Trong quá trình tố tụng hình sự, một trong những giai đoạn quan trọng nhất là giai đoạn khởi tố vụ án hình sự. Đây là giai đoạn giúp xác định xem sự việc xảy ra có dấu hiệu tội phạm hay không để từ đó tạo cơ sở cho các giai đoạn tố tụng tiếp theo được tiến hành một cách thuận lợi. Vậy khởi tố vụ án theo yêu cầu của người bị hại là gì? những trường hợp nào khởi tố theo yêu cầu của người bị hại?
Khởi tố vụ án hình sự là gì?
Khởi
tố vụ án hình sự là giai đoạn mở đầu quá trình tiến hành tố tụng hình sự, trong
đó cơ quan có thẩm quyền sau khi nhận được thông tin về một sự việc có dấu hiệu
tội phạm đã tiến hành xác minh và ban hành quyết định khởi tố vụ án hình sự.
Thế nào là khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của bị hại
Khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của người bị hại là trường hợp biệt lệ của khởi tố vụ án hình sự, được áp dụng đối với một số tội phạm xâm phạm sức khỏe, danh dự, nhân phẩm và một số quyền nhân thân của người bị hại, cơ quan có thẩm quyền sau khi xác định có dấu hiệu của tội phạm chỉ được ban hành quyết định khởi tố vụ án hình sự khi có yêu cầu người bị hại.
Bản chất của khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của người bị hại
Đối với các vụ án khởi tố theo yêu cầu của người bị hại thì yêu cầu khởi tố của người bị hại làm phát sinh việc khởi tố vụ án hình sự. Những vụ án đó là vụ án tuy có dấu hiệu của tội phạm nhưng phải qua yêu cầu của người bị hại thì cơ quan có thẩm quyền mới được khởi tố vụ án.
Quy định của pháp luật về khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của người bị hại
Tại Điều 155 BLTTHS 2015 quy định, đối với một số tội phạm ít nghiêm trọng, nghiêm trọng xâm hại đến sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, quyền sở hữu công nghiệp của bị hại, nếu không có những tình tiết tăng nặng mà chỉ có những tình tiết quy định tại khoản 1 các Điều 134, 135, 136, 138, 139, 141, 143, 155, 156 và 226 của BLHS 2015 thì chỉ được khởi tố khi có yêu cầu của bị hại hoặc đại diện của bị hại là người dưới 18 tuổi, người có nhược điểm về tâm thần, thể chất hoặc đã chết.
Để
ra quyết định khởi tố vụ án, cơ quan có thẩm quyền phải tiến hành kiểm tra, xác
minh về nguồn tin tội phạm, xác định dấu hiệu của tội phạm và yêu cầu khởi tố của
bị hại. Yêu cầu khởi tố của bị hại được thể hiện qua đơn yêu cầu của họ hoặc ý
kiến của biên bản ghi lời khai.
Chủ thể của quyền yêu cầu khởi tố vụ án hình sự
Một là,
bị hại.
Khoản
1 Điều 155 BLTTHS 2015 có quy định bị hại là chủ thể có quyền yêu cầu khởi tố vụ
án hình sự. Phạm vi chủ thể có tư cách bị hại theo BLTTHS 2015 được mở rộng
hơn. Cụ thể, bị hại không chỉ là cá nhân trực tiếp bị thiệt hại về thể chất,
tinh thần, tài sản mà còn là các cơ quan, tổ chức bị thiệt hại về tài sản, uy
tín do tội phạm gây ra hoặc đe dọa gây ra.
Hai là,
người đại diện của bị hại.
BLTTHS 2015 tại khoản 1 Điều 155 có quy định về trường hợp người đại diện của bị hại có quyền yêu cầu khởi tố vụ án hình sự trong trường hợp: “bị hại là người dưới 18 tuổi, người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất hoặc đã chết”
Yêu
cầu khởi tố vụ án hình sự của người đại diện của bị hại là yêu cầu độc lập,
không phụ thuộc vào ý chí của bị hại.
