Tài chính ngân hàng là một trong những ngành được nhiều thí sinh quan tâm khi đăng ký nguyện vọng. Đây là một trong những ngành mang lại nguồn thu nhập đáng mơ ước và được làm việc trong môi trường chuyên nghiệp.
Vậy học tài chính ngân hàng ra trường làm gì? Hay công việc của ngành tài chính ngân hàng bao gồm những gì và tiêu chí nào giúp bạn trở thành nhân viên ngân hàng xuất sắc?
Hãy cùng Glints tìm hiểu qua thông tin dưới đây!
Ngành tài chính ngân hàng là gì?
Tài chính ngân hàng là một ngành học liên quan đến tất cả các dịch vụ tài chính, giao dịch, vận hành và lưu thông tiền tệ.
Hiểu một cách bao quát hơn, thì ngành tài chính ngân hàng sẽ đào tạo tất cả các kiến thức liên quan đến nền kinh tế, vấn đề tiền tệ thông qua ngân hàng, sử dụng các công cụ tài chính để phát hành, thanh toán, chi trả trong nội địa và ngoài nước.
Chương trình đào tạo của chuyên ngành tài chính ngân hàng này sẽ giúp sinh viên có thêm kiến thức về trái phiếu, cổ phiếu, nguồn vốn, v.v. Bên cạnh đó, sinh viên còn được học thêm về những kỹ năng chuyên môn như phân tích tài chính, dự báo tài chính, đầu tư thị trường, v.v.
Cơ hội công việc của ngành tài chính ngân hàng hiện nay
Với sự phát triển kinh tế mạnh mẽ trong những năm gần đây, nhu cầu nhân lực về ngành tài chính ngân hàng tại Việt Nam chưa bao giờ có dấu hiệu hạ nhiệt. Sự phục hồi kinh tế sau những đợt khủng hoảng đã đẩy cao nhu cầu tuyển dụng chuyên viên tài chính ngân hàng.
Một trong những vị trí đang được săn đón và thiếu nhân lực trầm trọng tại các ngân hàng chính là quản lý, đầu tư, quản trị rủi ro. Thêm vào đó, xu hướng hội nhập tạo thêm một cú hích mạnh đối với hoạt động tài chính ngân hàng, thu hút được lượng lớn vốn đầu tư nước ngoài đổ vào nước ta.
Những yếu tố thuận lợi trên đã góp phần làm tăng nhu cầu tuyển dụng trong lĩnh vực này. Khi bạn đã tốt nghiệp chuyên ngành tài chính ngân hàng, bạn có thể làm việc tại một số nơi như:
- Các tổ chức tín dụng phi ngân hàng, công ty chứng khoán như Công ty cổ phần chứng khoán Sài Gòn – Hà Nội, HSC, VNDIRECT, v.v.
- Các ngân hàng thương mại, ngân hàng nhà nước như: Techcombank, MBBank, BIDV, VIB, Agribank, Vietcombank, v.v.
- Những công ty kiểm soát hoặc các quỹ đầu tư: Ernst & Young, Deloitte, VPH, Manulife Progressive Fund, v.v
- Cục thuế, quỹ tín dụng, hải quan, và đầu tư bất động sản.
- Có thể trở thành giảng viên chuyên về ngành tài chính ngân hàng
Đọc thêm: Top 9 Các Công Ty Tài Chính Ở Việt Nam
Học tài chính ngân hàng ra trường làm gì?
Một trong những khía cạnh được nhiều bạn quan tâm chính là học ngành tài chính ngân hàng ra làm gì.
Vì có một số bạn tuy học ngành tài chính nhưng lại có đam mê với một số lĩnh vực khác, nên bạn có thể tham khảo 11 việc làm tài chính ngân hàng dưới đây để có thêm định hướng cho tương lai.
1. Nhân viên quản trị rủi ro
Mô tả công việc
- Phân tích, xây dựng các công cụ đo lường rủi ro
- Đảm bảo chính sách thực hiện hiệu quả và đúng tiến độ
- Hỗ trợ các bộ phận liên quan về chiến lược quản trị
- Lập các kế hoạch giám sát rủi ro
Yêu cầu công việc
- Tốt nghiệp chuyên ngành tài chính, ngân hàng hoặc hệ thống thông tin kinh tế, chứng khoán
- Sử dụng thông thạo tin học văn phòng
- Giao tiếp bằng tiếng Anh tốt
- Tinh thần trách nhiệm cao
- Tư duy logic, nhạy bén
Mức lương: Từ 10.000.000 – 15.000.000 VNĐ/tháng
2. Chuyên viên phân tích tài chính
Học tài chính ra làm gì? Bạn có thể cân nhắc nghề chuyên viên tài chính.
