Marketing Mix hay Marketing hỗn hợp là một trong số các chiến lược Marketing phổ biến nhất hiện nay. Mô hình 4Ps (Price, Place, Product, Promotion) được coi là cốt lõi của chiến lược này. Trong đó, yếu tố Place mang nhiều ý nghĩa đặc biệt liên quan đến việc phân phối sản phẩm.
Trong bài viết dưới đây, Glints sẽ cùng bạn tìm hiểu tất tần tật những điều cần biết về Place trong Marketing Mix.
Tổng quan về Place trong Marketing Mix?
Place trong Marketing Mix là nơi bán và các kênh phân phối mà bạn sử dụng. Chúng được sử dụng để đưa sản phẩm của bạn đến tay khách hàng. Việc tìm đúng nơi để tiếp thị và bán sản phẩm của bạn là yếu tố quan trọng trong việc tiếp cận đối tượng mục tiêu. Sẽ là thiếu hiệu quả nếu bạn đặt sản phẩm ở một nơi mà khách hàng không ghé thăm. Trong khi đó, việc trình bày sản phẩm.
Để quyết định nơi tốt nhất để tiếp thị và bán sản phẩm của mình, bạn nên cân nhắc nghiên cứu các địa điểm mà đối tượng mục tiêu của bạn mua sắm và tiêu thụ thông tin. Trả lời các câu hỏi dưới đây sẽ giúp bạn tìm được điểm bản lý tưởng:
- Bạn sẽ bán sản phẩm của mình ở đâu?
- Đối tượng mục tiêu của bạn hay mua sắm ở đâu?
- Kênh phân phối nào là tốt nhất để tiếp cận thị trường mục tiêu của bạn?
Place và kênh phân phối trong Marketing Mix
Place trong Marketing Mix bao gồm địa điểm truyền thống và kênh phân phối. Kênh phân phối được định nghĩa là các hoạt động và quy trình cần thiết để chuyển một sản phẩm từ người sản xuất đến người tiêu dùng. Trong kênh bao gồm các trung gian tham gia vào hoạt động vận chuyển. Các trung gian này là các công ty bên thứ ba. Họ đóng vai trò là nhà bán buôn, nhà vận chuyển, nhà bán lẻ và cung cấp cơ sở vật chất kho bãi.
Kênh trực tiếp
Trong kênh này, nhà sản xuất trực tiếp cung cấp sản phẩm cho người tiêu dùng. Trong trường hợp này, doanh nghiệp có thể sở hữu tất cả các yếu tố của kênh phân phối hoặc bán thông qua một địa điểm bán lẻ cụ thể. Bán hàng qua Internet hay Livestream cũng là những cách để bán hàng trực tiếp cho người tiêu dùng. Một lợi ích của phương pháp này là công ty có toàn quyền kiểm soát sản phẩm. Ngoài ra, hình ảnh của sản phẩm và trải nghiệm người dùng cũng sẽ được kiểm soát.
Kênh gián tiếp
Trong kênh này, công ty sẽ sử dụng trung gian để bán sản phẩm cho người tiêu dùng. Công ty có thể bán cho người bán buôn hay người phân phối thứ cấp của cửa hàng bán lẻ. Điều này có thể làm tăng giá sản phẩm vì trung gian sẽ nhận được phần trăm lợi nhuận. Kênh này có thể trở nên cần thiết đối với các nhà sản xuất lớn, những người bán thông qua hàng trăm nhà bán lẻ nhỏ.
Một vài chiến lược phổ biến về Place trong Marketing Mix
Hai loại chiến lược phân phối chính của Place trong Marketing Mix là trực tiếp và gián tiếp. Ngoài ra, có nhiều kiểu phân phối mang nhiều sắc thái hơn thuộc hai loại kể trên. Chúng bao gồm: phân phối rộng khắp, độc quyền và chọn lọc. Nhưng chính xác thì những phương pháp này đòi hỏi những gì? Hãy cùng đi vào từng chiến lược này để bạn có thể xác định phương pháp nào là tốt nhất.
Chiến lược phân phối rộng khắp (intensive)
Chiến lược phân phối rộng khắp – intensive, là một chiến lược quan trọng của Place trong Marketing Mix. Ở đây, sản phẩm sẽ được đưa vào càng nhiều điểm bán lẻ càng tốt. Ví dụ, kẹo cao su là một sản phẩm thường sử dụng chiến lược này. Bạn có thể tìm thấy kẹo cao su tại các trạm xăng, cửa hàng tạp hóa, trong máy bán hàng tự động và tại các địa điểm bán lẻ như Circle K.
Phương pháp này xoay quanh việc tạo ra một số lượng lớn hàng hóa có sẵn ở nhiều địa điểm. Những mặt hàng này thường không yêu cầu việc nghiên cứu trước khi mua hàng. Thay vào đó, những mặt hàng này là những giao dịch nhỏ, không tốn nhiều nỗ lực để cân nhắc.
