Bác sĩ phẫu thuật: nghành học và khối thi

Bác sĩ phẫu thuật hay còn được gọi với cách gọi khác là bác sĩ ngoại khoa (hoặc khoa ngoại). Đây là một công việc thuộc ngành giải phẫu, là một trong những ngành nghề Y khoa danh tiếng và nhận được nhiều sự quan tâm dù theo đuổi ngành nghề này sẽ gặp không ít khó khăn.

Để trở thành bác sĩ phẫu thuật phải học ngành gì và thi khối nào? Cùng Glints tìm lời giải đáp qua bài viết dưới đây.

Bác sĩ phẫu thuật là làm gì?  

Bác sĩ phẫu thuật hay bác sĩ khoa ngoại/ngoại khoa trong tiếng Anh gọi là “surgeon”. Vai trò của họ là thực hiện các ca phẫu thuật trong phòng mổ lên cơ thể người bệnh. Mục đích chính của việc phẫu thuật là để loại bỏ ổ bệnh nào đó hoặc ghép nối, giúp tạo hình cho một bộ phận bên trong cơ thể, hay chỉnh sửa một bộ phận nào đó bị tổn thương bên trong. 

Các bác sĩ khoa ngoại sẽ được chia làm nhiều thành phần khác nhau. Tiêu chí để phân loại sẽ dựa trên chuyên môn của mỗi cá nhân và lĩnh vực mà họ đang làm việc.

Chẳng hạn như: 

  • Bác sĩ ngoại khoa chuyên về chuyên phẫu thuật não, phẫu thuật tim, chuyên phẫu thuật các chi – khớ,  phẫu thuật thẩm mỹ
  • Bác sĩ phẫu thuật nha khoa
  • Phẫu thuật thú y, v.v.

Đội ngũ bác sĩ phẫu thuật được gọi là những “anh hùng trong phòng mổ”, họ luôn đóng một vai trò quan trọng nhất định trong lĩnh vực y tế. Nhiều bệnh nhân đã được chữa trị và khỏi bệnh nhờ vào sự tận tâm của các bác sĩ phẫu thuật. 

Đối với những bệnh nhân phải đối mặt với những tình huống nguy hiểm như: có khối u, chảy máu trong, v.v. là những căn bệnh không thể tự khỏi, bệnh nhân chắc chắn không thể qua khỏi nếu thiếu đi bàn tay của các bác sĩ ngoại khoa.

Bác sĩ phẫu thuật học ngành gì là câu hỏi được nhiều bạn trẻ quan tâm
Bác sĩ phẫu thuật học ngành gì là câu hỏi được nhiều bạn trẻ quan tâm

Đọc thêm: Architect Là Gì? Mô Tả Công Việc Architect Chi Tiết

Quá trình đào tạo của bác sĩ phẫu thuật

Để theo đuổi ngành nghề này các bạn cần phải nắm rõ bác sĩ ngoại khoa học ngành gì và bác sĩ phẫu thuật thi khối nào. Dưới đây là những thông tin dành cho bạn:

Học ngành gì để làm bác sĩ phẫu thuật?

Muốn trở thành bác sĩ phẫu thuật phải học chuyên ngành giải phẫu, và điều trước tiên là bạn cần trúng tuyển vào ngành Y đa khoa. Các sinh viên sẽ được cấp bằng tốt nghiệp bác sĩ đa khoa sau khi kết thúc 6 năm học tại các trường đào tạo ngành đa khoa. 

Tuy nhiên lúc này bạn vẫn chưa có đủ kỹ năng thực hành và chưa đủ điều kiện để hành nghề. Bạn còn phải trải qua thời gian 18 tháng tối thiểu để được đào tạo thêm về thực hành, sau đó bạn sẽ được cấp chứng chỉ hành nghề.

Tiếp sau đó, bạn cần thi nội trú tại các bệnh viện hoặc thi cao học chuyên khoa và lựa chọn học phân ngành bác sĩ phẫu thuật. Thời gian được đào tạo để trở thành một bác sĩ chuyên khoa là 2 năm. Bạn nên tự tìm hiểu để lựa chọn ngành học chuyên khoa phù hợp với khả năng của bản thân. 

Ngoài kiến thức chuyên môn, các cử nhân còn cần trang bị cho mình vốn tiếng Anh chuyên ngành Y để dễ dàng học hỏi, mở mang, tiếp cận các phương pháp về lĩnh vực của mình. 

Bác sĩ phẫu thuật học những gì?

Các bác sĩ phẫu thuật trong 6 năm học ngành Y đa khoa sẽ học xuyên suốt các kiến thức cơ bản của ngành học này chẳng hạn như: 

  • Y học lâm sàng
  • Y học cơ sở
  • Khoa học cơ bản
  • Chẩn đoán, điều trị và phòng bệnh, chữa bệnh 
  • Nghiên cứu khoa học
  • Các phương pháp luận khoa học về phòng bệnh

Bên cạnh đó các bác sĩ cần nắm vững pháp luật, chính sách về bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe của cộng đồng.

Ngoài ra, các bạn là sinh viên y đa khoa còn cần rèn luyện một số kỹ năng như chẩn đoán, điều trị những bệnh lý thường gặp và cách cấp cứu thông thường; chỉ định và đánh giá xét nghiệm; chẩn đoán một vài bệnh chuyên khoa thường gặp, tham gia thực hiện các xét nghiệm đơn giản tại cộng đồng; nâng cao sức khỏe cộng đồng và bảo vệ môi trường; kết hợp y học cổ truyền vào phòng và chữa bệnh, v.v.