Mô tả công việc
- Theo dõi, phân tích tình hình kinh doanh của doanh nghiệp
- Phân tích rủi ro đầu tư, kế hoạch sản xuất
- Lập các báo cáo tài chính liên quan
- Huy động, điều tiết nguồn vốn hợp lý
- Tư vấn cho cấp trên về chiến lược đầu tư
- Lập hệ thống kiểm soát tài sản của doanh nghiệp
Yêu cầu công việc
- Tốt nghiệp chuyên ngành liên quan đến tài chính ngân hàng
- Có tư duy khoa học, khả năng tính toán tốt
- Thành thạo lập các kế hoạch báo cáo
- Khả năng chịu được áp lực cao
Mức lương: Từ 10.000.000 – 12.000.000 VNĐ/tháng
3. Nhân viên tín dụng
Mô tả công việc
- Tìm kiếm khách có nhu cầu vay
- Tư vấn, hỗ trợ khách hàng thủ tục vay vốn
- Thẩm định tài sản khách hàng
- Lập hợp đồng, giấy tờ liên quan
- Lập hồ sơ giải ngân
- Thực hiện tất toán các hợp đồng
- Giải quyết tài sản thế chấp theo quy định
Yêu cầu công việc:
- Tốt nghiệp cao đẳng trở lên trong ngành tài chính ngân hàng
- Kỹ năng giải quyết vấn đề tốt
- Kỹ năng đàm phán tốt
- Làm việc có kế hoạch cụ thể, mục tiêu rõ ràng
- Thông thạo kỹ năng tin học văn phòng
- Sẵn sàng hỗ trợ bộ phận khác khi có yêu cầu
Mức lương: Từ 6.000.000 – 8.000.000 VNĐ/tháng
Đọc thêm: Nhân Viên Tín Dụng Là Gì? Công Việc Và Một Số Rủi Ro Khi Làm Tín Dụng Ngân Hàng
4. Nhân viên kinh doanh
Mô tả công việc:
- Tìm kiếm khách hàng tiềm năng
- Chăm sóc, hỗ trợ khách hàng cũ
- Giải đáp hòa nhã các thắc mắc, tư vấn cho khách hàng
- Thuyết phục khách hàng sử dụng dịch vụ của doanh nghiệp
- Huy động vốn và thực hiện cho vay tới khách hàng có nhu cầu
Yêu cầu công việc:
- Tốt nghiệp các chuyên ngành về tài chính ngân hàng, kinh tế, thương mại,…
- Có kỹ năng nắm bắt thời cơ
- Hiểu được tâm lý khách hàng
- Tư duy logic, nhạy bén
- Có thể chịu được áp lực cao trong công việc
Mức lương: Từ 4.000.000 – 5.000.000 VNĐ/tháng (chưa tính hoa hồng)
5. Nhân viên vận hành
Mô tả công việc:
- Tham gia vào quy trình cải thiện chất lượng dịch vụ
- Hỗ trợ tương tác, liên lạc với khách hàng
- Kiểm tra các giao dịch trong ngân hàng
- Gửi các thông tin cần thiết đến phòng ban
- Kiểm soát chính sách, văn bản nội bộ để đảm bảo công việc diễn ra suôn sẻ
Yêu cầu công việc:
- Tốt nghiệp cao đẳng trở lên các chuyên ngành liên quan đến tài chính ngân hàng
- Có khả năng đọc hiểu, nghiên cứu tài liệu tiếng Anh
- Có khả năng phân tích, giải quyết vấn đề phát sinh
- Có tinh thần trách nhiệm cao, kỷ luật trong công việc cao
Mức lương: Từ 9.000.000 đến 12.000.000 VNĐ/tháng.