Chiến lược phân phối độc quyền (exclusive)
Một chiến lược độc đáo khác của Place trong Marketing Mix là chiến lược phân phối độc quyền (exclusive). Khi đó nhà sản xuất sẽ thỏa thuận với nhà bán lẻ để chỉ bán sản phẩm của mình. Các doanh nghiệp cũng có thể bán hàng trực tiếp tại các cửa hàng mang thương hiệu của riêng họ. Đây là một ví dụ khác về phân phối độc quyền. Ví dụ: khách hàng không thể mua Lamborghini ở bất kỳ địa điểm nào – họ cần đến đại lý Lamborghini để mua chúng.
Một ví dụ về thỏa thuận phân phối độc quyền trong đó nhà sản xuất và nhà bán lẻ hợp tác là thỏa thuận trước đó mà Apple đã có với AT&T trong việc phân phối iPhone. Thỏa thuận này khiến mọi người từ bỏ gói điện thoại của họ với các công ty khác để họ có thể sở hữu sản phẩm độc quyền này. Chiến lược phân phối này đặc biệt hiệu quả đối với các mặt hàng độc quyền, có nhu cầu lớn.
Chiến lược phân phối chọn lọc (selective)
Phân phối có chọn lọc là chiến lược ở giữa phân phối rộng khắp và phân phối độc quyền. Đây cũng là chiến lược hiệu quả nhất về Place trong Marketing Mix. Với chiến lược này, sản phẩm được phân phối ở nhiều địa điểm, nhưng không nhiều như với chiến lược phân phối rộng khắp.
Ví dụ, quần áo từ các thương hiệu khác nhau có thể được cung cấp một cách chọn lọc. Gucci có thể chọn phân phối các mặt hàng của mình ở cửa hàng của riêng họ. Ngoài ra, họ cũng lựa chọn phân phối sản phẩm ở một số cửa hàng hạng sang khác. Bạn sẽ chẳng bao giờ thấy một cái túi Gucci được bán ở Coopmart hay Big C. Điều này có thể giúp tạo ra một thông điệp ẩn về tính cao cấp của thương hiệu. Ngoài ra, còn giúp Gucci gia tăng độ nhận diện thương hiệu ở phân khúc khách hàng nhất định.
Đọc thêm: Chiến Lược Marketing Phân Biệt Lợi Hại Như Thế Nào?
Tầm ảnh hưởng của các yếu tố khác trong Marketing Mix đến Place
Không có yếu tố nào của Marketing Mix hoạt động riêng lẻ và Place cũng không ngoại lệ. Thông tin rút ra từ yếu tố này sẽ là đầu vào ở yếu tố kia. Đó là lý do tại sao khi định hình chiến lược phân phối, đầu vào cần phải được lấy từ tất cả các yếu tố khác của mô hình 4Ps. Và hơn hết, mọi cân nhắc cần được giải quyết bằng cách kết hợp các yếu tố với nhau.
Sản phẩm, giá cả và khuyến mãi có thể có những tác động sau đến Place trong Marketing Mix:
Tầm ảnh hưởng của Price (giá cả)
Team Marketing là những người thực hiện đánh giá mức giá phù hợp cho một sản phẩm. Đây là mức giá mà khách hàng sẽ sẵn sàng thực hiện giao dịch. Mức giá thường sẽ giúp quyết định loại kênh phân phối. Nếu mức giá này không có biên lợi nhuận cao, một công ty có thể chọn sử dụng ít trung gian hơn trong kênh của mình để đảm bảo rằng mọi người đều được cắt giảm với chi phí hợp lý cho nhà sản xuất.
Tầm ảnh hưởng của Product (sản phẩm)
Ngoài Price thì Product cũng là một yếu tố khác ảnh hưởng đến Place trong Marketing Mix. Loại sản phẩm đang được sản xuất thường là yếu tố quyết định ảnh hưởng đến kênh phân phối. Một sản phẩm dễ vỡ sẽ cần sự sắp xếp đặc biệt. Trong khi các sản phẩm bền hoặc chắc chắn sẽ không yêu cầu xử lý tinh vi như vậy.
Tầm ảnh hưởng của Promotion (quảng bá)
Bản chất của sản phẩm cũng có tác động đến hình thức khuyến mại được dùng. Các quyết định quảng bá sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến các quyết định phân phối. Hàng hóa dùng một lần hoặc hàng hóa sử dụng hàng ngày không yêu cầu quá nhiều kênh đặc biệt. Nhưng đối với một chiếc ô tô, cần có sự tương tác lớn của nhân viên bán hàng và người dùng. Đối với loại sản phẩm này, có thể cần một Place đặc biệt trong Marketing Mix – kênh chuyên gia.
Đọc thêm: Các Bước Xây Dựng Một Plan Marketing Tổng Thể
Kết luận
Place đóng vai trò rất quan trọng trong Marketing Mix do nó có khả năng theo dõi việc bán sản phẩm và chăm sóc khách hàng. Một chiến lược phân phối hiệu quả sẽ giúp bạn sử dụng hết tiềm năng của doanh nghiệp.
Thông qua bài viết trên, Glints đã cùng bạn tìm hiểu nhiều khía cạnh về Place trong Marketing Mix. Hy vọng đây sẽ là thông tin bổ ích trên hành trình bước chân vào giới kinh doanh của bạn. Nếu có bất kì câu hỏi nào, đừng ngần ngại điền vào phần Comment ngay phía dưới để Glints có thể giải đáp mọi thắc mắc của bạn nhé!
Tác Giả