Bandwagon là gì? Ứng dụng hiệu ứng đám đông như thế nào?

Nhiều người biết đến bandwagon như một hiệu ứng tâm lý xuất hiện nhiều trong các lĩnh vực khác nhau đặc biệt là trong lĩnh vực social media, F&B, âm nhạc, thời trang,…

Vậy bạn đã thực sự hiểu rõ bandwagon là gì? Hiệu ứng đám đông được ứng dụng như thế nào hay chưa? Nếu chưa thì hãy cùng Glints tìm hiểu ngay bài viết sau đây về bandwagon nhé. 

Bandwagon là gì?

Bandwagon là gì? Tùy vào từng phạm trù khác nhau mà khái niệm của bandwagon cũng có sự khác biệt. Cụ thể: 

  • Nếu xét theo nghĩa gốc: Bandwagon là một đoàn tàu/xe được sử dụng để chuyên chở các đoàn diễn hành, gánh xiếc hay các đoàn lưu diễn. Cụm từ này còn được hiểu là một thuật ngữ để mô tả hiệu ứng đoàn tàu. Đây cũng chính là hiệu ứng hướng con người tiếp nhận một dạng hành vi, phong cách và thái độ nào đó vì phần lớn mọi người đang làm theo điều đó. 
  • Nếu xét về phạm trù kinh tế: Bandwagon được hiểu là một khái niệm mô tả tình huống khi giá cả của một loại mặt hàng có xu hướng giảm thì nhu cầu của một số người dùng sẽ tăng lên. Cuối cùng, những người khác sẽ dựa theo phản ứng của số đông và tăng nhu cầu mua sắm của mình theo đó. Trong trường hợp hiệu ứng này tồn tại, nhu cầu của thị trường không chỉ là tổng các đường cầu cá nhân mà còn tạo ra xê dịch xa hơn so với mức dự kiến ban đầu khi nhu cầu của người dùng tăng cao. 
  • Nếu xét về phạm trù tâm lý: Bandwagon được hiểu là hiệu ứng tâm lý dùng để chỉ mọi người có xu hướng làm theo một điều gì đó chỉ vì những người khác cũng làm điều đó, bất kể điều họ làm theo có phù hợp hay trái ngược niềm tin ban đầu của họ hay không. Hiểu một cách đơn giản, bandwagon là một hành động bắt chước một cách vô thức
Bandwagon là gì
Bandwagon hay còn được gọi là hiệu ứng số đông.

Nguồn gốc của hiệu ứng đám đông 

Thuật ngữ “Bandwagon” xuất hiện lần đầu tiên vào năm 1848, được dùng để chỉ một chiếc xe chở ban nhạc của Dan Rice đi du lịch khắp thế giới để vận động bầu cử cho Tổng thống Zachary Taylor.

Theo đó, đoàn tàu của Dan Rice chính là điểm nhấn của chiến dịch, Rice đã khuyến khích mọi người nhảy lên đoàn tàu để ủng hộ cho Taylor. Và khi có càng nhiều người ngồi trên đoàn tàu đó thì những người còn lại cũng bắt đầu làm theo mặc dù không biết chuyện gì đang diễn ra.  

Kết thúc cuộc bầu cử Taylor đã thành công đắc cử vào vị trí tổng thống, sau đó có rất nhiều chính trị gia cũng dựa vào cách làm này với hy vọng sẽ có được kết quả tương tự như Taylor. 

Đặc biệt vào những năm đầu thế kỷ 20, hình ảnh các đoàn tàu rất được ưa chuộng trong các chiến dịch vận động chính trị. 

Cụm từ “nhảy lên đoàn tàu” (jump on the bandwagon) đã trở thành một trong những từ ngữ mang tính chỉ trích để mô tả hiện tượng xã hội muốn mình trở thành một phần giữa đám đông kể cả khi điều đó có thể đi ngược lại với những nguyên tắc hoặc niềm tin của một người. 

nguồn gốc Hiệu ứng số đông
Hình ảnh minh hoạ đoàn bandwagon (©Early Sports and Pop Culture History)

Đọc thêm: Word-of-Mouth Là Gì? Sức Mạnh Của Marketing Truyền Miệng

Ứng dụng Bandwagon effect

Hiệu ứng bandwagon Effect phát sinh từ các yếu tố tâm lý, xã hội học, và ở một mức độ nào đó bandwagon cũng chính là các yếu tố kinh tế.

