BEC được biết đến là một trong số những chứng chỉ quan trọng và cần thiết mà sinh viên chuyên ngành Ngôn ngữ Anh, cụ thể là tiếng Anh thương mại hay cần đạt được. Vậy chứng chỉ BEC là gì? Chứng chỉ BEC có những cấp độ nào? Và cấu trúc bài thi BEC ra sao? Hãy dành chút thời gian cùng Glints điểm qua bài viết sau đây để hiểu rõ hơn về loại chứng chỉ này nhé.
BEC là gì?
BEC là gì? BEC là các chữ cái viết tắt của cụm từ “Business English Certificate”, đây là một trong số loại chứng chỉ trong tiếng Anh. Trong tiếng Việt cụm từ này có nghĩa là tiếng Anh thương mại, đây là chứng chỉ sử dụng để kiểm tra và đánh giá trình độ tiếng Anh của người học, đặc biệt là những ai đang theo học thương mại.
Có thể nói chứng chỉ BEC sẽ giúp bạn dễ dàng có được nhiều cơ hội việc làm tốt trong những môi trường làm việc chuyên nghiệp tại các doanh nghiệp. Hiện tại, chứng chỉ BEC được cấp bởi đại học Cambridge.
Hiện nay, khi nền thương mại quốc tế ngày càng phát triển thì chứng chỉ BEC rất quan trọng, nó như một điều kiện cần giúp bạn có được cơ hội trong ngành thương mại không chỉ trong nước mà cả quốc tế. Cụ thể là những ai học chuyên ngành kinh doanh hiện nay.
Sau khi trải qua kỳ thi với 4 phần nội dung bao gồm nghe, nói, đọc và viết và đạt được điểm số quy định, bạn sẽ được cấp chứng chỉ BEC theo đúng trình độ của mình.
Phân cấp trình độ của chứng chỉ BEC
Trình độ cấp B1
Đối với trình độ cấp B1 bạn cần đạt mức độ giao tiếp cơ bản thường gặp trong kinh doanh, ngoài ra cần biết cách đọc và hiểu được đồ thị, sơ đồ trong các báo cáo kinh doanh. Bạn cũng cần rèn luyện để đạt được mức độ có thể viết email thương mại đơn giản, ngắn gọn.
Việc đạt được trình độ cấp B1 sẽ giúp bạn rất nhiều trong quá trình phát triển nghề nghiệp của bạn thân, cụ thể:
- Dễ dàng hơn trong việc nghiên cứu, phân tích thông tin kinh doanh, thương mại.
- Có nhiều cơ hội nghề nghiệp hơn cho bản thân tại những môi trường làm việc chuyên nghiệp.
- Có được mức lương cao, chế độ đãi ngộ tốt tại những công ty lớn.
Trình độ cấp B2
Để đạt được trình độ cấp B2 bạn phải đánh giá được kỹ năng thương mại của bản thân bao gồm các kỹ năng như:
- Viết báo cáo kinh doanh ngắn để hỗ trợ cho công việc
- Đọc và hiểu được các bài viết, bản tin, ấn phẩm, tác phẩm văn học liên quan đến công việc kinh doanh.
- Có được kỹ năng nghe hiểu người khác nói để nắm được các thông tin mà họ muốn truyền đạt.
Trong quá trình tuyển dụng vị trí công việc liên quan đến kinh doanh thương mại thường sẽ ưu tiên những người có chứng chỉ BEC cấp độ B2, do đó nếu bạn đạt được cấp độ này sẽ là một lợi thế cho công cuộc tìm kiếm việc làm sau này.
Trình độ cấp C1
Trình độ cấp C1 là chứng chỉ cao cấp, khi sở hữu chứng chỉ ở cấp độ này bạn sẽ nhận được mức thu nhập cao cho bản thân và nắm được các kỹ năng cần có trong tiếng Anh thương mại như:
- Thực hiện giao tiếp trong kinh doanh ở mức độ chuyên nghiệp như người bản địa.
- Giúp bạn tự tin hơn khi thuyết trình giữa cuộc họp khi làm việc.
- Dễ dàng trao đổi công việc với đồng nghiệp ở nhiều khía cạnh khác nhau.
- Phản ứng nhanh chóng khi có cuộc tranh luận, các tình huống văn hóa xã hội có thể xảy ra.
Khi đạt được chứng chỉ BEC ở cấp C1 bạn sẽ có cơ hội tốt để ứng tuyển vào các vị trí công việc từ cấp quản lý trở lên và có được mức thu nhập hấp dẫn cho bản thân mình.
Đọc thêm: Bằng TESOL Là Gì? Tại Sao Nên Thi Chứng Chỉ TESOL?
Cấu trúc bài thi BEC như thế nào?
