Bác sĩ đa khoa là một công việc đáng mơ ước, vô cùng hấp dẫn nhưng đòi hỏi cao về trình độ chuyên môn và năng lực của các cá nhân có mong muốn theo đuổi ngành nghề bác sĩ. Đây là một ngành học có điểm chuẩn đầu vào và tỷ lệ chọi cao.
Để giúp bạn chuẩn bị tâm lý vững vàng trước khi dấn thân vào nghề này, cùng Glints tìm hiểu kỹ hơn qua những nội dung ở bài viết dưới đây nhé!
Bác sĩ đa khoa là gì?
Bác sĩ là một thuật ngữ trong ngành Y đã rất quen thuộc với nhiều người, được sử dụng với những ai đang làm công việc cứu chữa bệnh cho con người.
Họ là những người được cấp giấy phép hành nghề hợp pháp, và được pháp luật xác nhận. Bác sĩ chỉ được hành nghề trong phạm vi giấy phép cấp phát và ở trong phạm vi đào tạo chuyên ngành của mình.
Còn Bác sĩ đa khoa hay còn gọi là bác sĩ tổng quát là những người đảm nhận các công việc điều trị các bệnh mãn tính và cấp tính, họ sẽ đưa ra các biện pháp phòng bệnh và phục hồi sức khỏe cho bệnh nhân và kê thuốc cho người bệnh.
Khác với những bác sĩ ở khoa khác, bác sĩ đa khoa sẽ khám bệnh cho các bệnh nhân với những phương pháp tiếp cận toàn diện nhất, tất cả các thể trạng của người bệnh, từ môi trường sống đến cả về tâm lý xã hội nơi bệnh nhân đang sinh sống.
Ngoài ra, Bác sĩ đa khoa còn có nhiệm vụ chẩn đoán sơ bộ để phát hiện sớm và giới thiệu cho bệnh nhân đến thăm khám bệnh và hướng dẫn họ cách chăm sóc sức khỏe, cách phòng bệnh hoặc nên thăm khám để thực hiện tiêm chủng.
Bác sĩ đa khoa học mấy năm?
Để trả lời cho câu hỏi “Bác sĩ y đa khoa học mấy năm?”, trước tiên phải làm rõ vấn đề đang được quan tâm, cần giải đáp đó là “Có phải bác sĩ phải học trên 6 năm mới phù hợp với xu thế trên thế giới?”.
Đối với thông tin này, PGS.TS Trần Hùng hiện đang là phó hiệu trưởng Đại học Y Dược TP.HCM, ông cho biết, một bác sĩ đa khoa có đủ điều kiện hành nghề thì phải học với thời gian trên 6 năm là không phải điều gì lạ lẫm. Việc này được bàn trong các hội nghị hiệu trưởng của các trường Đại Y và hội thảo đổi mới chương trình đào tạo, giảng dạy ngành Y đa khoa trong nước theo hướng hội nhập quốc tế của Bộ Y tế.
Ông cũng nói thêm, với chương trình đào tạo Y khoa ngày nay các sinh viên Y chỉ học 6 năm là được cấp bằng tốt nghiệp bác sĩ đa khoa, nhưng họ vẫn chưa đủ kỹ năng thực hành cũng như điều kiện để hành nghề.
Các bạn sinh viên học tập tại các trường y hay các bác sĩ trẻ mới tốt nghiệp ra trường, họ cần phải được đào tạo thêm về nghiệp vụ, ít nhất là từ 18 tháng trở nên, từ đó họ mới có khả năng thực hiện nhiệm vụ trong vai trò của một bác sĩ đa khoa và tiếp theo đó họ mới được cấp chứng chỉ hành nghề.
Còn việc đào tạo để trở thành các bác sĩ chuyên khoa phải cần một khoảng thời gian dài hơn, trung bình cũng phải là 3 năm. Đây cũng là một cách thức đào tạo chung trên toàn thế giới.
Một số thắc mắc liên quan đến ngành Y đa khoa
Như đã nói ở trên, trong bài viết này Glints sẽ giải đáp những thắc mắc xoay quanh công việc của Bác sĩ đa khoa, dưới đây là một số câu hỏi thường nhận được nhiều sự quan tâm:
Bác sĩ đa khoa thi khối gì? Bao nhiêu điểm?
