NỘI QUY LAO ĐỘNG LÀ GÌ

Trong mối quan hệ giữa người lao động và người sử dụng lao động, việc quy định nội quy lao động là cần thiết nhằm xác định rõ quyền và nghĩa vụ của các bên trong mối quan hệ đó. Vậy nội quy lao động là gì? nội dung của nội quy lao động bao gồm những gì? cùng tìm hiểu những nội dung trên qua bài viết dưới đây của Luật Công Tâm.

Nội quy lao động là gì?

Nội quy lao động là văn
bản do người sử dụng lao động (sau đây gọi chung là NSDLĐ) có thẩm quyền ban
hành quy định về các quy tắc xử sự mà người lao động (sau đây gọi chung là NLĐ)
phải tuân thủ khi tham gia quan hệ lao động, quy định về các hành vi vi phạm kỷ
luật lao động, các hình thức xử lý kỷ luật tương ứng và quy định về trách nhiệm
vật chất.

Nội quy lao động rất cần
thiết cho đơn vị  nhưng cũng rất hữu ích
cho người lao động. Cụ thể, NLĐ sẽ được bảo vệ phần nào trước những quyết định
độc đoán của NSDLĐ. Như vậy, có thể thấy, nội quy lao động cũng góp phần hạn chế
sự lạm quyền của giới chủ trong lĩnh vực kỉ luật lao động

Nội quy lao động gồm những nội dung gì?

Nội dung của nội quy
lao động là toàn bộ các vấn đề được phản ánh trong nội quy. Nội dung của nội
quy lao động không trái với pháp luật về lao động và quy định của pháp luật khác có liên quan và thường tập
trung vào các nội dung chính sau đây:

Về thời giờ làm việc và thời giờ nghỉ ngơi

Căn cứ khoản 1 Điều 27 Nghị định 05/2015/NĐ-CP ngày 01/03/2015 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số nội dung của Bộ luật Lao động sửa đổi, bổ sung tại Nghị định số 148/2018NĐ-CP (sau đây gọi chung là Nghị định 05/2015/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung tại Nghị định số 148/2018/NĐ-CP). Cụ thể như sau: “Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi: Quy định thời giờ làm việc bình thường trong 01 ngày, trong 01 tuần; ca làm việc; thời điểm bắt đầu, thời điểm kết thúc ca làm việc; làm thêm giờ (nếu có); làm thêm giờ trong các trường hợp đặc biệt; thời điểm các đợt nghỉ ngắn ngoài thời gian nghỉ giữa giờ; nghỉ chuyển ca; ngày nghỉ hàng tuần; nghỉ hàng năm, nghỉ việc riêng, nghỉ không hưởng lương.”

Về trật tự tại nơi làm việc

Trật tự tại nơi làm việc
là phạm vi làm việc, đi lại, giao tiếp tại nơi làm việc và những yêu cầu khác về
giữ gìn trật tự chung. Những quy định này có ý nghĩa hết sức quan trọng trong
việc tạo ra môi trường lao động an toàn và hiệu quả.

Tại khoản 2 Điều 27 Nghị
định 05/2015/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung tại Nghị định số 148/2018NĐ-CP có quy định
như sau: “Quy định phạm vi làm việc, đi lại
trong thời giờ làm việc; văn hóa ứng xử, trang phục; tuân thủ phân công, điều động
của người sử dụng lao động (trừ trường hợp thấy rõ nguy cơ xảy ra tai nạn lao động,
bệnh nghề nghiệp, đe dọa nghiêm trọng tính mạng và sức khỏe của mình).”

Về an toàn lao động, vệ sinh lao động tại nơi làm việc

Nội quy lao động thường quy định về việc chấp hành những biện pháp đảm bảo an toàn lao động, vệ sinh lao động ngăn ngừa tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, tuân thủ các quy phạm, các tiêu chuẩn an toàn lao động, vệ sinh lao động, việc sử dụng bảo quản trang bị phòng hộ cá nhân, vệ sinh công nghiệp tại nơi làm việc

noi-quy-lao-dong-la-gi
Ảnh minh họa: Nội quy lao động là gì?

Về phòng, chống quấy rối tình dục tại nơi làm việc; trình tự, thủ tục xử lý hành vi quấy rối tình dục tại nơi làm việc

Trong Bộ luật Lao động 2012 trước đây không liệt kê vấn đề này vào một
trong những
nội dung chủ yếu tại nội quy lao động. Tuy nhiên, tại BLLĐ 2019 hiện nay thì đã có liệt kê thêm vấn đề này trong những nội
dung chủ yếu tại nội quy lao động.