Bác sĩ ngoại khoa được chia làm nhiều phần khác nhau
Bác sĩ ngoại khoa được chia làm nhiều phần khác nhau

Đọc thêm: Chuyên Môn Nghề Nghiệp Là Gì? Trình Độ Chuyên Môn Quan Trọng Như Thế Nào?

Các cơ sở đào tạo bác sĩ khoa ngoại uy tín

Sau đây là danh sách các cơ sở đào tại bác sĩ phẫu thuật uy tín mà Glints muốn đề xuất cho bạn, gồm:

Các cơ sở đào tạo y đa khoa tại Miền Bắc

Trường Đại học Y Hà Nội: là cơ sở uy tín, có truyền thống đào tạo nghành Y khoa lâu đời tại Việt Nam

Đại học Y khoa Thái Bình: có cơ sở vật chất đào tạo tốt, giao thông thuận tiện, chi phí sinh hoạt rẻ, và môi trường sống trong lành. 

Đại học Y Hải Phòng: chủ yếu đào tạo các bác sĩ chuyên khoa và đa khoa, cử nhân Kỹ thuật Y học, các cử nhân ngành điều dưỡng.

Trường Quân y: chủ yếu đào tạo dược sĩ, bác sĩ, và các y sĩ trình độ đại học nhằm phục vụ bộ đội và nhân dân. 

Các cơ sở đào tạo y khoa tại Miền Nam

Đại học Y dược TP.HCM: đây là một ngôi trường đào tạo hàng đầu ngành Y Dược tại khu vực phía Nam có uy tín trên cả nước.

Đại học Y Dược – Cần Thơ: hiện nay trường đào tạo hệ Đại học chính quy bao gồm ngành Y học đa khoa, Y học cổ truyền, điều dưỡng, … cũng như công tác khám chữa bệnh. 

Trường Đại học Y khoa Huế: có bề dày lịch sử gần 60 năm hình thành và phát triểnđã đào tạo khoảng gần 20.000 dược sĩ, bác sĩ phẫu thuật, cử nhân và hơn 8.000 nghiên cứu sinh.

Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch: được biết đến là Trung tâm chuyên đào tạo và thực hiện bồi dưỡng cho đội ngũ cán bộ Y tế tại Thành Phố Hồ Chí Minh. 

Kỹ năng, tố chất một bác sĩ phẫu thuật cần có 

Nghề phẫu thuật có phù hợp với bạn không, sẽ cần có sự kết hợp của các kỹ năng và phẩm chất sau:

  • Kiến thức chuyên khoa để chẩn đoán chính xác tình trạng của bệnh nhân.
  • Kỹ năng giao tiếp tốt – để nói chuyện với đội ngũ y tế của bạn, bệnh nhân và gia đình của họ; để lắng nghe và thấu hiểu và giành được sự tin tưởng của người bệnh.
  • Ham học hỏi, kỹ năng tay nghề khéo léo và thể chất tốt.
  • Có nhiều kinh nghiệm chăm sóc bệnh nhân trước và sau ca phẫu thuật.
  • Khả năng thích ứng với một môi trường thay đổi.
  • Kỹ năng lãnh đạo để quản lý đội ngũ hoặc nhóm bác sĩ của bạn, giúp gia đào tạo các bác sĩ phẫu thuật mới vào nghề trong tương lai.
  • Khả năng truyền cảm hứng cho người khác.
  • Khả năng phục hồi cảm xúc và hỗ trợ các bác sĩ khác trong những hoàn khó khăn.
Bác sĩ phẫu thuật rất đề cao kỹ năng giao tiếp
Bác sĩ phẫu thuật rất đề cao kỹ năng giao tiếp

Lương bác sĩ phẫu thuật có cao không?  

Mức lương của bác sĩ phẫu thuật ở Việt Nam hiện nay  rơi vào khoảng 22 triệu đồng/tháng. Trung bình Mức lương của bác sĩ phẫu thuật là 18-24 triệu đồng tùy theo vị trí, năng lực, kinh nghiệm của bạn. Bên cạnh đó, bạn có thể kiếm thêm thu nhập từ các công việc ngoài giờ chẳng hạn như khám, chữa bệnh tại phòng khám tư. 

Bác sĩ phẫu thuật phụ thuộc vào cấp bậc, trình độ chuyên môn, cấp bậc cao như phó giáo sư, tiến sĩ, bác sĩ chuyên khoa, thạc sĩ,v.v. thì mức lương thu về càng cao. Lương của bác sĩ  làm việc tại bệnh viện công còn phụ thuộc vào hệ số và thang bảng lương của công chức, viên chức mà pháp luật quy định. 

Đọc thêm: Lương Ngành Công Nghệ Sinh Học Là Bao Nhiêu?

Lời kết

Bác sĩ phẫu thuật luôn được coi là một ngành nghề cao quý, đáng mơ ước với mỗi bạn trẻ đang có mong muốn theo đuổi bởi mức lương cao, kèm theo những đại ngộ hấp dẫn.

Tuy nhiên, để làm việc trong nghề này bạn phải chấp nhận đương đầu với nhiều áp lực và nguy hiểm khi hành nghề, nhưng với sự tận tụy dám cống hiến, nhiệt huyết với công việc để mang lại sức khỏe cho người bệnh thì con đường trở thành một bác sĩ giỏi là không xa.

Đừng quên truy cập vào Glints để nhận thêm nhiều thông tin bổ ích và tìm cho mình những cơ hội việc làm nhé! 

Tác Giả

ứng tuyển tại glints
tải mẫu cv file word