Đối với ngành Y đa khoa tại các trường Đại học, thường sẽ xét tuyển với những khối học sau:
- A00: tổ hợp các môn Toán học, Vật Lý, Hóa học
- B00: tổ hợp các môn Toán học, Hóa học, Sinh học
Trước đây, trong kỳ thi tuyển sinh Đại học các thí sinh chỉ được lựa chọn thi hai khối học trên để vào được trường Y, nhưng để bắt kịp xu thế hiện nay và muốn mở thêm cơ hội chiêu sinh thêm nhiều nhân tài, Bộ Giáo Dục và Đào Tạo đã mở rộng thêm nhiều khối xét tuyển, đó là:
- A16: tổ hợp các môn Toán, KHTN, Ngữ văn
- A02: tổ hợp các môn Toán, Vật Lý, Sinh học
- B01: tổ hợp các môn Toán, Sinh học, Lịch sử
- B03: tổ hợp các môn Toán, Sinh học, Ngữ văn
- B04: tổ hợp các môn Toán, Sinh học, GDCD
- D08: tổ hợp các môn Toán, Sinh học, tiếng Anh
- D90: tổ hợp các môn Toán, KHTN, tiếng Anh
Ngành Y luôn là ngành học trọng điểm ở mỗi quốc gia và nó luôn có điểm chuẩn đầu vào tương đối cao. Với các trường Đại học đang đào tạo ngành y đa khoa top đầu, sẽ có điểm chuẩn dao động trong khoảng 25 đến 29 điểm.
Còn những trường đào tạo bác sĩ đa khoa vị trí thấp hơn như hệ cao đẳng hoặc trung cấp, điểm chuẩn ngành y đa khoa các trường đó là khoảng 16 đến 18 điểm.
Chi phí học làm bác sĩ
Bác sĩ y đa khoa là một ngành nghề đặc thù, cần rất nhiều thời gian học tập tại các cơ sở chuyên đào tạo ngành này. Bởi thời gian đào tạo dài nên giáo trình, các dụng cụ học tập và thực hành cần phải sử dụng nhiều. Vì vậy mà ngành Y đa khoa là ngành có học phí tương đối cao so với các ngành nghề khác.
Ngoài ra, còn tùy thuộc vào từng đơn vị đào tạo mà mức học phí sẽ có sự khác nhau. Trung bình học phí của Y đa khoa thường dao động từ 14.3 – 65 triệu đồng/năm.
Đối với các trường dân lập, mức học phí lại có sự chênh lệch khá lớn, điển hình là trường ĐH Quốc tế Hồng Bàng có mức học phí là 990 triệu cho 6 năm học.
Sinh viên đa khoa học những gì?
Trước khi tìm hiểu sinh viên ngành Y đa khoa học những môn gì, bạn cần tham khảo những nội dung mà ngành học này sẽ đem đến cho bạn, đó là những kiến thức bổ trợ trong giải phẫu (anatomy), răng – hàm – mặt, ký sinh trùng, ngoại bệnh lý, v.v. cùng các kỹ năng thực hành khác.
Khá tương tự với ngành bác sĩ phẫu thuật, kiến thức chung mà sinh viên sẽ nhận được trong thời gian học tập tại các trường giảng dạy ngành Y, bao gồm:
- Chẩn đoán, điều trị và phòng bệnh
- Khoa học cơ bản, y học cơ sở
- Sở hữu phương pháp luận khoa học, nghiên cứu khoa học, phòng và chữa bệnh
- Luôn tôn trọng pháp luật về những chính sách bảo vệ, duy trì, chăm sóc và cải thiện, nâng cao sức khỏe cộng đồng
Sau khi đã hoàn thành 6-7 năm học, các học viên ngành Y đa khoa sẽ tích lũy được những kỹ năng sau:
- Giải thích được các hiện tượng bệnh lý nhờ các kiến thức khoa học tự nhiên như lý sinh, vật lý, hóa học, sinh học.
- Biết vận dụng các mối liên quan đến môi trường, xã hội với sức khỏe của con người.
- Biết những đặc điểm cơ bản về giải phẫu, cấu trúc và cơ chế hoạt động của cơ thể con người với các thể trạng bình thường hay có bệnh lý. Chắc chắn rằng bạn sẽ có thể đánh giá được trạng thái cơ thể con người.
- Phân tích, tổng hợp, chẩn đoán tình trạng bệnh lý để hỗ trợ bệnh nhân điều trị và phòng ngừa.
- Có phương án chăm sóc, điều trị bệnh.
- Phân tích, đánh giá, tư vấn và đưa ra những kết luận sơ bộ vấn đề sức khỏe.
Đọc thêm: 12 Kỹ Năng Nghề Nghiệp Chủ Chốt Giúp Bạn Không Bao Giờ Thất Nghiệp
Học Y đa khoa tại trường nào?
