ủy quyền, dẫn đường, độc đoán, dân chủ, phục vụ, chuyển đổi, thuyết phục và giao dịch.
Bạn đã biết lợi ích của NLP – Lập trình ngôn ngữ tư duy mang lại cho những nhà lãnh đạo chưa? So với những kỹ năng mềm mà bạn được học trước đây như bán hàng, đàm phán, thuyết trình, giao tiếp ….NLP đi sâu vào bản chất hơn rất nhiều và ở trình độ cao hơn 1 bậc, nó đơn giản là GỐC RỄ.
Vậy phong cách lãnh đạo nào là tốt nhất? Không có phong cách lãnh đạo quản lý nào là tốt nhất, mỗi phong cách đều có ưu nhược điểm riêng. Vì vậy, hãy lựa chọn và áp dụng linh hoạt các phong cách trong mỗi trường hợp cụ thể. Để không bỏ lỡ những bài chia sẻ hữu ích khác của chúng tôi, hãy truy cập website mindalife.vn thường xuyên nhé!