Basic Design Là Gì? Những Điều Cần Biết Về Thiết Kế Cơ Sở

Nếu bạn đang thắc mắc không biết basic design là gì? Vai trò của basic design như thế nào và các bước thiết kế basic design ra sao? Thì hãy dành một chút thời gian cùng Glints tìm hiểu ngay bài viết sau đây. Theo dõi để có thêm những thông tin hữu ích về basic design nhé. 

Basic design là gì? 

Basic design là gì? Basic design là một cụm từ tiếng Anh được kết hợp bởi từ “basic” – đơn giản và “design” – thiết kế, dịch ra tiếng Việt cụm từ này có nghĩa là “thiết kế cơ sở”.

Có thể nói, trong mọi lĩnh vực, ngành nghề của cuộc sống hiện nay design được cho là khâu quan trọng trong tất cả mọi mặt. Bạn có thể bắt gặp các thiết kế design ở khắp mọi nơi cho dù là hữu hình hay vô hình. Đó có thể là bản thiết kế tòa nhà, thiết kế dự án công việc của doanh nghiệp, thiết kế giường, thiết kế tủ, v.v.

Basic design chính là những thiết kế cơ bản, đơn giản, dễ đọc, dễ thiết kế cho dù ở bất kỳ ngành nghề hay lĩnh vực nào. 

Vai trò của basic design là gì? 

Thiết kế được coi là cầu nối giữa ý tưởng với thực tế. Từ một bản thiết kế người thực hiện dự án có thể biết được các bước cần thực hiện hay nắm rõ kết cấu của một cấu trúc nào đó trước khi bắt tay vào làm. 

Do đó, trước khi thực hiện một nhiệm vụ bạn cần chuẩn bị cho mình một bản thiết kế cơ bản, nó có ý nghĩa như một bản kế hoạch của dự án. Bất cứ ai làm trong lĩnh vực thiết kế, từ graphic designer, đến nhà thiết kế nội thất, v.v. đều phải nắm được các nguyên tắc thiết kế cơ bản.

Tất cả mọi thiết kế đều cần có thiết kế cơ bản và đây cũng là điều bắt buộc nếu bạn muốn dự án thiết kế của mình đạt được kết quả cao khi thực hiện. 

Qua đây có thể thấy, thiết kế cơ bản có vai trò đặc biệt quan trọng và rất cần thiết. Thiết kế cơ bản chính là bước đầu tiên giúp bạn định hình hướng đi, đồng thời giúp bạn khái quát được nhiệm vụ, sự vật cho các bước thiết kế chi tiết tiếp theo để thực hiện. 

Các nguyên tắc thiết kế cơ bản

Contrast 

thiết kế cơ sở
Tương phản trong thiết kế

Nguyên tắc đầu tiên đối với thiết kế cơ bản chính là nguyên tắc tương phản. Việc sử dụng nguyên tắc tương phản sẽ giúp cho thiết kế của bạn tạo được điểm nhấn và sự đa dạng nhờ các yếu tố đối lập bao gồm về màu sắc, hình dáng, kết cấu hay bất cứ một yếu tố nào khác. 

Hiện tại Contrast bao gồm hai mức độ là độ tương phản cao và độ tương phản thấp, cụ thể:

  • Độ tương phản cao là khi hai đối tượng hoàn toàn hoặc gần như đối lập với nhau, chẳng hạn như màu đỏ và xanh lá cây, hoặc một kết cấu mịn và một kết cấu thô.
  • Độ tương phản thấp là khi hai đối tượng rất giống nhau hoặc giống nhau, chẳng hạn như hình tròn và hình bầu dục, hoặc hai sắc thái hơi khác nhau của màu xanh lam.

Trong basic design, contrast được sử dụng song song với các yếu tố về màu sắc và giá trị nghệ thuật nhằm tạo ra những bảng màu phù hợp cho nghệ thuật. 

Đọc thêm: Các Yếu Tố Và Nguyên Tắc Thiết Kế Đồ Hoạ Cơ Bản Cho Người Mới Bắt Đầu

Balance 

Balance còn được gọi là nguyên tắc cân bằng. Nguyên tắc cân bằng sẽ giúp cho các đối tượng của một cảnh được sắp xếp hợp lý để có được phân bổ phù hợp. Đây được gọi là trọng lượng trực quan, nơi mà tất cả “trọng lượng” được đặt một tác phẩm, và tạo sự cân bằng tốt. 

