Marketing là một đại dương bao la với hằng hà sa số cách tiếp cận khách hàng. Nếu là một Marketer nhanh nhạy, bạn chắc hẳn nhận ra một xu hướng đang dần trở nên phổ biến. Đó chính là sự chuyển dịch từ Marketing truyền thống sang hình thức Inbound Marketing.
Vậy Inbound Marketing là gì? Tại sao nó đang dần trở thành xu hướng chủ đạo của Marketing trong thời đại số? Hãy cùng Glints tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây nhé!
Inbound Marketing là gì?
Đầu tiên, hãy đi tìm câu trả lời cho Inbound Marketing là gì?
Inbound Marketing là một phương pháp kinh doanh thu hút khách hàng bằng cách tạo ra nội dung và trải nghiệm có giá trị phù hợp với họ. Trong khi Outbound Marketing làm gián đoạn khách hàng với nội dung mà họ không phải lúc nào cũng muốn. Inbound Marketing tạo ra các kết nối mà họ đang tìm kiếm và giải quyết vấn đề mà họ có.
Đó là quá trình tạo ra giá trị và trao quyền cho khách hàng, giúp họ đạt được mục tiêu. Tại sao? Bởi vì khi khách hàng của bạn đạt được mục đích, bạn cũng sẽ đạt được mục đích. Khi khách hàng tìm thấy giải pháp và chia sẻ điều đó với những người khác, điều đó sẽ thu hút những khách hàng tiềm năng mới đến với bạn. Điều đó tạo nên một vòng lặp tự duy trì, ổn định và đảm bảo cho sự thành công.
Đọc thêm: 6Ps Trong Marketing Là Gì?
FlyWheel và cách Inbound Marketing hoạt động
Sau khi đã giải thích được Inbound Marketing là gì, hãy đến với cách mà hình thức này hoạt động. Khái niệm về FlyWheel sẽ được Glints đề cập đến nhằm hiểu rõ nguyên tắc vận hành của Inbound Marketing.
FlyWheel là một mô hình kinh doanh được HubSpot áp dụng để minh họa động lực mà bạn có thể đạt được bằng cách ưu tiên cho việc cung cấp trải nghiệm đặc biệt dành cho khách hàng.
Bạn có thể quay và tạo đà cho FlyWheel của mình bằng cách đầu tư vào các chiến lược. Mục đích của chúng phải là để thu hút và giữ chân khách hàng. Ngược lại, hãy gọi bất cứ thứ gì làm chậm bánh đà của bạn là lực ma sát. Thông thường, ma sát lớn nhất đối với khách hàng của bạn đến từ sự tương tác giữa các nhóm. Do đó, sự liên kết và giao tiếp giữa các nhóm là chìa khóa để giữ cho bánh răng của bạn tiếp tục quay.
Khi bánh răng của bạn dựa trên Inbound Marketing, các chức năng bán hàng và dịch vụ của bạn có thể thêm lực và loại bỏ ma sát trong suốt các giai đoạn Attract, Enage và Delight. Lúc này, tất cả các chức năng đi kèm sẽ giúp loại bỏ ma sát khỏi bánh răng của bạn.
Khi bạn có đủ khách hàng hãy thu hút và làm hài lòng họ. Họ có thể giữ cho bánh răng quay bằng cách quảng bá và mang lại khách hàng mới cho bạn. Theo thời gian, bánh răng của bạn cho phép bạn phát triển mà không cần liên tục đầu tư vào việc thu hút khách hàng.
Ưu điểm của việc sử dụng Inbound Marketing
Thế còn ưu điểm của việc sử dụng Inbound Marketing là gì? Dưới đây là một số lợi ích mà bạn có thể cân nhắc:
- Giảm chi phí: Ngoài việc kém hiệu quả trong thời đại kỹ thuật số này, Outbound Marketing còn tốn kém và rủi ro. Với chi tiêu quảng cáo gọn gàng hơn, tập trung hơn vào Inbound Marketing, doanh nghiệp của bạn có thể tiết kiệm và có ROI cao hơn theo thời gian.
- Gia tăng sự tin cậy và uy tín: Khi bạn cho phép khách hàng tự nghiên cứu và tìm thấy bạn một cách tự nhiên, bạn sẽ trở nên đáng tin cậy hơn. Thêm vào đó, khoảng 85% người tiêu dùng thực hiện nghiên cứu trực tuyến trước khi quyết định mua hàng. Các kỹ thuật Inbound Marketing như tạo nội dung hữu ích và tận dụng social proof giúp giảm thiểu rủi ro một cách đáng kể.
- Lưu lượng truy cập và tệp khách hàng tiềm năng chất lượng: Inbound Marketing không chỉ là tạo sự nhận diện về mặt thương hiệu. Đó còn là cung cấp cho nó tệp khách hàng tiềm năng và lưu lượng truy cập phù hợp. Nhờ đó, bạn có thể thu hút khách hàng tiềm năng quan tâm đến các giải pháp của bạn hơn.
Đọc thêm: PoD Trong Marketing Là Gì? 3 Hình Thức Tạo Nên Sự Khác Biệt Trong Chiến Lược Marketing
3 chiến lược cốt lõi của Inbound Marketing
Chắc hẳn bạn luôn thắc mắc 3 chiến lược cốt lõi của Inbound Marketing là gì đúng không? Không để bạn chờ lâu, Glints sẽ giải đáp ngay bên dưới!
