Businessman là gì? Làm sao để thành Businessman thành đạt?

Chắc hẳn bạn đã từng rất nhiều lần nghe qua cụm từ Businessman. Đối với những người làm kinh doanh, thuật ngữ Businessman không còn quá xa lạ và mới mẻ. Tuy nhiên, vẫn có rất nhiều bạn còn thắc mắc Businessman là gì và một Businessman thành đạt cần những gì?

Glints đã tổng hợp các thông tin liên quan cần biết đến Businessman qua bài viết phía bên dưới. Mời bạn cùng xem qua nhé!

Businessman là gì? 

Businessman là thuật ngữ tiếng Anh để chỉ các doanh nhân. Doanh nhân là những người sở hữu doanh nghiệp riêng, là người trực tiếp điều hành và giải quyết các vấn đề trong công ty và quá trình vận hành doanh nghiệp để phát triển công ty. 

Hầu hết khái niệm businessman đối với mọi người là những người có nhiều tiền. Khái niệm này ra đời sau những năm 90, khi các phương tiện truyền thông đại chúng dùng Businessman để miêu tả các tầng lớp gắn liền với kinh tế tư nhân và chủ nghĩa tư bản. 

Tuy nhiên, định nghĩa này là chưa đúng. Thực tế, businessman là người chủ chốt trong việc vận hành công ty. Họ là người đại diện cho các cổ đông, các chủ sở hữu ,v.v. Businessman đóng vai trò vô cùng quan trọng và là người nắm giữ vai trò chủ đạo, ảnh hưởng đến sự phát triển của doanh nghiệp. 

Businessman là gì
Businessman là gì

Đọc thêm: Business Consultant Là Gì? Công Việc, Vai Trò, Và Kỹ Năng Cần Có

Các nhóm businessman 

Businessman được chia làm nhiều nhóm khác nhau. Tại Việt Nam hiện nay có 5 nhóm chính:

  • Những người sở hữu hoặc đang quản lý điều hành các doanh nghiệp vừa và nhỏ
  • Những người quản lý, điều hành, làm nghiệp vụ kinh doanh cho các doanh nghiệp lớn, có vốn đầu tư nước ngoài.
  • Những người điều hành, quản lý làm nghiệp vụ kinh doanh cho các công ty thuộc sở hữu nhà nước
  • Những người doanh nhân gốc Việt có thể mang quốc tịch Việt Nam hoặc quốc tịch nước khác, đang điều hành, quản lý, làm các nhiệm vụ kinh doanh nước ngoài.
  • Những người làm chủ trong các trang trại, hợp tác xã, cơ sở kinh tế phi nông nghiệp. Ngoài ra, cũng bao gồm các hộ gia đình nông dân hoạt động sản xuất kinh doanh có đăng ký thành lập và hoạt động đúng theo luật pháp của doanh nghiệp.

Vai trò của businessman 

Trong kinh tế

Businessman có vai trò vô cùng quan trọng đối với nền kinh tế đang phát triển hiện nay. Họ là một trong những người giúp nền kinh tế phát triển và đưa kinh tế Việt Nam hội nhập với thế giới. Businessman trực tiếp chỉ huy các nguồn lực sản xuất, tạo ra các sản phẩm và đem xuất khẩu ra nước ngoài, đẩy mạnh quá trình kinh doanh của công ty. 

Điều này thúc đẩy sự phát triển kinh tế mạnh mẽ trong xã hội và đẩy nhanh quá trình hiện đại hoá tại Việt Nam, giúp nước ta dễ dàng phát triển và bắt nhịp cùng nền kinh tế thế giới. Cá Businessman cũng là người góp phần quảng bá hình ảnh và văn hoá Việt Nam thông qua việc thực hiện các chiến dịch quảng bá truyền thông đất nước.

Trong xã hội

Các doanh nhân hiện nay là yếu tố quan trọng để tạo nên một xã hội phát triển, hình thành các văn hoá tốt mà một xã hội nên có như sống tự chủ, biết vươn lên, v.v. Các Businessman là người phát triển nhiều dự án, thúc đẩy tạo ra các công ăn việc làm, xoá đói giảm nghèo cho người lao động, thúc đẩy sự phát triển nền kinh tế và con người. 