Sự cân bằng có xu hướng hoạt động song song với yếu tố nghệ thuật, không gian. Thông thường, các đối tượng trong thiết kế được đặt xung quanh một cảnh để không có quá nhiều không gian trống hoặc giúp các đối tượng có cảm giác cách đều nhau. 

Nguyên tắc Balance sẽ giúp thiết kế cơ bản không có cảm giác mọi thứ quá trống trải hoặc quá đông đúc. 

Emphasis 

Emphasis chính là nguyên tắc tạo điểm nhấn cho thiết kế. Để tạo được điểm nhấn cho thiết kế, bạn cần đặt ra câu hỏi điểm quan trọng nhất trong thiết kế là gì? 

Sau khi nắm rõ được điểm quan trọng trong thiết kế, điều tiếp theo bạn cần làm là làm sao để thể hiện sự nổi bật đó. Nó có thể được thể hiện thông qua với không gian, tỷ lệ, màu sắc. Ngoài ra, vị trí và màu sắc cũng là một trong những yếu tố tạo nên điểm nhấn cho thiết kế. 

Proportion 

Proportion là nguyên tắc về tỷ lệ trong thiết kế, tỷ lệ là các kích thước và trọng lượng của các đối tượng liên quan với nhau trong một thiết kế. Việc đưa ra tỷ lệ phù hợp sẽ giúp cho thiết kế của bạn trở nên chân thực và đáng tin cậy hơn. 

Hierarchy 

Nguyên tắc phân cấp trong thiết kế, việc phân cấp rõ ràng trong thiết kế cơ bản sẽ giúp cho bố cục nội dung thiết kế có thể truyền đạt thông tin và ý nghĩa một cách hiệu quả nhất. Hierarchy giúp cho người xem hướng đến các thông tin quan trọng trước tiên, tiếp sau đó mới đến nội dung thứ cấp. 

Repetition

Repetition chính là nguyên tắc lặp lại, sự lặp lại các yếu tố trong một thiết kế sẽ đem đến cảm giác gắn kết cho toàn bộ thiết kế của bạn. 

Sự lặp lại có xu hướng tạo ra các thiết kế hoàn chỉnh trong một cấu trúc cố định, sự lặp lại thường được sử dụng song song và có nhịp điệu. Nhằm tạo sự thống nhất nhờ đó đem đến một tổng thể thiết kế hài hòa và hoàn hảo cho cả thiết kế của bạn.

Rhythm 

Rhythm là nguyên tắc thiết kế theo nhịp điệu. Nguyên tắc này được sử dụng nhiều trong các bố cục thiết kế khi các yếu tố được lặp đi lặp lại nhiều lần. Việc sử dụng nguyên tắc nhịp điệu sẽ tạo ra dòng chảy êm đềm cho thiết kế. 

Không chỉ dừng lại ở đó nguyên tắc Rhythm còn được sử dụng như một đường dẫn giúp cho người xem thiết kế có thể nắm rõ các thông tin quan trọng.

Pattern

Pattern trong thiết kế chính là nguyên tắc sử dụng hoa văn nhằm tạo hiệu ứng thị giác tốt mà không choáng ngợp cho người nhìn. Thông qua nguyên tắc Pattern bạn có thể dễ dàng truyền tải được nội dung và thông điệp trong thiết kế đến với người xem mà không cần phải dùng đến chữ. 

nguyên tắc thiết kế cơ bản
Pattern trong thiết kế cơ sở

White Space 

White Space là nguyên tắc sử dụng không gian trắng hay còn gọi là không gian âm, đây là nguyên tắc giúp cho người thiết kế sử dụng khoảng không gian trắng không có nội dung nằm giữa các đối tượng trong cùng một bản thiết kế. 

Không gian trắng không nhất thiết phải là màu trắng, không gian trắng bao gồm tất cả màu sắc miễn là nó thể hiện được khoảng trống trong bất kỳ thiết kế nào. Thậm chí trong một số thiết kế còn sử dụng họa tiết, hoa văn để giúp cho bản thiết kế trở nên hấp dẫn hơn. 