Bên cạnh đó, BLLĐ năm
2012 quy định về quấy rối tình dục tại nơi làm việc trong 4 điều nhưng lại chưa
đưa ra định nghĩa về hành vi cũng như cơ chế xử lý đối với hành vi quấy rối
tình dục tại nơi làm việc nên không có tính khả thi. Khắc phục những hạn chế này,
BLLĐ 2019 đã đưa ra khái niệm quay rối tình dục tại nơi làm việc. Theo khoản 9
điều 3 BLLĐ 2019 quy định:

“Quấy rối tình dục tại
nơi làm việc là hành vi có tính chất tình dục của bất kỳ người nào đối với người
khác tại nơi làm việc mà không được người đó mong muốn hoặc chấp nhận. Nơi làm
việc là bất kỳ nơi nào mà người lao động thực tế làm việc theo thỏa thuận hoặc
phân công của người sử dụng lao động”.

Về việc bảo vệ tài sản và bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ, sở hữu trí tuệ của người sử dụng lao động

Căn cứ khoản 4 Điều 27 Nghị định 05/2017/NĐ-CP
sửa đổi, bổ sung tại Nghị định số 148/2018NĐ-CP có quy định: “Bảo
vệ tài sản, bí mật công nghệ, bí mật kinh doanh, sở hữu trí tuệ của người sử dụng
lao động: Danh mục tài sản, tài liệu, bí mật công nghệ, bí mật kinh doanh, sở hữu
trí tuệ phải bảo vệ thuộc phạm vi trách nhiệm được giao
.”

 Việc bảo vệ tài sản,
bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ và sở hữu trí tuệ của người sử dụng lao động
là nghĩa vụ quan trọng, bắt buộc của người lao động khi quan hệ lao động được
thiết lập. Chính vì vậy, trong nội quy lao động cần phải quy định cụ thể về những
bí mật kinh doanh, công nghệ, sở hữu trí tuệ của đơn vị mình để người lao động
biết và thực hiện.

Về trường hợp được tạm thời chuyển người lao động làm việc khác so với hợp đồng lao động

Điều chuyển NLĐ sang
làm công việc khác so với hợp đồng lao động là một trong các nội dung thuộc quyền
quản lý của người sử dụng lao động vì vậy cần được quy định trong nội quy lao động.
Cụ thể, NSDLĐ cần quy định rõ ràng về các căn cứ được điều chuyển, thời gian
cũng như quyền lợi của NLĐ trong thời gian điều chuyển.

Về các hành vi vi phạm kỷ luật lao động, hình thức kỷ luật lao động và trách nhiệm vật chất

Đây là nội dung hết sức
quan trọng và không thể thiếu được trong nội quy lao động của đơn vị bởi đó
chính là căn cứ để NSDLĐ xử lý kỷ luật đối với NLĐ. Hành vi nào bị coi là hành
vi vi phạm kỷ luật, tương ứng với nói là hình thức xử lý nào, NSDLĐ phải quy định
cụ thể trong nội quy.

Pháp luật lao động hiện
nay không có quy định cụ thể các hành vi vi phạm kỷ luật cũng như hình thức xử
lý tương ứng nên NSDLĐ cần cụ thể hóa trong nội quy lao động.

Về người có thẩm quyền xử lý kỷ luật

Nghị định số 05/2015/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung tại Nghị định số 148/2018NĐ-CP đã mở rộng hơn thẩm quyền xử lý kỷ luật lao động của người sử dụng lao động, theo đó, “Người giao kết hợp đồng lao động bên phía người sử dụng lao động là người có thẩm quyền ra quyết định Kỷ luật lao động đối với người lao động”. Điều này được hiểu là, người được ủy quyền giao kết hợp đồng lao động cũng có thẩm quyền xử lý kỷ luật lao động.

Luật sư tư vấn pháp luật về lao động

Quan hệ lao động là một mối quan hệ đặc thù và phổ biến. Do đó, những tranh chấp giữa người sử dụng lao động và người lao động cũng diễn ra một cách phổ biến. Những tranh chấp thường xuyên phát sinh có thể kể đến như tranh chấp về kỷ luật sa thải, tranh chấp về tiền lương, về trợ cấp và bảo hiểm xã hội,…
Để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho bản thân hoặc để hiểu biết hơn về các quy định pháp luật, người sử dụng lao động cũng như người lao động có thể liên hệ với chúng tôi – Luật sư Công ty Luật Công Tâm để được giải thích về các quy định của pháp luật, tư vấn và hỗ trợ giải quyết tranh chấp.

Hotline: 0972810901 | 0387003455
Youtube: Luật Công Tâm
Website: Luật Công Tâm
Email: luatsuluatcongtam@gmail.com
Địa chỉ: Tầng 6, số 141 Hoàng Quốc Việt, Nghĩa Đô, Cầu Giấy, Hà Nội.

Xem thêm:
Đất quốc phòng là gì?
Người được miễn trách nhiệm hình sự