Đối với bất kỳ thương hiệu nào, việc tương tác và gắn kết với khách hàng là mục đích chính của họ. Một trong những hoạt động giúp doanh nghiệp hiện thực hóa điều này là Engagement Marketing.
Vậy Engagement trong Marketing là gì, mời bạn cùng Glints tìm hiểu qua bài viết này nhé.
Engagement trong marketing là gì?
Engagement Marketing hay marketing tương tác là hình thức thương hiệu tương tác hai chiều với khách hàng mục tiêu bằng các nội dung thú vị, qua đó tạo ra các tương tác có giá trị.
Hình thức marketing độc đáo này khuyến khích và thu hút khách hàng tham gia vào trải nghiệm với thương hiệu.
5 loại engagement phổ biến
Engagement trong Marketing có nhiều hình thức khác nhau, các doanh nghiệp có thể lựa chọn loại hình phù hợp để thu hút công chúng.
Marketing tương tác mang tính linh hoạt tốt, qua đó cho phép doanh nghiệp có thể điều chỉnh chiến lược sao cho phù hợp với tính cách và tinh thần của thương hiệu hay những gì mà công chúng mục tiêu phản hồi.
Active engagement
Với hình thức này, mục đích chính là thu hút những tương tác tích cực của công chúng với các kênh của thương hiệu. Chẳng hạn, thương hiệu khuyến khích người dùng chia sẻ trải nghiệm sử dụng sản phẩm, hoặc chia sẻ sản phẩm mới đến bạn bè.
Đối với Active engagement, thương hiệu cần xác định và giải thích chính xác những điều mà mình mong muốn khách hàng thực hiện.
Ethical engagement
Đạo đức của thương hiệu là điều mà nhiều người tiêu dùng quan tâm. 73% khách hàng thuộc gen Y cho biết, họ sẵn sàng chi tiêu cho các thương hiệu kinh doanh có đạo đức.
Ethical Engagement về cơ bản là việc thương hiệu thể hiện cam kết của mình với nhân viên, khách hàng, cộng đồng. Đó có thể là một hoạt động bảo vệ môi trường, cam kết tạo ra các sản phẩm an toàn với môi trường, khuyến khích nhân viên sống life balance v.v.
Qua đó, giúp khách hàng trở nên gắn kết với thương hiệu nhiều hơn.
Contextual engagement
Contextual engagement là một hình thức tương tác mà doanh nghiệp có thể nhận ra qua các phân tích hành vi của người tiêu dùng.
Sau đó, doanh nghiệp sẽ thiết kế và tạo ra những nội dung hấp dẫn khách hàng từ những thông tin thu thập được.
Convenient engagement
Convenient engagement mang lại cho khách hàng sự tiện lợi và thuận tiện nên họ có thể mua nhiều hơn, tương tác với thương hiệu nhiều hơn.
Bằng cách tạo ra trải nghiệm mua sắm liền mạch và đơn giản khi khách hàng chỉ cần nhấn nút Dash khi họ muốn mua lần lại sản phẩm, đây được coi là một ví dụ điển hình cho hình thức này.
Emotional engagement
Trong marketing, cảm xúc đóng một vai trò quan trọng để một chiến dịch đạt hiệu quả. Cảm xúc giúp tạo ra ấn tượng mạnh mẽ và đi sâu vào tâm trí của công chúng, thúc đẩy họ ra quyết định mua hàng.
Emotional engagement là hoạt động xây dựng và củng cố mối quan hệ giữa khách hàng và doanh nghiệp.
Đọc thêm: SEM Là Gì? Tìm Hiểu Công Cụ Không Thể Thiếu Trong Marketing
Lợi ích của engagement trong marketing là gì?
Cùng Glints tìm hiểu những lợi ích mà hoạt động marketing tương tác mang lại cho thương hiệu.
Tăng uy tín thương hiệu
Nếu doanh nghiệp hoạt động với một chiến lược Content Marketing, thì làm thế nào để bài viết của mình nằm trong kết quả ưu tiên của Google là một thách thức lớn.
Một trong những cách thực hiện điều này là sử dụng kỹ thuật SEO – Tối ưu công cụ tìm kiếm (Search Engine Optimization) để làm “hài lòng” thuật toán của Google, thuật toán này thiết lập xếp hạng thông qua các tiêu chí khác nhau.
Một trong số đó là quyền hạn của miền và được xác định bởi một chuỗi các yếu tố như external links, lượt kết nối, lượng truy cập. Bằng việc tập trung vào sự tương tác của khách hàng tiềm năng, bạn có thể tạo ra một cơ chế giúp tăng quyền hạn của miền và nâng cao vị trí của bài viết.
Để nó được hoạt động, doanh nghiệp cần thúc đẩy tương tác trên tất cả các kênh của mình như: mạng xã hội, blog cá nhân, v.v.
Cung cấp kiến thức về chân dung khách hàng
Để thực hiện một chiến lược truyền thông và marketing hiệu quả thì việc hiểu rõ các đặc điểm của công chúng mục tiêu là điều đặc biệt quan trọng.
