Học kỹ thuật phần mềm ra làm gì? Cơ hội việc làm ra sao?

Kỹ thuật phần mềm là ngành đóng vai trò quan trọng trong kỷ nguyên công nghệ 4.0. Nó cùng là một trong số những ngành nghề có tính ứng dụng cao trong đời sống. Công việc của chúng ta trở nên đơn giản, dễ dàng hơn xưa là nhờ có sự đóng góp của kỹ thuật phần mềm.

Vậy học kỹ thuật phần mềm ra làm gì? Ngành nghề này có gì mà lại “hot” và có mức đãi ngộ hấp dẫn như vậy? Hãy cùng Glints tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây.

Khát quát về ngành kỹ thuật phần mềm

Trước khi tìm hiểu học kỹ thuật phần mềm ra làm gì, bạn cần nắm rõ về ngành nghề này.

Kỹ thuật phần mềm là một nhánh của khoa học máy tính liên quan đến thiết kế, phát triển, thử nghiệm và bảo trì các ứng dụng phần mềm. Các kỹ sư phần mềm áp dụng các nguyên tắc kỹ thuật và kiến thức về ngôn ngữ lập trình để xây dựng các giải pháp phần mềm cho người dùng cuối.

Kỹ sư phần mềm là người tạo ra các chương trình, phần mềm hoặc ứng dụng bằng cách sử dụng ngôn ngữ lập trình. Các kỹ sư phần mềm sử dụng các ngôn ngữ lập trình để chuyển tiếp thông tin đến máy móc. Cụ thể ở đây là máy tính hoặc các thiết bị ngoại vi liên quan.

Máy móc diễn giải thông tin hoặc ngôn ngữ lập trình dưới dạng tập hợp hướng dẫn để làm theo. Hầu như mọi công cụ kỹ thuật số mà bạn làm việc hàng ngày đều bắt nguồn các kỹ sư phần mềm. Chúng bao gồm tất cả từ các trò chơi trên điện thoại đến kênh Slack của bạn.

Ngành kỹ thuật phần mềm được rất nhiều bạn trẻ theo học hiện nay
Ngành kỹ thuật phần mềm được rất nhiều bạn trẻ theo học hiện nay

Phân loại các chức danh của một kỹ sư mềm phầm

Vai trò trung tâm của một kỹ sư phần mềm là xây dựng phần mềm. Tuy nhiên, có nhiều chức danh khác nhau mà một kỹ sư phần mềm có thể đảm nhận.

Front-end

Một kỹ sư front-end sử dụng các công cụ và công nghệ như JavaScript, CSS và HTML để xây dựng giao diện người dùng (UI). Giao diện người dùng bao gồm các yếu tố hình ảnh mà người dùng nhìn thấy khi họ truy cập trang web hoặc mở ứng dụng. 

Điều này bao gồm phông chữ, bố cục, các nút và giao diện tổng thể của phần mềm. Các nhà phát triển (Dev) dựa trên các thành phần này và giao diện đồ họa ở phía khách hàng để phát triển sản phẩm. Điều này nhằm đảm bảo người dùng nhìn thấy phần mềm mà họ đang tương tác trực tiếp.

Back-end

Các kỹ sư back-end làm việc ở phía máy chủ. Không có gì đáng ngạc nhiên, đây là nơi các nhà phát triển xử lý bất kỳ tác vụ nào liên quan đến máy chủ, bao gồm cả quản lý cơ sở dữ liệu.

Front-end và back-end song hành với nhau. Ví dụ: nếu bạn mua sắm trực tuyến, có một số biểu tượng và hình ảnh phù hợp cho biết một số mặt hàng nhất định là gì và cách kiểm tra chúng từ giỏ hàng của bạn.

Những đồ họa này là kết quả của sự phát triển front-end. Nhưng cơ sở dữ liệu lưu trữ các mặt hàng trong giỏ hàng của bạn thực hiện công việc của nó ở hậu trường của back-end. Phát triển back-end thường đòi hỏi việc sử dụng các ngôn ngữ lập trình như Python, Ruby hoặc Java.

Fullstack

Các kỹ sư full-stack chịu trách nhiệm phát triển cả front-end và back-end. Họ có nhiều kỹ năng ở cả hai phía, khiến họ trở thành “tài sản” quý giá cho bất kỳ tổ chức nào. 

Nó giống như thay vì cần một team gồm 2 người, bạn sẽ có tất cả chỉ với 1. Việc thuê các kỹ sư Fullstack có nhiều lợi ích cho doanh nghiệp của bạn. Khi người đó phát triển một phần mềm cụ thể, tất cả mọi người trong hội đồng quản trị đều có thể biết chuyện gì đang xảy ra.

Vai trò của một kỹ sư phần mềm là xây dựng phần mềm
Vai trò của một kỹ sư phần mềm là xây dựng phần mềm

Đọc thêm: Frontend, Backend, Fullstack là gì? Phân Biệt Frontend, Backend, Fullstack

Học kỹ thuật phần mềm ra làm gì? Lộ trình thăng tiến kỹ sư phần mềm tại Việt Nam

Vậy học kỹ thuật phần mềm ra làm gì? Glints sẽ bật mí với bạn ngay sau đây.