6. Nhân viên kiểm toán
Mô tả công việc:
- Giám sát và kiểm tra các mảng nhiệm vụ trong tổ chức theo quy định của pháp luật
- Đánh giá nội bộ, kiểm tra phòng ban theo yêu cầu từ cấp trên
- Tổng hợp các báo cáo của phòng/bộ
- Khi có vấn đề xảy ra lập tức đề xuất phương án khắc phục
Yêu cầu công việc:
- Tốt nghiệp các ngành liên quan đến kinh tế, tài chính, thương mại, quản trị
- Có khả năng phân tích tình hình tài chính và rủi ro
- Trung thực và chuyên nghiệp trong tác phong làm việc
- Các kỹ năng đánh giá rủi ro tốt
- Hiểu biết về các ngành hàng bán lẻ và bán buôn
Mức lương: Từ 12.000.000 – 15.000.000 VNĐ/tháng
7. Chuyên viên tư vấn đầu tư
Mô tả công việc:
- Tham gia vào quá trình tư vấn và cung cấp các giải pháp tài chính phù hợp với khách hàng
- Tham mưu cho lãnh đạo những vấn đề liên quan về đầu tư
- Thực hiện lập các báo cáo theo yêu cầu của cấp trên
- Hỗ trợ các chứng từ liên quan đến hợp đồng
Yêu cầu công việc:
- Tốt nghiệp các chuyên ngành liên quan đến tài chính kế toán và đặc biệt có kỹ năng, kiến thức tốt về đầu tư
- Kỹ năng làm báo cáo ngắn hạn và dài hạn
- Kỹ năng đàm phán và thuyết trình tốt
- Nắm bắt được các cơ hội đầu tiên
- Khả năng đọc hiểu các báo cáo tài chính, tư duy logic
- Sử dụng tiếng Anh chuyên ngành tốt
Mức lương: Từ 12.000.000 – 15.000.000 VNĐ/tháng
8. Chuyên viên thanh toán quốc tế
Mô tả công việc:
- Thực hiện công tác kiểm tra chứng từ và các giấy tờ liên quan phục vụ cho việc giao dịch quốc tế, chuyển phát quốc tế
- Kiểm tra tính pháp lý của giấy tờ và hồ sơ theo quy định
- Giải quyết các khiếu nại và thắc mắc của khách hàng
- Lưu trữ hồ sơ theo quy định của doanh nghiệp
- Hướng dẫn khách hàng giao dịch và hoàn thiện hồ sơ khách hàng
Yêu cầu công việc:
- Tốt nghiệp chuyên ngành kế toán, tài chính ngân hàng, hoặc quản trị
- Có khả năng phân tích vấn đề tốt
- Kỹ năng giao tiếp tốt
- Sử dụng thành thạo các phần mềm tin học cơ bản
Mức lương: Từ 7.000.000 – 8.000.000 VNĐ/tháng
9. Giao dịch viên ngân hàng
Mô tả công việc:
- Thực hiện các giao dịch với khách hàng
- Hỗ trợ các bộ phận khác như tín dụng, quản lý tiền mặt ATM/CMD
- Tiếp nhận và giải quyết các vấn đề với khách hàng
- Tuân theo quy định của ngân hàng
Yêu cầu công việc:
- Tốt nghiệp các ngành liên quan đến kinh tế và tài chính ngân hàng
- Khả năng chịu áp lực cao trong công việc
- Có kỹ năng đàm phán tốt
- Kỹ năng sử dụng tiếng Anh tốt
Mức lương: Từ 6.000.000 đến 7.000.000 VNĐ/tháng
Đọc thêm: Giao Dịch Viên Cần Có Kỹ Năng Gì? Kỹ Năng Nào Là Quan Trọng Nhất?
10. Giao dịch viên chứng khoán
Mô tả công việc:
- Nghiên cứu và nhận định thị trường để đề xuất các nguồn đầu tư
- Hỗ trợ khách hàng lập các tài khoản chứng khoán
- Hiểu biết các công cụ về tài chính
- Có khả năng phân tích, tư vấn về tình hình chứng khoán và các loại quỹ
Yêu cầu công việc:
- Tốt nghiệp các chuyên ngành liên quan đến tài chính ngân hàng hoặc chứng khoán
- Có khả năng phân tích thị trường tốt
- Khả năng đàm phán thông minh
- Có kỹ năng tổng hợp và khai thác thông tin
Mức lương: Từ 6.500.000 – 10.000.000 VNĐ/tháng
11. Nhân viên thu hồi vốn
Mô tả công việc:
- Xác định khoản nợ còn lại của khách hàng và tiến hành thu hồi vốn
- Hỗ trợ giải đáp các thắc mắc của khách hàng về khoản nợ
- Lập các báo cáo theo tuần/tháng/quý
- Giải quyết các vấn đề của khách hàng khi có khiếu nại
Yêu cầu công việc:
- Tốt nghiệp các chuyên ngành về tài chính, kinh tế
- Có kiến thức về pháp luật, các điều khoản liên quan
- Bình tĩnh giải quyết trong mọi tình huống
- Khả năng làm việc trong môi trường áp lực cao
Mức lương: Từ 10.000.000 – 12.000.000 VNĐ/tháng
“Bí quyết” phỏng vấn xin việc ngành tài chính ngân hàng
Viết CV ngành ngân hàng tài chính
Trong thời gian trở lại đây các mẫu CV ứng tuyển tài chính ngân hàng ngày càng được nhiều người chú trọng hơn. Vì đây chính là yếu tố mà nhà tuyển dụng dùng để đánh giá sơ lược khả năng, tố chất của ứng viên.