Khi công chúng tương tác với nội dung của bạn, họ mở ra một cuộc hội thoại hai chiều. Những hành động này sẽ là “tài sản” của doanh nghiệp giúp họ thấu hiểu hơn về insight, hành vi của công chúng mục tiêu.
Cho phép tối ưu hóa chiến lược
Kết quả của việc hiểu chân dung người mua là việc giúp bạn tối ưu hóa chiến lược của mình.
Ví dụ về hình thức tiếp cận bằng email marketing, nếu bạn chèn các liên kết email gửi đến khách hàng mục tiêu, bạn có thể đo lường chiến dịch nào nhận được nhiều lượt click nhất.
Từ đó, bạn có thể áp dụng A/B test để tìm ra yếu tố nào hiệu quả nhất trong việc thu hút sự chú ý của công chúng. Tiếp theo, bạn chỉ cần thực hiện điều chỉnh để gia tăng tỷ lệ thành công.
Tăng khả năng tiếp cận của thương hiệu một cách tự nhiên
Nhiều người suy nghĩ rằng digital marketing giống như việc nó được một lượng lớn đầu từ từ quảng cáo. Nhưng các chiến lược như Inbound Marketing chứng minh rằng điều này hoàn toàn không có thực.
Nếu như bạn nhận được một tỷ lệ tương tác lớn, điều này sẽ giúp bạn gia tăng lượt tiếp cận tự nhiên cận trên các kênh của bạn, nâng cao vị trí của bài viết trên các công cụ tìm kiếm, tương tác với khách hàng thường xuyên chia sẻ những trải nghiệm tích cực tới bạn bè của họ, v.v.
Áp dụng engagement marketing như thế nào?
Sau khi đã hiểu rõ về các lợi ích của Engagement trong Marketing, việc tiếp theo bạn cần biết là tìm hiểu cách áp dụng hình thức này vào doanh nghiệp của mình.
Tương tự với các chiến lược, thành công của bạn phụ thuộc vào hướng tiếp cận và tối ưu kế hoạch liên tục.
Dưới đây là một vài tip quan trọng giúp bạn áp dụng thành công hình thức này.
Tùy chỉnh trải nghiệm
Cá nhân hóa dịch vụ là nền tảng để đưa khách hàng đến gần với thương hiệu hơn và tạo dựng sự uy tín của thương hiệu. Qua đó, tạo ra sự tương tác hai chiều giữa hai bên.
Tập trung vào việc phân khúc công chúng, nắm rõ nhu cầu của họ là cách làm hiệu quả để kích thích các chiến dịch và thông điệp trở nên hiệu quả hơn.
Đầu tư vào content marketing
Content marketing càng chất lượng, thu hút và có ấn tượng tốt sẽ giúp thương hiệu dễ dàng tiếp cận và nhận được sự tương tác từ công chúng.
Marketing nội dung dựa trên các thói quen SEO và tạo ra nguyên liệu chất lượng cho từng giai đoạn của phễu bán hàng.
Từ đó, bạn có thể xây dựng những cuộc trò chuyện chất lượng với khách hàng, thấu hiểu và giải quyết các vấn đề của họ.
Để tối đa hóa tương tác, việc bổ sung yếu tố Call to Action sẽ giúp người tiêu dùng thực hiện các hành động cụ thể và tăng thời gian khách truy cập các kênh của thương hiệu.
Nếu chiến lược nâng cao cấp độ tương tác của công chúng trong trung hạn, thì trong một bức tranh tổng thể, content marketing giúp bạn củng cố uy tín thương hiệu của mình.
Cân nhắc tới interactive marketing
Interaction Marketing tập trung vào việc sử dụng tính tương tác trong sản xuất nội dung. Nội dung mang tính tương tác sẽ đem lại tỷ lệ tiếp cận và tương tác lớn hơn so với nội dung tĩnh.
Bằng việc hiểu rõ tính cách của công chúng sẽ giúp tạo ra các interactive content ấn tượng, thu hút. Điều này, giúp nâng cao hiệu quả của hoạt động truyền thông nói chung và tương tác với công chúng nói riêng.
Chú ý tới phản hồi và đo lường kết quả
Trong quá trình triển khai chiến dịch engagement marketing, bạn cần chú ý tới mọi phản hồi của công chúng. Bạn có thể tạo ra các cuộc thăm dò, câu hỏi, v.v để theo dõi phản hồi của họ.
Bên cạnh đó, bạn cũng cũng cần phân tích dữ liệu thu thập được để thực hiện điều chỉnh kịp thời (nếu có).
Đọc thêm: Các Chỉ Số Đo Lường Hiệu Quả Marketing Trên Social Media Bạn Cần Biết
Kết luận
Trên đây là toàn bộ những thông tin cơ bản về Engagement trong Marketing là gì? mà Glints muốn chia sẻ tới bạn. Hy vọng bài viết sẽ giúp bạn có góc nhìn tổng quát về Engagement Marketing và áp dụng hiệu quả vào doanh nghiệp của mình.
Nếu bạn còn bất kỳ câu hỏi nào về hình thức này, vui lòng để lại bình luận để Glints giải đáp chi tiết nhé.
Tác Giả