Trong hành vi của người dùng

Để có thể tiết kiệm tối đa chi phí và mua được những sản phẩm chất lượng, khách hàng thường thu thập thông tin và đánh giá chất lượng hàng hóa tiêu dùng bằng cách dựa trên ý kiến ​​và hành vi mua hàng của những khách hàng trước đó.

Khi xét về ứng dụng bandwagon trong mua sắm hàng hóa thì đây là hiệu ứng có lợi và đem lại giá trị cho khách hàng. Cụ thể:

  • Ứng dụng khi mua hàng tiêu dùng: Người dùng khi mua hàng họ thường sẽ chọn những sản phẩm của các thương hiệu mà họ thấy trên kệ hàng bày bán còn rất ít sản phẩm. 
  • Ứng dụng trong lĩnh vực thời trang: Một số khách hàng bị ảnh hưởng rất nhiều từ những người nổi tiếng và văn hóa đại chúng. Điều này có nghĩa là họ sẽ lựa chọn phong cách thời trang của mình theo các ngôi sao, thần tượng mà họ mến mộ. 
  • Ứng dụng trong lĩnh vực âm nhạc: Khi một nghệ sĩ mới gia nhập ngành âm nhạc sự nổi tiếng của họ sẽ tăng cao khi ngày càng có nhiều người bắt đầu nghe các bài hát của ca sĩ đó trình bày. Sau khi nghe, người nghe sẽ giới thiệu và chia sẻ âm nhạc của họ trên nhiều nền tảng xã hội khác nhau. 

Trong chính trị

Trong chính trị, hiệu ứng đám đông bandwagon có thể khiến công dân bỏ phiếu cho người được nhiều người ủng hộ hơn. Thuật ngữ “bandwagon” dùng để chỉ một toa xe chở một ban nhạc qua một cuộc diễu hành. 

Như đã nói ở trên, hiệu ứng đoàn tàu bandwagon được sử dụng trong chính trị cho ví dụ rõ nhất về đoàn tàu của nghệ sĩ Dan Rice.

Sau sự thành công của Tổng thống Taylor nhờ vào việc vận động hiệu ứng đoàn tàu, tiếp nối sau đó là nhiều chính trị gia cũng bắt đầu sử dụng hiệu ứng này để vận động tranh cử với mong muốn đạt được kết quả như mong đợi. 

Trong đầu tư và tài chính

Hiệu ứng bandwagon trong đầu tư tài chính được dùng để xác định trong kinh tế học hành vi. Các thị trường đầu tư và tài chính đặc biệt dễ bị ảnh hưởng bởi các tác động của hiệu ứng đám đông bandwagon.

Không chỉ các yếu tố kinh tế xã hội, tâm lý, mà thêm vào đó giá sản phẩm/dịch vụ có xu hướng tăng lên khi có nhiều người nhảy vào cuộc đua. Điều này có thể tạo ra một vòng phản hồi tích cực về giá tăng và nhu cầu tăng đối với một sản phẩm/dịch vụ nhất định.

Lý do nên kết hợp Marketing và Bandwagon là gì?

Sản phẩm xuất hiện phổ biến hơn

Một trong những lý do nên sử dụng hiệu ứng đám đông chính là làm tăng mức độ nhận diện của sản phẩm/dịch vụ doanh nghiệp ở khắp mọi nơi. Khi có càng nhiều người mua sắm thấy thương hiệu của bạn họ càng dễ dàng nhận ra thương hiệu đó. 

Vậy nên, việc kết hợp giữa marketing và hiệu ứng đám đông sẽ giúp cho thương hiệu của bạn được phổ biến, và được nhiều người biết đến hơn. Việc càng nhiều người đánh giá nó phổ biến thì càng chứng tỏ bandwagon đem lại kết quả trong quá trình bán hàng. 

Tăng độ uy tín

Bên cạnh tăng mức độ xuất hiện phổ biến của thương hiệu, thì hiệu ứng bandwagon còn giúp cho thương hiệu bạn tăng được độ tin cậy của mình đối với khách hàng. 

Thông qua sự kết hợp giữa marketing và bandwagon những gì mà những khách hàng khác nói, thương hiệu của bạn sẽ được chứng thực. 

Thông thường để tăng mức độ uy tín các doanh nghiệp thường đưa ra những con số thống kê cụ thể để chứng minh những điều mà các khách hàng trước nói là sự thật. Điều này thực sự hiệu quả trong việc chuyển đổi đối tượng mục tiêu, đặc biệt là trong môi trường internet. 