  • Kỹ sư phần mềm cơ sở (cấp độ Junior): Là một kỹ sư phần mềm cơ sở. Trong giai đoạn này, bạn có cơ hội học hỏi các kỹ năng mới và tích lũy kinh nghiệm cần thiết khi làm việc trên các dự án phần mềm thực tế.
  • Kỹ sư phần mềm cao cấp (cấp độ Senior): Lúc này bạn có thể có cơ hội đào tạo các kỹ sư cấp dưới hoặc thậm chí quản lý một nhóm nhỏ của riêng bạn. Được giới thiệu với các yếu tố kinh doanh khác như ngân sách dự án và các mục tiêu cấp cao của công ty.
  • Trưởng nhóm kỹ thuật: Bạn sẽ quản lý một nhóm lớn các chuyên gia tham gia vào thiết kế và phát triển phần mềm. Bạn sẽ được yêu cầu báo cáo tiến độ phát triển cho các bên liên quan của công ty.
  • Quản lý nhóm: Bạn sẽ chịu trách nhiệm về tiến độ công việc của toàn bộ nhóm. Đồng thời, bạn cũng sẽ giám sát quá trình phát triển sự nghiệp của họ.
  • Kiến trúc sư kỹ thuật: Bạn sẽ được yêu cầu xây dựng các quy trình cho nhóm và cung cấp khả năng lãnh đạo về kỹ thuật.
  • Giám đốc công nghệ (CTO): CTO là người đứng đầu về công nghệ của một tổ chức. Họ giám sát R&D và sử dụng công nghệ để cải thiện sản phẩm và dịch vụ cho khách hàng. Đây thường được coi là đỉnh cao trong sự nghiệp của một kỹ sư phần mềm.

Khái quát về mức lương, đãi ngộ của ngành kỹ thuật phần mềm tại Việt Nam

Kỹ sư phần mềm đang là một trong số các ngành công nghệ có mức lương cao nhất tại Việt Nam. Mức lương trung bình của ngành này đạt mức 10 – 25 triệu đồng/tháng. Ở vị trí Fresher hay sinh viên thực tập, bạn hoàn toàn có thể nhận được 8 – 12 triệu đồng/ tháng. Ở mức độ Senior hay quản lý, mức đãi ngộ của bạn có thể lên đến 30 – 70 triệu đồng/tháng.

Ngoài ra, đối với các kỹ sư phần mềm có kiến thức đa dạng về Blockchain, mức lương và đãi ngộ của họ có thể tăng gấp 3 lần sao với những gì nhà tuyển dụng đưa ra. Không chỉ lương, kỹ sư phần mềm còn nhận nhiều trợ cấp khác từ công ty như bảo hiểm và thiết bị làm việc.

Nếu bạn muốn tiến bộ nhanh chóng trong lĩnh vực kỹ thuật phần mềm, hãy lên kế hoạch để:

  • Đảm nhận thêm công việc, ngay cả không nằm trong trách nhiệm của bạn
  • Tham gia để giúp đỡ những người khác trong nhóm phát triển
  • Cộng tác chặt chẽ với các bộ phận khác, như nhóm tiếp thị, thiết kế UX và dữ liệu, để hiểu rõ hơn nhu cầu của khách hàng
  • Đặt nhiều câu hỏi để hiểu đầy đủ các mục tiêu rộng lớn hơn của doanh nghiệp hoặc khách hàng 
  • Yêu cầu phản hồi về cách cải thiện đoạn code của bạn
  • Tham gia vào các cộng đồng kỹ sư phần mềm bên ngoài công việc để nâng cao trình độ
  • Chia sẻ các bài viết và sự phát triển của ngành với nhóm của bạn để khẳng định mình là một nhà lãnh đạo với tư tưởng đã đầu tư ở lĩnh vực này

Top các trường đào tạo ngành kỹ thuật phần mềm tốt nhất ở Việt Nam

Kỹ thuật phần mềm là ngành rất hot hiện nay. Nhu cầu nhân lực của ngành đang rất lớn với nhiều mức đãi ngộ hấp dẫn. Trước khi kết thúc, hãy cùng Glints tham khảo một số các trường đại học đào tạo ngành kỹ thuật phần mềm tốt nhất ở Việt Nam:

  • Đại học Công nghệ thông tin
  • Đại học Bách khoa Hà Nội – Thành phố Hồ Chí Minh
  • Đại học FPT
  • Đại học RMIT
  • Đại học Công nghệ – Hutech
  • Đại học Tôn Đức Thắng
Cơ hội việc làm của ngành kỹ thuật phần mềm rất lớn
Cơ hội việc làm của ngành kỹ thuật phần mềm rất lớn

Đọc thêm: Các Vị Trí Trong Ngành Công Nghệ Thông Tin: 10 Công Việc IT Được Trả Lương Cao Nhất

Kết luận

Kỹ thuật phần mềm đã, đang và sẽ là ngành học đóng vai trò quan trọng trong đời sống. Đây sẽ là ngành học phù hợp cho các bạn đam mê logic và máy móc.

Hy vọng bài viết trên đã giúp bạn trả lời cho câu hỏi học kỹ thuật phần mềm ra làm gì. Nếu có bất kỳ câu hỏi nào khác, hãy điền ngay vào phần bình luận bên dưới. Hãy cùng đón xem thêm nhiều content độc đáo khác từ Glints ở lĩnh vực này nhé!

Tác Giả

ứng tuyển tại glints
tải mẫu cv file word