Ngành môi trường có thể nói là ngành học khá đặc thù và đôi khi vẫn khiến nhiều người mơ hồ tương lai không biết sẽ làm công việc gì. Tuy nhiên, đây lại là một ngành rất thú vị và đáng để các bạn theo đuổi, đặc biệt sinh viên học ngành môi trường còn có cơ hội cao tìm được những công việc với mức lương cao và khả năng thăng tiến tốt.
Trong bài viết này Glints cung cấp cho bạn một số kinh nghiệm xin việc ngành môi trường để giảm bớt lo lắng trong con đường sự nghiệp sắp tới của mình.
Ngành môi trường đào tạo cho bạn những gì?
Nếu bạn đang muốn theo học ngành này nhưng chưa chắc chắn cơ hội nghề nghiệp, hãy tìm hiểu kỹ chuyên môn mà bạn sẽ được đào tạo là gì nhé. Điều này sẽ giúp bạn nắm rõ hơn về ngành môi trường cũng như cơ hội nghề nghiệp sau khi tốt nghiệp.
Ngành môi trường thường được chia làm hai phân ngành chính như sau:
Công nghệ, kỹ thuật môi trường
Với chuyên ngành này, sinh viên sẽ được học về công nghệ, kỹ thuật xử lý ô nhiễm môi trường. Chương trình đào tạo cho sinh viên cách phân tích và đánh giá các chỉ tiêu trong chất thải, nước thải từ đó đề xuất các giải pháp xử lý hiệu quả.
Đồng thời, sinh viên cũng được học thiết kế máy móc và trực tiếp tham gia vào quy trình vận hành thực tế.
Quản lý môi trường
Sinh viên theo học được đào tạo để nghiên cứu mối quan hệ và tác động qua lại giữa con người với môi trường sống, các công cụ quản lý môi trường và các biện pháp kinh tế. Mục đích sau khi học xong sinh viên có thể tư vấn cho các doanh nghiệp, tổ chức, hay nhà nước hoạt động đem lại lợi nhuận trong khi hạn chế tác hại đến môi trường.
Xin việc ngành môi trường có dễ không?
Câu hỏi ngành công nghệ môi trường có dễ xin việc không rất phổ biến, vì đa phần sinh viên còn khá xa lạ, và “dè dặt” đối với ngành này. Mối lo thất nghiệp sau khi hoàn thành chương trình học cũng gia tăng.
Nhìn vào thực tế, biến đổi khí hậu luôn là một vấn đề được quan tâm hàng đầu trên thế giới. Là một trong số các nước chịu ảnh hưởng nghiêm trọng nhất của biến đổi khí hậu, Việt Nam đang ngày càng quan tâm và sát sao đến hành động bảo vệ môi trường.
Đây chính là động cơ khiến ngành môi trường cần được chú trọng và phát triển. Những công việc liên quan đến ngành này cũng dần thu hút sự quan tâm của các nhân tài trẻ. Nếu quan tâm đến việc làm cho môi trường sống và cảnh quan xung quanh trở nên tốt đẹp hơn, bạn cũng có thể tham khảo ngành này.
Các doanh nghiệp kinh doanh và hoạt động trong ngành môi trường cũng không ngừng gia tăng. Đây là tín hiệu đáng mừng cho những ai muốn theo đuổi khối ngành đặc thù nhưng cũng rất quan trọng này.
Định hướng nghề nghiệp cho sinh viên ngành môi trường
Sau khi tốt nghiệp, bạn có thể xin việc làm ngành môi trường ở đâu? Chắc hẳn nhiều sinh viên chưa có nhiều kinh nghiệm xin việc ngành môi trường sẽ mất khá nhiều thời gian để lựa chọn một công việc như mong muốn.
Sinh viên ngành môi trường có thể lựa chọn một trong hai hướng đi sau:
- Xin việc làm nhà nước: Bạn có thể xin việc tại các cơ quan quản lý môi trường và xử lý chất thải của nhà nước. Các cơ quan tiêu biểu như Phòng tài nguyên môi trường các cấp quận, huyện, thành phố, v.v; Sở tài nguyên và môi trường tỉnh, thành phố; Bộ tài nguyên và môi trường, Viện nghiên cứu của nhà nước, v.v.
- Làm cho tư nhân: Bạn có thể làm tư vấn viên môi trường trong các công ty tư nhân về xử lý chất thải và cung cấp các giải pháp bảo vệ môi trường. Bên cạnh đó còn có các vị trí khác như kỹ sư môi trường, nhân viên công tác an toàn lao động, hay thậm chí kinh doanh máy móc, thiết bị môi trường. Hướng đi này sẽ khá rộng mở và không gò bó như làm việc trong nhà nước. Tuy nhiên
Các công việc nổi bật thuộc ngành môi trường
1. Kỹ sư môi trường
Kỹ sư môi trường là những người được đào tạo bài bản để tạo ra các giải pháp ngăn chặn các tác đông xấu đến môi trường. Họ có thể đảm nhận các nhiệm vụ như nghiên cứu các giải pháp xử lý và tái chế chất thải. Đồng thời kỹ sư môi trường cũng trực tiếp tham gia vào thu hồi, xử lý, và tái chế chất thải.
Một số công việc khác mà họ đảm nhận là thường xuyên kiểm tra các hệ thống xử lý chất thải, phát hiện lỗi và khắc phục kịp thời. Ngoài ra họ cũng tham gia nghiên cứu, thống kê chỉ tiêu về ô nhiễm môi trường, chỉ tiêu nước sạch, v.v.
