Chúng ta thường quen với các P trong chiến lược marketing mix 4Ps, 7Ps hay 9Ps. Vậy 4E trong Marketing là gì, chắc hẳn với những bạn mới tiếp cận hoặc tìm hiểu về marketing thì đây là một khái niệm hết sức mới mẻ.
Trong bối cảnh hành vi của khách hàng ngày càng thay đổi, các chữ P cũng dần được chuyển thành 4 chữ E. Cùng Glints tìm hiểu xem hoạt động marketing này là gì và làm sao để thực hiện 4E trong chiến lược Experiential Marketing đạt hiệu quả nhé.
Marketing 4E là gì?
Thời đại 4.0, hoạt động marketing ngoài việc tập trung vào 4 chữ P (Product, Price, Place, Promotion) những chiến lược marketing mix truyền thống, doanh nghiệp cũng cần quan tâm đến 4 chữ E.
Ngoài việc, hiện đại hóa chiến lược marketing hỗn hợp cũ và tập trung mong muốn, nhu cầu của khách hàng, các thương hiệu có thể tạo ra một chiến lược marketing mix 4Es thúc đẩy hoạt động kinh doanh tăng lên theo cấp số nhân thông qua việc kết nối với khách hàng.
Marketing 4E được biết đến với 4E trong marketing bao gồm: Experience, Exchange, Everywhere, và Evangelism.
Đọc thêm: 4C Trong Marketing Là Gì? Mô Hình 4C Có Gì Khác So Với 4P?
Experience
Experience hay trải nghiệm sản phẩm là khái niệm thay thế cho chữ P – Product trong Marketing mix 4Ps.
Nhu cầu của khách hàng ngày càng được nâng cao, không chỉ dừng lại ở việc mua sản phẩm, mà họ muốn thưởng thức những trải nghiệm tuyệt vời với sản phẩm.
Trải nghiệm sản phẩm là câu trả lời cho câu hỏi nhu cầu, mong muốn hay kỳ vọng của khách hàng có được sản phẩm làm hài lòng hay không.
Đối với các sản phẩm đem lại trải nghiệm sản phẩm không tốt có thể sẽ khiến khách hàng có nhận thức tiêu cực về các sản phẩm khác và hình ảnh của thương hiệu. Hơn nữa, họ có thể sẽ kể lại trải nghiệm này đến với những người xung quanh.
Còn khi sản phẩm làm thỏa mãn mọi yêu cầu của khách hàng thì sẽ tạo ra sự tin tưởng, và uy tín của thương hiệu cũng sẽ tăng lên. Khi đó họ có thể chia sẻ trải nghiệm sản phẩm của thương hiệu đến bạn bè và gợi ý họ lựa chọn sản phẩm của doanh nghiệp.
Trải nghiệm sản phẩm là một trong những yếu tố quan trọng trên hành trình trải nghiệm của khách hàng với thương hiệu.
Exchange
Exchange hay sự trao đổi giá trị thay thế cho chữ P- Price, mô tả về việc khách hàng sẽ nhận được những giá trị của sản phẩm từ số tiền mà họ bỏ ra để mua sản phẩm.
Do đó, doanh nghiệp cần đặc biệt quan tâm đến giá trị mà sản phẩm đem lại cho khách hàng.
Một trong những cách tuyệt vời để mang lại giá trị nhiều lớn hơn cho khách hàng là thực hiện các chương trình khuyến mãi, tặng thưởng tại cửa hàng. Doanh nghiệp cũng có thể lấy ý kiến từ khách hàng để biết họ đang quan tâm, và mong muốn từ thương hiệu để tạo ra các giá trị phù hợp.
Everywhere
Everywhere để thay thế cho chữ P – Place trong marketing mix 4Ps. Chữ E này sẽ trả lời cho câu hỏi nơi khách hàng sẽ mua sản phẩm là ở đâu?, có thuận tiện hay không?, v.v.
Nếu như trước đây, chúng ta thường thấy hàng hóa sẽ được bán trực tiếp tại cửa hàng và thanh toán bằng tiền mặt.