Trong chính trị

Rất nhiều businessman hiện nay không chỉ thành công trong kinh doanh mà còn tham gia vào các tổ chức chính trị-xã hội. Một số người còn đảm nhiệm các chức vụ đại biểu cao cấp, góp phần tổ chức và phát triển kinh tế xã hội địa phương cũng như nền kinh tế đất nước. 

Đây đều là những doanh nhân cực kỳ thành đạt, có tầm nhìn và định hướng xã hội tốt để đưa ra các phương pháp tối ưu hoá nhất cho Việt Nam, đảm bảo sự phát triển toàn diện.

Kỹ năng, phẩm chất của một businessman 

Để trở thành một Businessman thành công, mỗi doanh nhân cần có nhiều phẩm chất và kỹ năng khác nhau. Dưới đây là một số kỹ năng quan trọng nhất mà một người Businessman cần có.

Kỹ năng lãnh đạo

Có lẽ một trong những phẩm chất quan trọng nhất của một doanh nhân giỏi là có kỹ năng lãnh đạo. Bạn cần đảm bảo các nhân viên sẽ tin tưởng vào các quyết định bạn đưa ra và hoàn thành tốt các công việc được giao. Bạn sẽ cần phải có các kỹ năng giao tiếp tốt cũng khả năng truyền cảm hứng đến các nhân viên trong doanh nghiệp để khuyến khích và thúc đẩy họ thực hiện công việc.

Thông thạo nghệ thuật giao tiếp

Những kỹ năng giúp doanh nghiệp đạt được nhiều lợi thế trong quá trình cạnh tranh. Thông qua việc lắng nghe khách hàng một cách hiệu quả, họ có thể triển khai phản hồi của khách hàng để giúp công ty cải thiện dịch vụ của mình. 

Ngoài ra, khi các nhà lãnh đạo doanh nghiệp có kỹ năng giao tiếp tốt với nhân viên và thành viên trong nhóm của, họ có thể xây dựng lòng tin và nguồn nhân lực vững mạnh để cải thiện năng suất và hiệu quả kinh doanh.

Dám đánh liều

Khả năng chấp nhận rủi ro có thể xảy ra là một trong những kỹ năng cần thiết nhất mà một doanh nhân có thể có. Khi doanh nghiệp sẵn sàng chấp nhận rủi ro, họ có thể học được những bài học quý giá thông qua các vấn đề đã xảy ra để đút kết kinh nghiệm phát triển doanh nghiệp. 

Chấp nhận rủi ro cũng giúp các doanh nghiệp tìm ra những cách thức mới để tạo ra sự khác biệt so với các đối thủ cạnh tranh trong thị trường kinh doanh đang ngày càng bão hoà.

Sáng tạo, luôn đổi mới

Sáng tạo là khả năng xác định các cơ hội thông qua việc phát triển các ý tưởng mới và mới lạ, cũng như khám phá ra các giải pháp mới cho các vấn đề. Giữa hàng ngàn đối thủ cạnh tranh như hiện nay, sáng tạo và đổi mới không chỉ giúp doanh nghiệp thu hút khách hàng mà còn mang lại hiệu quả công việc tốt. Bất kỳ doanh nghiệp nào cũng cần có sự sáng tạo để phát triển dài lâu.

EQ cao

EQ cao được xem như một phần năng lực của người đứng đầu công ty, giúp phát hiện, quản lý và kiểm soát cảm xúc của chính mình để đưa ra những quyết định sáng suốt nhất. Những doanh nhân có trí tuệ cảm xúc có thể tránh được những kết quả không thuận lợi vì họ sẽ giải quyết vấn đề dựa trên lý trí.

Businessman giữ vai trò góp phần phát triển kinh tế
Businessman giữ vai trò góp phần phát triển kinh tế

Đọc thêm: Các Chỉ Số IQ EQ AQ – Tìm Hiểu “Big3” Quyết Định Thành Công Của Bạn

Khả năng ứng phó, giải quyết vấn đề

Nhiều doanh nhân đang phải đối mặt với những nhiệm vụ và thách thức mà họ chưa từng đối mặt trước đây. Khả năng ứng phó linh hoạt là một trong những kỹ năng giúp các doanh nhân đạt được những mục tiêu được đề ra. 