Hiệu ứng đám đông giúp tăng nhận diện thương hiệu với khách hàng
Hiệu ứng đám đông giúp tăng nhận diện thương hiệu với khách hàng

Cách sử dụng và ví dụ hiệu ứng đám đông hiệu quả

Các bước áp dụng Bandwagon 

Việc sử dụng hiệu ứng đám đông trong quá trình thực hiện chiến dịch marketing sẽ giúp cho doanh nghiệp thu về những kết quả nhất định. Điều đó được thể hiện cụ thể thông qua các con số về doanh thu cũng như mức độ nhận diện thương hiệu mà doanh nghiệp đạt được. Do đó để đạt được hiệu ứng cao nhất bạn cần thực hiện các bước sau:

  • Bước 1: Thống kê các thông tin liên quan đến sản phẩm/dịch vụ mà doanh nghiệp đang muốn quảng bá, sau đó lựa chọn kênh phân phối thích hợp.
  • Bước 2: Nghiên cứu và phân tích khách hàng mục tiêu của doanh nghiệp.
  • Bước 3: Lên kế hoạch cho các sự kiện kích thích sự tò mò về sản phẩm/dịch vụ. Yêu cầu các thông tin sự kiện này phải mang tính tích cực, có lợi cho sản phẩm. 
  • Bước 4: Sử dụng các seeder, các chuyên gia, các influencer, v.v để chia sẻ thông tin về sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp. 

Ví dụ về sử dụng Bandwagon effect trong Marketing

Sử dụng hình ảnh nổi tiếng của Sơn Tùng M-TP để PR cho Oppo là một trong số những ví dụ điển hình về việc sử dụng hiệu ứng đoàn tàu trong marketing sản phẩm. 

Khi mới xuất hiện lần đầu tiên tại thị trường Việt Nam, Oppo là cái tên khá mới mẻ còn Sơn Tùng M-TP lại là cái tên cực kỳ đình đám và được đông đảo giới trẻ Việt Nam thần tượng. 

bandwagon effect trong marketing sơn tùng mtp
Người nổi tiếng có thể tạo nên hiệu ứng bandwagon rất rõ.

Với chiến dịch truyền thông của Oppo lúc bấy giờ đã khiến cho Samsung một trong những dòng điện thoại rất được ưa chuộng tại thời điểm đó có nguy cơ bị soán ngôi vị dẫn đầu. 

Có thể nói rằng Oppo đã ứng dụng thành công hiệu ứng bandwagon vào chiến lược kinh doanh của mình và đem lại kết quả rất tốt, giúp thương hiệu được quảng bá đến khách hàng một cách rộng rãi hơn. 

Lợi và hại của hiệu ứng Bandwagon

Bất cứ một chiến lược nào cũng đều có hai mặt. Tương tự ambient marketing hay buzz marketing, đối với hiệu ứng bandwagon cũng không ngoại lệ. 

Khi xét về một mức độ nào đó có thể thấy bandwagon đem đến nhiều lợi ích cho người tiêu dùng. Đặc biệt, trong trường hợp các quyết định tiêu dùng và sở thích của người khác cũng tương tự như họ và họ có những thông tin chính xác về chất lượng tương đối của hàng tiêu dùng định mua, thì bandwagon sẽ đem lại kết quả cực kỳ tốt. 

Ngoài ra, nếu đứng trên góc độ kinh tế, bandwagon cho phép tiết kiệm tối đa chi phí bằng cách dựa vào kiến thức và ý kiến của người khác để thực hiện mua hàng.

Bên cạnh những mặt lợi, hiệu ứng đám đông bandwagon cũng đem đến một số vấn đề bất cập có thể không tốt cho doanh nghiệp, đồng thời không đem đến cho người tiêu dùng một cách tiếp cận chung nào cho phù hợp.

Vậy nên, việc đưa ra quyết định và hành vi không dựa trên các chuẩn mực xã hội chấp nhận và điều này có thể gây bất lợi cho chính bạn trong một số trường hợp nhất định.  

Lời kết

Hy vọng với những thông tin hữu ích mà Glints chia sẻ ở bài viết trên sẽ giúp cho bạn nắm rõ bandwagon là gì? Ứng dụng bandwagon như thế nào cho hiệu quả và đem đến kết quả tốt nhất cho chiến dịch marketing của doanh nghiệp mình. 

Tác Giả

ứng tuyển tại glints
tải mẫu cv file word