Tuy nhiên, cho đến hiện nay do sự nâng cao bởi nhu cầu, sự phát triển của công nghệ,… đã cho phép khách hàng có thể dễ dàng mua sản phẩm tại bất kỳ đâu có thể là mạng xã hội, sàn thương mại điện tử, hệ thống cửa hàng rộng rãi với đa dạng các phương thức thanh toán.
Evangelism
Chữ E thứ 4 Evangelism sẽ thay thế cho chữ P – Promotion. Evangelism được hiểu đơn giản việc một người truyền miệng một thông tin gì đó tới những người trong mối quan hệ xã hội của họ.
Nếu chỉ dừng lại ở việc quảng bá những gì doanh nghiệp đang bán thì chưa đủ. Thương hiệu cần giúp khách hàng thấy và hiểu những giá trị mà sản phẩm đem lại cho họ và thôi thúc họ mua sản phẩm.
Điều này bao gồm việc cho khách hàng của thương hiệu hiểu lý do tại sao bạn làm vậy. Đổi lại, khách hàng sẽ là người đi quảng bá cho sản phẩm, thương hiệu tới những người xung quanh.
Một thực tế cho thấy, khi bạn nghe chia sẻ của một người về một sản phẩm bạn sẽ niềm tin hơn với những gì mà bạn được nghe từ quảng cáo từ thương hiệu.
Với mọi doanh nghiệp ở mọi quy mô khác nhau, Evangelism là hoạt động marketing hết sức quan trọng và ít chi phí nhất.
Đọc thêm: 6Ps Trong Marketing Là Gì?
Triển khai 4E trong Experiential Marketing như thế nào?
Việc triển khai 4 chữ E vào chiến lược Experiential Marketing chỉ có thể thành công với việc tiếp cận tất cả trải nghiệm của khách hàng. Nghiên cứu công chúng là công việc hết sức quan trọng để hiểu các loại trải nghiệm, thông tin và dịch vụ mà khách hàng sẽ phản hồi tích cực.
Theo Same & Larimo hai tác giả của giả thuyết marketing: Experience Marketing and Experiential Marketing đã chỉ ra một mô hình cho việc tạo ra cảm xúc và trải nghiệm đáng nhớ cho công chúng.
Mô hình này bao gồm 4 bước là nền tảng của hoạt động marketing dựa trên trải nghiệm.
- Đề xuất hoặc kích thích
- Tương tác giữa khách hàng và doanh nghiệp
- Kinh nghiệm và giá trị đồng sáng tạo
- Giá trị mang tính lâu dài
Luôn luôn cập nhật các những xu hướng mới nhất liên quan đến experiential marketing là điều hết sức quan trọng để đảm bảo thương hiệu tiếp tục phát triển và đáp ứng những nhu cầu ngày càng được nâng cao của khách hàng.
Tạp chí Forbes đã cập nhật 3 xu hướng chính trong experiential marketing có ảnh hưởng rất quan trọng đến chiến dịch marketing.
- Immersive Environments (Môi trường mà khách hàng có thể thoải mái tận hưởng và trải nghiệm): 74% người phản hồi cho rằng họ thích mua các sản phẩm quảng bá liên kết với các sự kiện nổi tiếng.
- Virtual Reality (VR hay thực tế ảo): 80% khách hàng cảm thấy thoải mái về trải nghiệm các chiến thuật VR nổi tiếng.
- AI & Machine Learning: 43% gen Y sẽ cân nhắc việc chi trả cho một món đồ cao cấp dành cho các kênh dịch vụ kết hợp giữa con người và trí tuệ nhân tạo.
Kết luận
Trên đây là toàn bộ những thông tin cơ bản về 4E trong Marketing mà Glints muốn chia sẻ tới bạn. Hy vọng qua bài viết sẽ giúp bạn hiểu hơn về hoạt động marketing mix 4Es thú vị này, và cung cấp những kiến thức cần thiết để tạo ra một chiến lược marketing hỗn hợp dựa trên 4 chữ E đạt hiệu quả cao nhất.
Nếu bạn còn bất kỳ câu hỏi nào về 4E trong marketing, vui lòng để lại bình luận để Glints giải đáp chi tiết nhé.
Tác Giả