2. Nhà sinh thái môi trường
Đây là những người chuyên về công tác nghiên cứu trong ngành môi trường. Họ dành nhiều thời gian để khám phá và tìm hiểu những môi trường, hệ sinh thái, v.v.
Các nhà sinh thái học thường quan tâm đến các chủ đề như đa dạng sinh học, phân bố của các sinh vật, và sự cạnh tranh giữa chúng bên trong và giữa các hệ sinh thái.
Công việc cụ thể của họ rất đa dạng, bao gồm nghiên cứu nhiều kiểu tương tác giữa các cá thể cùng loài, giữa các quần thể xong quần xã, thuộc các hệ sinh thái trên trái đất. (1)
3. Cán bộ phân tích môi trường
Các cán bộ phân tích môi trường làm việc trong phòng thí nghiệm. Công việc chủ yếu của họ là phân tích và đánh giá các chỉ tiêu về môi trường trong nước thải, chất thải, đất, v.v.
Đọc thêm: Top 10 Ngành Dễ Xin Việc Làm Tại Việt Nam
Kinh nghiệm xin việc ngành môi trường bạn không nên bỏ qua
Xác định mục tiêu công việc khi làm trong ngành môi trường
Nghe thì có vẻ chung chung, nhưng trong ngành môi trường lại có rất nhiều công việc và chuyên môn khác nhau, ví dụ như: Chuyên viên phân tích, giáo viên, hay chuyên viên kiểm định chất lượng… Mỗi công việc sẽ đòi hỏi một kỹ năng và yêu cầu riêng biệt, vì thế nếu ngay từ đầu bạn có thể định hướng mình sẽ làm công việc cụ thể nào, con đường sự nghiệp của bạn sẽ rõ ràng hơn khi không bị phân vân giữa nhiều chuyên môn khác nhau.
Lĩnh vực bạn mong muốn làm việc là gì?
Bên cạnh loại công việc, thì lĩnh vực làm việc là yếu tố quan trọng thứ 2 bạn cần xác định rõ ràng. Bạn muốn theo đuổi ngành khí hậu học, ngành thực vật học, ngành bảo vệ tài nguyên nước hay ngành bảo vệ năng lượng? Ngay từ khi đăng ký ngành học, hãy dành thời gian tìm hiểu và xác định liệu đâu là ngành nghề mình muốn theo đuổi, như vậy bạn đã bớt được thời gian vật lộn sau ra trường tìm kiếm ngành nghề phù hợp rồi đấy.
Chuẩn bị một bản hồ sơ xin việc ngành môi trường ấn tượng
Xin việc ngành môi trường cũng giống như bất cứ ngành nghề nào, bạn cần có một hồ sơ thật chuyên nghiệp. Hãy chuẩn bị một bản CV cá nhân, bao gồm toàn bộ thông tin về bạn, cùng tóm tắt những kinh nghiệm, các hoạt động từng tham gia khi còn đang đi học… Tóm lại là những gì nổi bật nhất, đáng chú ý nhất về bạn được trình bày ngắn gọn, đầy đủ trong một hoặc hai trang A4.
Để bản CV của mình tạo ấn tượng với nhà tuyển dụng, tốt nhất hãy trình bày nó theo format chuẩn bao gồm các phần: thông tin chung (họ tên, giới tính, số điện thoại liên hệ, email), trình độ học vấn, bằng cấp đạt được và kinh nghiệm thực tế. Trong kinh nghiệm thực tế, hãy chia sẻ chi tiết càng tốt những kinh nghiệm mình đã tích lũy được khi còn đi học. Đây sẽ là điểm cộng lớn khiến bạn nổi bật hơn các ứng viên khác trong mắt nhà tuyển dụng.
Liệt kê các kinh nghiệm, dự án đã từng tham gia khi còn đi học
Như vừa đề cập ở trên, bản CV cá nhân của bạn cần có đầy đủ những thông tin cần thiết và nổi bật để nhà tuyển dụng xem xét lựa chọn. Một trong những yếu tố vô cùng quan trọng đó là các kinh nghiệm dự án bạn từng tham gia.
Hãy liệt kê tất cả những kinh nghiệm làm việc bạn từng thu nhặt được khi còn đang ngồi trên ghế nhà trường. Nếu bạn không có hoặc quá ít kinh nghiệm, vậy thì hãy đưa vào các hoạt động xã hội, tập thể mình từng tham gia. Đây sẽ là yếu tố giúp nhà tuyển dụng đánh giá mức độ năng động và linh hoạt của bạn liệu có đủ đáp ứng yêu cầu công việc hay không.
Luôn chăm chỉ và tạo dựng mối quan hệ tốt với thầy cô, bạn bè
Ngành môi trường cũng như bất kỳ các ngành nghề nào khác, bạn phải luôn nỗ lực và chăm chỉ thì mới thành công. Đặc biệt đối với một ngành đòi hỏi sự nghiên cứu và phân tích chuyên sâu như này, bạn càng phải đầu tư nhiều thời gian và công sức.
Ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường, hãy thực sự chuyên tâm để nắm chắc kiến thức cũng như tham gia nhiều hoạt động, dự án nghiên cứu để tích luỹ kinh nghiệm. Đừng ngần ngại học hỏi và xin ý kiến từ thầy cô hay bạn bè. Họ có thể là những người giúp bạn có được công việc đầu tiên trong ngành môi trường.
Kết
Trên đây là những thông tin cần thiết về công việc và kinh nghiệm xin việc ngành môi trường. Glints hy vọng rằng bạn sẽ tìm được một công việc phù hợp với bản thân.
- Nhà sinh thái học
Tác Giả