Chứng chỉ BEC được cấp cho cá nhân sau khi đã trải qua kỳ thi với 4 phần chính bao gồm đọc, viết, nghe, nói.
Tương tự như các phần thi của kỳ thi CPA, BEC có tất cả 5 bài kiểm tra bao gồm: câu hỏi vận dụng và câu hỏi trắc nghiệm. Trong đó có 3 loại câu hỏi phổ biến là MCQ, TBS, WC, bài thi BEC gồm 5 testlet chính trong đó:
- 02 testlet bao gồm các câu hỏi trắc nghiệm (MCQ): Một câu hỏi trong MCQ sẽ có bốn câu trả lời tiềm năng. MCQs chiếm phần lớn trong bài thi BEC.
- 02 testlet mô phỏng dựa trên nhiệm vụ (TBS): Các câu hỏi yêu cầu bạn áp dụng kiến thức thực tế. Bao gồm việc điền vào một tài liệu hoặc hoàn thành một câu hỏi nghiên cứu theo đề bài đưa ra.
- 01 testlet chứa các câu hỏi giao tiếp bằng văn bản (WC): Các câu hỏi yêu cầu câu trả lời là một bài luận được soạn đúng cách.
Sau khi hoàn thành xong bài thi BEC bạn sẽ được yêu cầu hoàn thành bảng khảo sát dài trong vòng 5 phút, trong đó sẽ có câu hỏi về việc bạn suy nghĩ gì sau khi thi xong bài thi BEC.
Thi lấy Business English Certificate ở đâu?
Vậy thi chứng chỉ Business English Certificate ở đâu là câu hỏi được rất nhiều người quan tâm. Nếu bạn đang chưa biết thi lấy chứng chỉ BEC ở đâu thì hãy tìm ngay cho mình một địa chỉ được ủy quyền tổ chức cuộc thi Cambridge English.
Nên chọn những trung tâm uy tín, giúp bạn nắm được các thông tin cần thiết để thi, bao gồm lịch thi và lệ phí thi.
Để đăng ký thi lấy chứng chỉ BEC, bạn cần thực hiện theo các bước sau:
- Bước 1: Lựa chọn đơn vị tổ chức thi lấy chứng chỉ BEC uy tín, chất lượng được nhiều người lựa chọn.
- Bước 2: Sau khi chọn được trung tâm phù hợp bạn liên hệ để được hướng dẫn cách thức đăng ký thi, nộp lệ phí thi và biết được khóa luyện thi phù hợp.
- Bước 3: Lựa chọn thời gian và cách thức thi, các cuộc thi chứng chỉ BEC đều được lên lịch thi sẵn trong cả năm, vì thế bạn có thể tìm hiểu và lựa chọn thời gian thi mà bạn mong muốn. Về hình thức thi, bạn có thể chọn làm bài thi trên máy tính hoặc thi trên giấy.
Nên thi BEC hay IELTS?
Bài thi lấy chứng chỉ BEC sẽ có sự khác nhau tùy vào cấp độ thi mà người thi lựa chọn, đó có thể là trình độ B1, B2 hay C1.
Chứng chỉ BEC đặc biệt phù hợp với những ai muốn kiếm được một công việc tốt trong lĩnh vực thương mại sau khi tốt nghiệp đại học. Đặc biệt, BEC được cho là yếu tố cần có nếu bạn muốn gia nhập và tìm kiếm việc làm trong thị trường lao động quốc tế.
Việc sở hữu chứng chỉ BEC sẽ giúp bạn có thêm điểm cộng trong quá trình tuyển dụng và dễ dàng hơn trong việc tìm kiếm các công việc tốt, có mức thu nhập cho bản thân mình.
Còn chứng chỉ IELTS chỉ có một dạng đề chung duy nhất và thí sinh nhật được điểm theo trình độ từ 0 – 0.9. Chứng chỉ IELTS đặc biệt phù hợp với những ai có nhu cầu đi du học ở nước ngoài hoặc xin việc trong nước. Tuy nhiên, chứng chỉ này thực sự có giá trị khi bạn đạt được điểm số từ 6.5 đến 7 điểm IELTS trở lên.
Do đó, tùy vào từng mục đích sử dụng tiếng Anh cụ thể để bạn có thể dễ dàng biết được mình nên thi chứng chỉ BEC hay chứng chỉ IELTS.
Kết luận
Hy vọng qua những chia sẻ trên của Glints về BEC là gì sẽ phần nào giúp bạn hiểu rõ hơn về loại chứng chỉ này. Vậy nên, nếu bạn muốn có được một công việc tốt hơn tại môi trường làm việc quốc tế thì hãy đăng ký ngay để có thể sở hữu chứng chỉ BEC phù hợp với trình tiếng Anh của mình. Chúc bạn thành công và đạt được chứng chỉ BEC để có cơ hội việc làm tốt hơn cho chính mình.
Tác Giả