Khi các doanh nhân có khả năng làm việc tháo vát, họ có thể giải quyết vấn đề một cách hiệu quả, phát triển và mở rộng quy mô doanh nghiệp của mình.

Chú trọng quá trình 

Có các quy trình vững chắc trong quá trình kinh doanh là điều cần thiết đối với bất kỳ doanh nhân nào. Trong thế giới kinh doanh, quy trình là một chuỗi các bước có thể lặp lại để giúp những người làm việc trong doanh nghiệp hoàn thành các công việc cần thiết. 

Các quy trình có thể áp dụng cho các khía cạnh khác nhau của doanh nghiệp bao gồm bán hàng, giới thiệu thành viên mới trong nhóm, sản xuất và hoàn thiện sản phẩm. Khi các chủ doanh nghiệp có tư duy định hướng theo quy trình, họ có thể làm việc thông minh hơn, không vất vả hơn. 

Thực hiện các quy trình trong các lĩnh vực khác nhau của doanh nghiệp có thể quản lý chi phí dễ dàng, cho phép chủ doanh nghiệp mở rộng quy mô và phát triển doanh nghiệp của họ.

Không ngừng học hỏi

Thế giới kinh doanh luôn chuyển động và có nhiều thay đổi liên tục. Do đó, bạn luôn cần học hỏi và nâng cao nền tảng kiến thức của bản thân để có thể phát triển doanh nghiệp một cách toàn diện nhất.Bạn có thể tham dự các hội thảo trực tiếp hoặc các lớp học trực tuyến. 

Ngoài ra, đọc nhiều sách về kinh doanh sẽ giúp bạn được rất nhiều điều từ những thành công và thất bại của các doanh nghiệp khác. Quan sát cách họ giải quyết vấn đề có thể cung cấp cho bạn các mẹo để giải quyết các vấn đề của bạn.

Đọc thêm: Account Manager Là Gì? Tố Chất Tạo Nên Account Manager Giỏi

Các businessman có ảnh hưởng lớn 

Bill Gates

Bill Gates, một trong những doanh nhân công nghệ nổi tiếng của Mỹ, là người giàu thứ tư trên thế giới với giá trị tài sản ròng hơn 133 tỷ USD tính đến ngày 5 tháng 12 năm 2021. Bill Gates lớn lên ở Seattle, Wash., Và bắt đầu mày mò làm việc với máy tính cá nhân khi còn nhỏ cùng với những người bạn như Paul Allen. 

Thể hiện rất nhiều năng khiếu và hứa hẹn, Bill Gates đã đăng ký vào Harvard, nơi ông gặp Steve Ballmer trước khi bỏ học để thành lập Microsoft. 

Với sự giúp đỡ của Allen, Ballmer và những người khác, Bill Gate đã xây dựng nền Microsoft, hiện được định giá hơn một nghìn tỷ đô la dựa trên vốn hóa thị trường, biến nó thành một trong những công ty công nghệ lớn nhất và có ảnh hưởng nhất thế giới. 

Năm 2020, Bill Gates quyết định rời khỏi hội đồng quản trị Microsoft, để tập trung nỗ lực cá nhân vào Quỹ Bill & Melinda Gates.

Oprah Winfrey

Oprah Winfrey là một trong những tấm gương khá nổi bật về câu chuyện thành công của người Mỹ. Oprah Winfrey đã tiết lộ rằng cô là nạn nhân của cuộc xâm hại thể xác khi mới 9 tuổi và cô đã mang thai ở tuổi 14. 

Tuy nhiên, đứa trẻ đã ra đi trong quá trình sinh.Vượt qua các nỗi mặc cảm và sợ hãi, cô ấy đã vực dậy bản thân và tự tin tạo ra chương trình truyền hình đầu tiên năm 1983.  Winfrey đã phát triển thương hiệu riêng cho mình và thành lập một công ty đa phương tiện tên là Harpo Studios, được thành lập năm 1988. 