Hậu quả pháp lý khi bị hại rút yêu cầu khởi tố
Hậu
quả pháp lý khi bị hại rút yêu cầu khởi tố được quy định cụ thể tại khoản 2 và
khoản 3 Điều 155 BLTTHS 2015 như sau:
Một là,
trường hợp người đã yêu cầu khởi tố rút yêu cầu thì vụ án phải được đình chỉ. Nếu
vụ án đang trong giai đoạn điều tra thì cơ quan điều tra ra quyết định đình chỉ
điều tra, nếu vụ án đã kết thúc điều tra và chuyển sang viện kiểm sát thì viện
kiểm sát đình chỉ vụ án, nếu hồ sơ vụ án đã chuyển sang tòa án thì tòa án đình
chỉ vụ án.
Hai là,
trong trường hợp có căn cứ xác định người đã yêu cầu rút yêu cầu khởi tố trái với
ý muốn của họ do bị ép buộc, cưỡng bức thì tuy người đã yêu cầu khởi tố rút yêu
cầu, Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án vẫn tiếp tục tiến hành tố tụng đối
với vụ án.
Ba là,
đối với trường hợp bị hại hoặc người đại diện của bị hại đã rút yêu cầu khởi tố
thì không có quyền yêu cầu lại, trừ trường hợp rút yêu cầu do bị ép buộc, cưỡng
bức.
Những điểm mới so với BLTTHS 2003
BLTTHS
2015 đã có những điểm mới thay đổi so với BLTTHS 2003 khi bổ sung thêm trường hợp
cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe của người khác do vượt quá mức cần
thiết khi bắt giữ người phạm tội là một trong những tội khởi tố theo yêu cầu của
người bị hại.
Bên
cạnh đó, thay vì giới hạn quyền rút yêu cầu khởi tố của bị hại như quy định tại
khoản 2 Điều 105 BLTTHS 2013: “Trong trường
hợp người đã yêu cầu khởi tố rút yêu cầu trước ngày mở phiên tòa sơ thẩm thì vụ
án phải được đình chỉ” thì BLTTHS 2015 tại khoản 2 Điều 155 chỉ quy định: “Trường hợp người đã yêu cầu khởi tố rút yêu
cầu thì vụ án phải được đình chỉ”.
Ngoài
ra, về chủ thể có quyền yêu cầu khởi tố vụ án hình sự, BLTTHS 2015 đã quy định
bổ sung trường hợp bị hại đã chết thì người đại diện của bị hại có quyền yêu cầu
khởi tố vụ án hình sự.
Nếu
ở khoản 2 Điều 105 BLTTHS năm 2003 quy định người bị hại chỉ được rút yêu cầu trước
khi mở phiên tòa sơ thẩm thì vụ án mới được đình chỉ thì BLTTHS năm 2015 đã có
tiến bộ hơn khi mở rộng quyền rút yêu cầu của bị hại, đó là bị hại được quyền
rút yêu cầu bất cứ lúc nào trong suốt quá trình tố tụng, từ giai đoạn điều tra,
truy tố đến xét xử
Quy định khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của bị hại tạo ra thêm căn cứ pháp lý giải quyết vụ án hình sự, thay vì chỉ có một biện pháp duy nhất là khởi tố vụ án hình sự để truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người phạm tội. Do đó, để được tư vấn và hỗ trợ về các vấn đề liên quan đến khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của bị hại nói riêng, các vướng mắc pháp lý khác nói chung, hãy liên hệ ngay tới Luật sư Công ty Luật Chí Công và Thiện tâm để được các Luật sư của chúng tôi hỗ trợ kịp thời nhất.
Hotline: 0972810901 | 0387003455
Youtube: Luật Công Tâm
Website: Luật Công Tâm
Email: luatsuluatcongtam@gmail.com
Địa chỉ: Tầng 6, số 141 Hoàng Quốc Việt, Nghĩa Đô, Cầu Giấy, Hà Nội.
Xem thêm:
– Thủ tục xét hỏi tại phiên tòa;
– Cấu thành tội phạm là gì?