Attract – Thu hút
Chiến lược cơ bản đầu tiên của Inbound Marketing chính là Attract – thu hút. Đúng với tên gọi của nó, đây là chiến lược nhằm thu hút đối tượng mục tiêu. Việc này được thực hiện gắn liền với việc tạo lập và phát triển nội dung.
Để tiếp cận khách hàng của bạn, hãy bắt đầu bằng cách tạo và xuất bản nội dung. Chẳng hạn như các bài viết mang lại giá trị trên website hay mạng xã hội. Ví dụ bao gồm hướng dẫn về cách sử dụng sản phẩm của bạn, thông tin về cách giải pháp của bạn có thể giải quyết những vấn đề của họ, lời chứng thực của khách hàng và chi tiết về khuyến mại hoặc giảm giá.
Để thu hút khán giả của bạn ở cấp độ sâu hơn thông qua Inbound Marketing, hãy tối ưu hóa tất cả nội dung bằng chiến lược SEO. Nó yêu cầu sự tối ưu các từ khóa liên quan đến sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn. Điều này sẽ cho phép nội dung của bạn xuất hiện tự nhiên trên trang kết quả của công cụ tìm kiếm (SERP).
Engage – Tương tác, tiếp cận
Sau khi nhận được một lượng tiếp cận nhất định từ công đoạn Attract, chiến lược Engage sẽ giúp bạn kết nối nhiều hơn đến lượng đối tượng này. Hãy đảm bảo rằng bạn đang giao tiếp và giao dịch với khách hàng tiềm năng một cách tinh tế. Tương tác với họ theo cách khiến họ muốn còn giúp xây dựng mối quan hệ bền vững, lâu dài. Ở bước này, đừng ngại cung cấp thông tin về giá trị mà bạn sẽ cung cấp cho họ.
Các chiến lược tương tác có thể bao gồm xử lý và quản lý các cuộc gọi bán hàng. Tập trung vào cách người gọi xử lý cuộc đối thoại từ những khách hàng tiềm năng. Ngoài ra, trong Inbound Marketing, hãy đảm bảo rằng bạn luôn bán giải pháp hơn là bán sản phẩm. Điều này sẽ đảm bảo tất cả các giao dịch kết thúc theo thỏa thuận đôi bên cùng có lợi. Đồng nghĩa là bạn cung cấp giá trị cho những khách hàng phù hợp với mình.
Đọc thêm: Tìm Hiểu về Emotional Marketing Từ A- Z
Delight – Đảm bảo sự hài lòng
Chiến lược cuối cùng trong Inbound Marketing là Delight – đảm bảo sự hài lòng của khách hàng. Nó hướng đến việc đảm bảo khách hàng hài lòng, và được hỗ trợ lâu dài sau khi mua hàng. Các chiến lược này liên quan đến việc các thành viên trong nhóm của bạn trở thành cố vấn và chuyên gia hỗ trợ khách hàng bất kỳ lúc nào.
Để làm được điều đó, kết hợp các công cụ như Chatbot và các cuộc khảo sát là điều cần thiết. Những công cụ này có thể trợ giúp bạn trong quá trình “chiều lòng” khách hàng. Các khảo sát phải được chia sẻ tại các thời điểm cụ thể trong từng quá trình để đảm bảo chúng có ý nghĩa và giá trị.
Social Listening cũng là một chiến lược quan trọng khác giúp làm hài lòng khách hàng. Những người theo dõi trên mạng xã hội có thể sử dụng một trong các profile của bạn để cung cấp phản hồi, đặt câu hỏi hoặc chia sẻ kinh nghiệm của họ với các sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn. Đáp lại những tương tác này bằng thông tin bổ ích sẽ hỗ trợ và khuyến khích khách hàng ở lại với bạn. Điều này còn cho thấy bạn luôn lắng nghe và quan tâm đến họ.
Cuối cùng, dấu ấn của Inbound Marketing tập trung vào việc làm hài lòng khách hàng. Có thể hiểu là hỗ trợ khách hàng trong mọi tình huống. Cho dù doanh nghiệp của bạn có thu được bất kỳ giá trị nào từ đó hay không. Hãy nhớ rằng, một khách hàng được thoả mãn sẽ trở thành người ủng hộ và quảng bá thương hiệu. Vì vậy hãy cẩn thận xử lý tất cả các tương tác và phản hồi kể cả lớn hay nhỏ.
Kết luận
Inbound Marketing đóng vai trò rất quan trọng trong sự phát triển của doanh nghiệp. Đi cùng với sự phát triển của Internet, tầm ảnh hưởng của Inbound Marketing được xem là tất yếu.
Thông qua bài viết trên, Glints đã cùng bạn hiểu rõ Inbound Marketing là gì. Hy vọng đây sẽ là thông tin bổ ích dành cho các Marketer trên chặng đường phía trước. Nếu có bất kì câu hỏi nào, đừng ngần ngại điền vào phần Comment ngay phía dưới để Glints có thể giải đáp mọi thắc mắc của bạn nhé!
Tác Giả