Winfrey đã kết hợp cùng Discovery Communications, thành lập OWN (Oprah Winfrey Network) vào năm 2008, một công ty truyền thông khác thu hút hàng triệu khán giả truyền hình. Winfrey, một nhân vật truyền hình đã trở thành doanh nhân, có giá trị tài sản ròng là 2,6 tỷ USD tính đến ngày 5 tháng 12 năm 2021.

Doanh nhân Phạm Nhật Vượng

Doanh nhân Phạm Nhật Vượng là một trong những Tỷ phú Việt Nam được thế giới thừa nhận và ông đứng thứ 974 trong danh sách những tỷ phú giàu nhất trên thế giới (năm 2013). Hiện nay, ông đang là chủ tịch tập đoàn Vingroup, với tổng số tài sản lên đế 8.3 tỷ USD. 

Doanh nhân Phạm Nhật Vượng khởi nghiệp tại Ukraina với thương hiệu mì gói Mivina. Thương hiệu mì gói này đã được giowis thiệu thành công ở các quốc gia Đông Âu, đem về mức doanh thu khổng lồ. 

Năm 2000, ông bắt đầu đầu tư thị trường bất động sản Việt Nam với hàng loạt các dự án và công trình tên tuổi như Vincom, Landmark 81, v.v. Bên cạnh đó, ông cũng mở rộng thương hiệu qua nhiều lĩnh vực như Du lịch- Khách sạn, Vui chơi-giải trí, v.v.

Doanh nhân Nguyễn Thị Phương Thảo

Doanh nhân Nguyễn Thị Phương Thảo được Forbes ghi nhận là nữ tỷ phú đầu tiên tại Việt Nam và khu vực Đông Nam Á. Tạp chí Forbes Châu Á đã vinh danh bà trở thành 25 người phụ nữ doanh nhân quyền lực nhất Châu Á. Hiện bà đang nắm giữ nhiều vị trí quan trọng của nhiều công ty kinh tế trọng điểm của Việt Nam như:

  • CEO Vietjet Air
  • Cổ đông sáng lập Sovico Holdings
  • Phó chủ tịch Thường trực HĐQT-HDBank
  • Chủ tịch Công ty địa ốc Phú Long
  • Chủ tịch HĐQT Công ty Sovico Ltd (Liên bang Nga).

Doanh nhân Đặng Lê Nguyên Vũ

Doanh nhân Đặng Lê Nguyên Vũ được mệnh danh là “Vua cà phê Việt Nam”. Ông không chỉ là một người thành công và nổi tiếng với thương hiệu cà phê mà ông còn được kính trọng bởi các triết lý sống sâu sắc. Ngoài kinh doanh, ông cũng thường xuyên cổ vũ và ủng hộ các bạn trẻ mới khởi nghiệp. 

Ông luôn nuôi khát khao góp một phần sức lực để đưa nền kinh tế Việt Nam ra thế giới. Mục tiêu hiện tại ông đang hướng đến là toàn cầu hoá Trung Nguyên, đóng góp chiến lược quốc gia phát triển Việt Nam và theo đuổi học thuyết cà phê trên phạm vi toàn cầu.

Phẩm chất quan trọng nhất của một businessman là kỹ năng lãnh đạo
Phẩm chất quan trọng nhất của một businessman là kỹ năng lãnh đạo

Đọc thêm: Business Analyst Là Gì? Lương Business Analyst Có Cao Không?

Lời kết 

Hy vọng qua bài viết trên bạn đã nắm rõ khái niệm mới về Businessman là gì. Businessman là một trong những người quan trọng để giúp phát triển nền kinh tế và xã hội của mỗi đất nước. Tuy nhiên, để trở thành một Businessman không hề đơn giản, bạn cần có niềm đam mê kinh doanh và luôn trau dồi kiến thức của bản thân.

Theo dõi Glints để xem thêm nhiều thông tin hữu ích khác nhé!

Tác Giả

ứng tuyển tại glints
tải mẫu cv file word