Movement 

Movement Nguyên tắc chuyển động trong thiết kế là cách mà người thiết kế sẽ sử dụng các hình khối, đường nét, màu sắc, v.v., tạo thành một đường tưởng tượng hướng mắt người xem đi từ điểm này tới điểm khác. 

Hoặc tạo cảm giác các đối tượng trong thiết kế đang chuyển động, nguyên tắc này sẽ giúp cho thiết kế của bạn trở nên sinh động hơn, có sức sống hơn tránh được cảm giác tĩnh thường xuất hiện trong thiết kế phẳng. 

Variety 

Nguyên tắc tiếp theo trong basic design chính là sự đa dạng, nguyên tắc này sẽ giúp cho tác phẩm của bạn tăng thêm sự thú vị. Nguyên tắc sự đa dạng được thể hiện thông qua sự sắp xếp liền kề với các chủ đề với nhau. 

Unity

Unity được biết đến là nguyên tắc đồng nhất hay còn gọi là hài hòa, tạo nên một liên kế hoàn hảo giữa các yếu tố giúp cho thiết kế của bạn mang một diện mạo mới. 

Nguyên tắc đồng nhất thể hiện rõ sự hợp nhất của tất cả các yếu tố trong cùng một thiết kế, nhằm kết hợp các phần khác nhau tạo thành một khối nghệ thuật đồng nhất.

Các bước thực hiện basic design

1. Tìm hiểu sản phẩm, vấn đề cần giải quyết 

Bước đầu tiên và quan trọng nhất chính là tìm hiểu về sản phẩm sau đó đưa ra giải pháp để giải quyết các vấn đề mà thiết kế sản phẩm đang gặp phải. Để làm có được kết quả tốt ngay từ bước đầu tiên bạn cần:

  • Xác định được đối tượng mục tiêu và các công việc cần thực hiện?
  • Sản phẩm thiết kế của doanh nghiệp sẽ giải quyết được vấn đề gì?
  • Đối tượng sản phẩm thiết kế hướng đến là ai?
  • v.v.

Ngoài ra, khi thực hiện bước đầu tiên bạn cũng cần chú ý đến các yếu tố ảnh hưởng đến tính thực dụng của basic design như: chi phí, yếu tố sản xuất sản phẩm thiết kế, đặc điểm khu vực, môi trường có phù hợp với thiết kế sản phẩm hay không?

2. Tiến hành thiết kế 

Sau khi đã thực hiện xong bước tìm hiểu, nghiên cứu và phân tích bước tiếp theo bạn cần làm là tiến hành thiết kế cơ bản. Bản thiết kế cơ bản yêu cầu giải quyết được toàn bộ các vấn đề liên quan bao gồm bước xác định, tìm hiểu, phân tích đối tượng công việc.

Tùy vào từng lĩnh vực cụ thể mà yêu cầu giải quyết basics design cũng có sự khác nhau. Đối với thiết kế công trình cơ bản thì cần có bản vẽ, thống kê các loại vật liệu, quy trình hoàn thành sản phẩm. Còn bản thiết kế cơ bản của một dự án chỉ cần bước giải quyết vấn đề, phương hướng hoạt động, kết quả cuối cùng, v.v.

3. Thẩm định chất lượng và tối ưu thiết kế 

Khi đã hoàn thành xong bản thiết kế cơ bản hoàn thiện, bạn cần kiểm tra lại một lần nữa để chắc chắn bản vẽ được được thực hiện đầy đủ, và khái quát được các vấn đề cả sản phẩm và người dùng.

Có thể nói, bước thẩm định chất lượng bản vẽ thiết kế vô cùng quan trọng, vì bước này sẽ giúp bạn nhận ra lỗi và sửa sai cho thiết kế của mình. Nhờ đó mà thiết kế được hoàn thiện và có thể áp dụng cho thực tế. 

Kết luận

Bài viết trên đây của Glints đã đề cập đến những thông tin về basic design là gì? Vai trò ra sao? Có những nguyên tắc nào và các bước tạo ra basic design như thế nào? Hy vọng sẽ giúp bạn có thêm những thông tin hay, hữu ích về thiết kế cơ bản từ bài viết của chúng mình.

Tác Giả

ứng tuyển tại glints
tải mẫu cv file word