Marketing là một ngành phát triển nhanh chóng. Không chỉ cách thức làm marketing, công cụ, hay chiến lược mà ngay cả thuật ngữ marketing cũng mở rộng không ngừng. Để hiểu rõ về ngành marketing cũng như không bị tụt hậu trong ngành này, bạn cần nắm trong tay từ điển chuyên ngành marketing và các thuật ngữ marketing.
Trong bài viết này, Glints tổng hợp những từ vựng tiếng Anh chuyên ngành marketing phổ biến nhất. Cùng tìm hiểu nhé!
Những thuật ngữ chuyên ngành marketing nói chung
1. Digital marketing
Digital marketing là chiến lược dùng Internet, kỹ thuật số làm phương tiện cho các hoạt động marketing nhằm tiếp cận và thu hút khách hàng.
Digital marketing bao gồm nhiều hình thức khác nhau như social media marketing, video marketing, tối ưu công cụ tìm kiếm, quảng cáo hiển thị, v.v.
2. Inbound marketing
Inbound marketing là một phương pháp tiếp cận khách hàng bằng cách lấy khách hàng làm trung tâm.
Inbound marketing được triển khai thông qua việc cung cấp nội dung có giá trị và liên quan đến đối tượng mục tiêu. Các kênh để phân phối nội dung bao gồm blog, social media, SEO, v.v.
3. Brand awareness
Brand awareness có nghĩa là nhận diện thương hiệu. Làm nhận diện thương hiệu chính là những nỗ lực giúp mọi người ghi nhớ và nhận ra một thương hiệu.
Tuy nhiên, đó không chỉ đơn giản là họ nhớ đến thương hiệu đã tạo ra sản phẩm gì và còn là sự công nhận của họ đối với giải pháp mà sản phẩm mang lại.
Nhận diện thương hiệu, vì thế, không chỉ thể hiện qua các yếu tố hiện hữu như logo, màu sắc, khẩu hiệu, mà còn nằm ở sản phẩm, dịch vụ.
4. Positioning
Positioning (định vị thương hiệu) là cách xây dựng vị trí của doanh nghiệp trong nhận thức của khách hàng.
Mục đích của việc định vị thương hiệu là giúp cho doanh nghiệp khác biệt với đối thủ cạnh tranh và có lợi thế trên thị trường.
Đọc thêm: Bí Kíp A-Z Về Cách Lập Bản Đồ Định Vị Thương Hiệu
5. Buyer persona
Buyer persona (tính cách người mua) hiểu nôm na là một hình mẫu giả định về người dùng/người mua. Buyer persona hiểu nôm na là chân dung đối tượng khách hàng mục tiêu.
Buyer persona thường bao gồm nhân khẩu học, tâm lý học hành vi, v.v. Xây dựng buyer persona cụ thể giúp doanh nghiệp dễ dàng định hướng các chiến lược marketing, kinh doanh, và dịch vụ khách hàng.
6. Lead nurturing
Lead nuturing là quá trình giáo dục và xây dựng niềm tin với khách hàng tiềm năng để định hướng họ trên hành trình khách hàng (buyer’s journey).
7. Contextual marketing
Contextual marketing (tiếp thị theo ngữ cảnh) cung cấp các nội dung và trải nghiệm phong phú cho người dùng đúng lúc, đúng nơi dựa vào nhu cầu của họ.
8. Ideal customer profile (ICP)
Ideal customer profile (hồ sơ khách hàng lý tưởng) là bản mô tả chi tiết về khách hàng tiêm năng của doanh nghiệp.
ICP có thể bao gồm bao gồm các đặc điểm về nhân khẩu học, địa lý, tâm lý, hành vi tiêu dùng, sở thích, thu nhập, nỗi đau của khách hàng.
9. Marketing automation
Marketing automation là việc vận dụng các công cụ/kỹ thuật để tự động hoá các nhiệm vụ marketting.
Các công cụ/phần mềm marketing automation cho phép bạn phân phối nội dung đến đối tượng mục tiêu nhanh chóng, hiệu quả, và tập trung. Từ đó tăng hiệu quả và giảm chi phí.
10. Segmentation
Segmentation (phân khúc thị trường) là hoạt động chia các khách hàng/khán giả thành các nhóm/phân khúc khác nhau dựa trên những đặc điểm chung của họ.
11. End-user
End-user là người dùng cuối cùng, người cuối cùng trực tiếp trải nghiệm sản phẩm/dịch vụ.
12. Case study
Từ điển chuyên ngành marketing về các chỉ số đo lường (metrics)
1. Churn rate
Churn rate là gì? Đây là đơn vị đo lường phần trăm tỷ lệ người dùng rời đi hoặc ngừng sử dụng sản phẩm/dịch vụ của bạn. Một ví dụ dễ hiểu là phần trăm khách hàng ngừng đăng ký gói cước mạng hàng tháng.
Công thức tính churn rate:
Churn rate = Tổng khách hàng churn : Tổng khách hàng
2. Cost per lead
Cost per lead (CPL) là số tiền mà bạn phải bỏ ra để thu về một lead.
Một ví dụ thường thấy là quảng cáo trả phí (paid advertising). Bạn sẽ thấy sự tương quan trực tiếp giữa số tiền phải chi trả cho Google Ads với số lượng lead bạn mang về cho website của mình.
3. Key performance indicator (KPI)
Key performance indicator được dùng để theo dõi quy trính thực hiện các nhiệm vụ nhằm đạt được mục tiêu marketing.
Thông qua việc đặt ra những KPI đúng đắn, bạn sẽ dễ dàng đánh giá được tiến độ, hiệu quả của chiếc lược marketing, từ đó biết đâu là cái cần cải thiện.
4. Customer lifetime value (CLV)
Customer lifetime value (giá trị vòng đời của khách hàng) là giá trị mà khách hàng mang lại cho doanh nghiệp của bạn trong suốt quà trình họ sử dụng sản phẩm/dịch vụ của bạn.
Khách hàng càng trung thành thì giá trị vòng đời (CLV) càng cao.
5. Net promoter score (NPS)
Net promoter score là chỉ số đo lường mức độ hài lòng của khách hàng về sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp và giới thiệu với bạn bè của họ.
Chỉ số này được đo trên thang điểm từ 1 đến 10.
Đọc thêm: Top 7 Khoá Học Marketing Cho Người Mới Bắt Đầu
Nguồn tham khảo:
Marketing terms
Tác Giả