Mời bạn tham khảo điểm chuẩn của ngành này qua từng năm để tìm cho mình một nơi học tập phù hợp, ví dụ vào năm 2021 điểm chuẩn như sau:
Tên trường | Điểm chuẩn 2021 |
1. KV Hà Nội và miền Bắc | |
ĐH Y Hà Nội | 28.85 |
ĐH Y dược – ĐHQG Hà Nội | 28.15 |
ĐH Y dược Thái Bình | 26.9 |
ĐH Kỹ thuật Y tế Hải Dương | 26.1 |
Học viện Y dược học Cổ truyền Việt Nam | 26.3 |
ĐH Y dược Hải Phòng | 25.8 – 26.9 |
Học viện Quân Y | 24.25 – 29.43 |
ĐH Y dược Thái Nguyên | 26.2 |
ĐH Đại Nam | 22.0 |
ĐH Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội | 23.45 |
Học viện An ninh nhân dân | |
2. KV miền Trung và Tây Nguyên | |
ĐH Y Hà Nội phân hiệu Thanh Hóa | 27.75 |
ĐH Y dược Huế | 27.25 |
ĐH Kỹ thuật Y dược Đà Nẵng | 26.6 |
Khoa Y dược – Đại học Đà Nẵng | 26.55 |
ĐH Tây Nguyên | 26.0 |
ĐH Y khoa Vinh | 25.7 |
ĐH Buôn Ma Thuột | 24.0 |
ĐH Duy Tân | 22.0 |
ĐH Phan Châu Trinh | 22.0 |
3. KV TP HCM và miền Nam | |
ĐH Y dược TP HCM | 28.2 |
ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch | 26.35 – 27.35 |
ĐH Trà Vinh | 25.8 |
ĐH Võ Trường Toản | 22.0 |
ĐH Nam Cần Thơ | 22.0 |
ĐH Quốc tế Hồng Bàng | 22.0 |
ĐH Y dược Cần Thơ | 25.0 – 26.0 |
ĐH Nguyễn Tất Thành | 24.5 |
Cơ hội nghề nghiệp
Để trở thành một Bác sĩ đa khoa là không mấy dễ dàng nhưng khi bạn cố gắng hoàn thành xuất sắc việc học tại trường, không ngừng trau dồi và tìm tòi, học hỏi thì bạn sẽ đỡ gặp nhiều khó khăn hơn khi phải đối mặt với những thách thức trong công việc.
Ở bài viết này Glints sẽ mách nhỏ cho bạn những công việc liên quan đến Y đa khoa mà bạn có thể tiếp cận:
Bác sĩ răng hàm mặt
Nhu cầu thẩm mỹ của con người ngày càng tăng và bác sĩ răng hàm mặt là một trong những nghề có triển vọng và cơ hội việc làm cao nhất hiện nay.
Các bác sĩ đa khoa sau khi ra trường có thể trở thành bác sĩ răng hàm mặt, họ là người sẽ trực tiếp thăm khám và điều trị, tư vấn về các bệnh lý liên quan tới răng-hàm-mặt, hay thực hiện các ca phẫu thuật, hoặc thực hiện các thủ thuật về răng-hàm-mặt, cũng như những công việc khác với sự phân công của trưởng khoa.
Bác sĩ nội khoa
Bác sĩ nội khoa chịu trách nhiệm thực hiện các công tác chẩn đoán, điều trị, phòng ngừa các bệnh bên trong cơ thể con người. Đối tượng điều trị của họ chủ yếu là những người lớn tuổi.
Bác sĩ nội khoa hiện đang là một công việc trong ngành Y dễ có cơ hội tìm kiếm việc làm. Mức lương của bác sĩ nội khoa thường rơi vào khoảng 10-20 triệu đồng/tháng.
Bác sĩ ngoại khoa
Bác sĩ đa khoa sau khi ra trường có thể làm với vai trò là bác sĩ ngoại khoa tại các bệnh viện, hoặc tại các cơ sở y tế. Họ sẽ là người chịu trách nhiệm trong việc khám, điều trị, tư vấn các bệnh lý bên ngoài, dễ thấy.
Đồng thời, họ sẽ thực hiện các công tác như phẫu thuật (bướu cổ, tiết niệu, tiêu hóa, ung thư tuyến giáp, v.v), tham gia hội chuẩn, tổng kết bệnh án và điều chuyển bệnh nhân sang tuyến khác.
Nghề bác sĩ đa khoa có thu nhập cao hay không?
Các cử nhân chuyên ngành y đa khoa vừa mới ra trường sẽ được nhận mức lương từ 6- 8 triệu đồng/ tháng. Nếu các bác sĩ đa khoa đã có kinh nghiệm từ 2-3 năm, họ hoàn toàn có thể nhận được mức lương cao hơn, từ 10 triệu đồng trở lên.
Nếu là bác sĩ đa khoa đang công tác tại các tập đoàn hoặc là các doanh nghiệp nước ngoài sẽ có mức thu nhập rất cao với mức lương từ 30.000- 35.000 USD/năm.
Lời kết
Hy vọng rằng những thông tin về công việc của bác sĩ đa khoa mà Glints đã đề cập trong bài viết đã giúp bạn nắm được vai trò của ngành nghề này, cũng như giúp bạn tìm hiểu những thông tin về ngành học, mức lương của các bác sĩ đa khoa.
Đừng quên truy cập vào Glints để nhận thêm nhiều thông tin bổ ích và tìm cho mình những cơ hội việc làm nhé!
Tác Giả