Vì vậy khi bạn tạo CV cần lưu ý một số điều sau:
- Có sự phân loại các thông tin rõ ràng, sắp xếp theo bố cục logic. Điều này phản ánh bạn làm việc có khoa học, logic, thích hợp để làm việc trong môi trường này.
- Nếu như bạn đã từng thực tập tại các ngân hàng hoặc các lĩnh vực liên quan thì nên liệt kê vào bên trong CV. Đó chính là một điểm cộng lớn dành cho bạn trong mắt nhà tuyển dụng
- Tất cả thông tin đều phải được viết trung thực và chính xác.
- Tuyệt đối không được sai chính tả. Vì đặc thù của ngành này là sự chính xác cao nên nếu trong CV có các từ ngữ sai chính tả, nhà tuyển dụng sẽ không đánh giá cao bạn.
Khi đi phỏng vấn xin việc ngân hàng tài chính
Các cuộc phỏng vấn xin việc tại ngân hàng đều là những nơi khốc liệt khi số lượng ứng tuyển quá đông.
Chính vì vậy trong quá trình phỏng vấn bạn phải cho nhà tuyển dụng thấy được vì sao nên ưu tiên chọn bạn, thay vì chọn các ứng viên khác thông qua đưa ra các ý kiến, kỹ năng, kinh nghiệm, v.v.
Bên cạnh đó, bạn có thể chuẩn bị trước một số câu trả lời cho các câu hỏi thường được các nhà tuyển dụng phỏng vấn như:
- Tại sao bạn lại chọn ngân hàng này mà không phải các đơn vị khác?
- Điều gì ở bản thân làm bạn nghĩ bạn phù hợp với công việc này?
- Điểm yếu của bạn trong công việc là gì?
- Ngoài ngân hàng này, bạn còn nộp đơn vào đơn vị nào khác không?
Lưu ý rằng trong quá trình phỏng vấn, nhà tuyển dụng sẽ thường xuyên đưa các câu hỏi tình huống thực tế để bạn ứng xử. Vì vậy bạn hãy chuẩn bị một tâm lý thật sẵn sàng để trả lời các câu hỏi khéo léo. Ngoà ra, đừng quên trau dồi vốn tiếng Anh để có thể tự tin ứng tuyển và làm việc.
Đọc thêm: Từ Điển Chuyên Ngành Ngân Hàng Tiếng Anh Siêu Hữu Ích
Chuyên ngành tài chính ngân hàng học ở trường nào tốt?
Nhiều bạn học sinh sẽ quan tâm nhiều đến chất lượng của các trường đào tạo chuyên ngành tài chính ngân hàng. Sau đây là thông tin một số trường chuyên đào tạo về ngành này mà bạn có thể cân nhắc:
- Đại học Kinh tế Quốc dân
- Học viện Ngân Hàng
- Đại học Thương Mại
- Đại học Ngoại Thương
- Học viện Tài Chính
- Đại học Tài chính Marketing
- Viện đại học Mở Hà Nội
Kết luận
Theo đuổi ngành tài chính ngân hàng thì chắc chắn một tương lai rộng mở đang đón chờ bạn phía trước.
Hi vọng rằng với những thông tin hữu ích này đã giúp bạn trả lời được câu hỏi “Học tài chính ngân hàng ra trường làm gì“, cũng như hiểu thêm về yêu cầu công việc của ngành tài chính ngân hàng.
Tính chất công việc này khá căng thẳng nhưng đổi lại là một mức lương xứng đáng cho những gì bạn bỏ ra. Chúc bạn có thể chạm tay vào ước mơ của mình và đừng quên khám phá cơ hội nghề nghiệp tại Glints nhé.
Tác Giả