Phụ cấp thâm niên là gì? Cách tính phụ cấp thâm niên

Phụ cấp thâm niên là gì và có ý nghĩa gì đối với người lao động? Trong một số ngành nghề, sau khi người lao động kết thúc quá trình làm việc hoặc đã gắn bó lâu dài với một cơ quan nào đó, họ sẽ được hưởng một số quyền lợi như nhận thưởng, hưởng lương hưu, hoặc phụ cấp thâm niên. 

Thâm niên là gì? 

Hiện nay pháp luật Việt Nam không có quy định nào cụ thể về định nghĩa thâm niên là gì. Chúng ta có thể hiểu đơn giản thâm niên là quá trình làm việc liên tục được tính theo năm của người lao động trong một cơ quan nhà nước thuộc một ngành, nghề nhất định. Thâm niên trong tiếng Anh là Seniority. 

Phụ cấp thâm niên là gì? 

Phụ cấp thâm niên là khoản tiền được chi trả cho người lao động làm việc liên tục nhiều năm trong một cơ quan thuộc lĩnh vực nào đó. Đây là khoản phụ cấp mà người lao động xứng đáng được nhận vì sự gắn bó lâu dài và cống hiến bền bỉ của họ cho công ty, cơ quan. Phụ cấp thâm niên có ý nghĩa ghi nhận sự đóng góp của nhân viên và động viên, khuyến khích họ tiếp tục làm việc, gắn bó với nghề nghiệp và nơi làm việc. 

phụ cấp thâm niên
Phụ cấp thâm niên

Cách xác định thâm niên công tác

Theo tinh thần của Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018 về cải cách chính sách tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang và người lao động trong doanh nghiệp do Ban Chấp hành Trung ương ban hành, có 3 nhóm đối tượng được hưởng phụ cấp thâm niên: quân đội, công an và cơ yếu. 

Trong đó, mốc thời gian để các đối tượng này được hưởng phụ cấp thâm niên theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành là 60 tháng làm việc. 

Để biết cách xác định thâm niên công tác đúng đắn, cần lưu ý những quy định sau về thời gian không được tính phụ cấp thâm niên: 

  1. Thời gian người lao động bị đình chỉ công tác, thời gian bị tạm giữ, thời gian chấp hành án, đảo ngũ. 
  2. Thời gian nghỉ việc riêng không hưởng lương trong hơn 1 tháng. 
  3. Thời gian nghỉ chế độ đau ốm, thai sản vượt quá quy định của pháp luật. 
  4. Thời gian tập sự. 
  5. Thời gian thực hiện chế độ công chức dự bị 
  6. Thời gian làm các công việc được xếp theo ngạch hoặc vị trí không nằm trong các trường hợp được hưởng phụ cấp thâm niên nghề. 

Các đối tượng được nhận phụ cấp thâm niên 

Theo quy định của pháp luật, phụ cấp thâm niên là khoản tiền bắt buộc đối với cơ quan nhà nước và thường được tính bù vào tiền lương hàng tháng. 

Vậy cụ thể đối tượng được hưởng phụ cấp thâm niên là ai? 

Theo Nghị quyết 27, Nghị định 77/2021/NĐ-CP quy định về chế độ phụ cấp thâm niên nhà giáo của Bộ chính trị, các đối tượng được hưởng phụ cấp thâm niên theo quy định của pháp luật bao gồm: 

  • Nhà giáo gồm viên chức chuyên ngành giáo dục, đào tạo (mang mã số có các ký tự đầu là V.07) và viên chức chuyên ngành giáo dục nghề nghiệp (mang mã số có các ký tự đầu là V.09) thuộc danh sách trả lương được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt, đang giảng dạy, giáo dục trong các cơ sở giáo dục công lập được Nhà nước cấp kinh phí hoạt động (bao gồm nguồn thu từ ngân sách nhà nước cấp và các nguồn thu sự nghiệp theo quy định của pháp luật).
  • Nhà giáo thuộc danh sách trả lương được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt, đang giảng dạy, hướng dẫn thực hành, thí nghiệm tại các tàu huấn luyện, xưởng trường, trạm, trại, trung tâm thực hành, phòng thí nghiệm, phòng bộ môn của cơ sở giáo dục phổ thông, cơ sở giáo dục thường xuyên, cơ sở giáo dục nghề nghiệp, cơ sở giáo dục đại học công lập.
  • Các đối tượng không thuộc quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này mà giữ mã số có các ký tự đầu là V.07 và V.09 không thuộc đối tượng được hưởng phụ cấp thâm niên nhà giáo.

Phụ cấp thâm niên không xuất hiện nhiều ở doanh nghiệp. Tuy nhiên, doanh nghiệp cũng có thể sử dụng phụ cấp thâm niên để tính phụ cấp cho người lao động. Số tiền phụ cấp thâm niên phụ thuộc vào quy định và năng lực tài chính của doanh nghiệp. 

Ngoài ra, Theo Nghị định số 204/2004/NĐ-CP hướng dẫn bởi Thông tư 04/2005/TT-BNV: 

  • Cán bộ, công chức, viên chức được bổ nhiệm vào ngạch công chức, viên chức nào (sau đây viết tắt là ngạch) hoặc chức danh chuyên môn, nghiệp vụ nào thuộc ngành Tòa án, ngành Kiểm sát (sau đây viết tắt là chức danh) thì xếp lương theo ngạch hoặc chức danh đó.
  • Cán bộ giữ chức danh do bầu cử thuộc diện xếp lương chuyên môn, nghiệp vụ và hưởng phụ cấp chức vụ lãnh đạo thì xếp lương theo ngạch, bậc công chức hành chính và hưởng phụ cấp chức vụ lãnh đạo của chức danh bầu cử hiện đang đảm nhiệm.
  • Cán bộ, công chức, viên chức giữ chức danh lãnh đạo (bầu cử, bổ nhiệm) nào thì xếp lương chức vụ hoặc hưởng phụ cấp chức vụ theo chức danh lãnh đạo đó. Nếu một người giữ nhiều chức danh lãnh đạo khác nhau thì xếp lương chức vụ hoặc hưởng phụ cấp chức vụ của chức danh lãnh đạo cao nhất. Nếu kiêm nhiệm chức danh lãnh đạo đứng đầu cơ quan, đơn vị khác mà cơ quan, đơn vị này được bố trí biên chế chuyên trách người đứng đầu thì được hưởng thêm phụ cấp kiêm nhiệm.
  • Các đối tượng thuộc lực lượng vũ trang và cơ yếu quy định hưởng lương theo bảng lương nào thì xếp lương theo bảng lương đó.

Quy định về phụ cấp thâm niên theo Bộ luật lao động 

Bộ luật lao động năm 2019 chưa có quy định cụ thể về phụ cấp thâm niên trong doanh nghiệp nói chung. Thay vào đó, bộ luật có quy định phụ cấp thâm niên cho một số ngành nghề thuộc quản lý của nhà nước như cán bộ công chức nhà nước chẳng hạn như giáo viên. 

Tuy nhiên, trong Điều 4 Thông tư 47/2015/TT-BLĐTBXH có quy định về phụ cấp lương. Đối chiếu với quy định này, có thể đánh giá phụ cấp thâm niên là phụ cấp lương. Do đó, việc xác định phụ cấp thâm niên nói chung có thể được thực hiện theo tinh thần của Điều 103 Bộ luật lao động năm 2019 về chế độ nâng lương, nâng bậc, phụ cấp, trợ cấp như sau: 

Chế độ nâng lương, nâng bậc, phụ cấp, trợ cấp và các chế độ khuyến khích đối với người lao động được thoả thuận trong hợp đồng lao động, thoả ước lao động tập thể hoặc quy định của người sử dụng lao động.”

Vậy, để áp dụng thực hiện phụ cấp thâm niên đúng đắn, chúng ta cần hiểu rõ về quy định chính thức về phụ cấp lương. Đây là điều rất cần thiết để quy định cách tính phụ cấp thâm niên trong doanh nghiệp một cách hợp lý. 

Cụ thể quy định về phụ cấp lương như thế nào? 

Theo Điều 4 Thông tư 47/2015/TT-BLĐTBXH: 

Mức lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác thoả thuận ghi trong hợp đồng lao động được quy định như sau: 

  • Mức lương, ghi mức lương tính theo thời gian của công việc hoặc chức danh theo thang lương, bảng lương do người sử dụng lao động xây dựng theo quy định của pháp luật lao động mà hai bên đã thỏa thuận. Đối với người lao động hưởng lương theo sản phẩm hoặc lương khoán thì ghi mức lương tính theo thời gian để xác định đơn giá sản phẩm hoặc lương khoán.
  • Phụ cấp lương, ghi các khoản phụ cấp lương mà hai bên đã thỏa thuận, cụ thể:

a) Các khoản phụ cấp lương để bù đắp yếu tố về điều kiện lao động, tính chất phức tạp công việc, điều kiện sinh hoạt, mức độ thu hút lao động mà mức lương thỏa thuận trong hợp đồng lao động chưa được tính đến hoặc tính chưa đầy đủ.

b) Các khoản phụ cấp lương gắn với quá trình làm việc và kết quả thực hiện công việc của người lao động.

  • Các khoản bổ sung khác, ghi các khoản bổ sung mà hai bên đã thỏa thuận, cụ thể:

a) Các khoản bổ sung xác định được mức tiền cụ thể cùng với mức lương thỏa thuận trong hợp đồng lao động và trả thường xuyên trong mỗi kỳ trả lương.

b) Các khoản bổ sung không xác định được mức tiền cụ thể cùng với mức lương thỏa thuận trong hợp đồng lao động, trả thường xuyên hoặc không thường xuyên trong mỗi kỳ trả lương gắn với quá trình làm việc, kết quả thực hiện công việc của người lao động.

Cách tính phụ cấp thâm niên 

cách tính phụ cấp thâm niên
Cách tính phụ cấp thâm niên

Theo Điều 4, Nghị Định 77/2021/NĐ-CP quy định về mức phụ cấp thâm niên như sau: 

  • Nhà giáo tham gia giảng dạy, giáo dục có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc đủ 5 năm (60 tháng) được tính hưởng phụ cấp thâm niên bằng 5% mức lương hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có). Từ năm thứ sáu trở đi, mỗi năm (đủ 12 tháng) được tính thêm 1%
  • Phụ cấp thâm niên được tính trả cùng kỳ lương hàng tháng và được dùng để tính đóng, hưởng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp.
  • Cách tính mức tiền phụ cấp thâm niên hàng tháng:
Mức tiền phụ cấp thâm niên = Hệ số lương theo chức danh nghề nghiệp viên +  hệ số phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có) hiện hưởng x Mức lương cơ sở do Chính phủ quy định từng thời kỳ x Mức (%) phụ cấp thâm niên được hưởng

Trên đây là tổng hợp những thông tin cần biết về phụ cấp thâm niên theo quy định của pháp luật Việt Nam. 

Đọc thêm: Bonus Là Gì? Có Tất Cả Bao Nhiêu Loại Bonus?

Tác Giả

ứng tuyển tại glints
tải mẫu cv file word