Trong kỷ nguyên số, việc hiểu được nhu cầu khách hàng và đảm bảo sản phẩm tới tay khách hàng là phù hợp nhất, doanh nghiệp luôn phải thực hiện các cải tiến kỹ thuật cho sản phẩm hoặc quy trình vận hành của nó. Đó là lý do mà việc xây dựng một phương pháp cải tiến quy trình sản phẩm cũng như quản lý và ưu tiên hàng đầu của các công ty.
Six Sigma là gì
Six Sigma là một hệ phương pháp cải tiến quy trình dựa trên thống kê với mục đích giảm thiểu tỷ lệ sai sót đến mức hoàn hảo bằng cách xác định và loại trừ các nguyên nhân gốc trong các quy trình. Phương pháp Six Sigma tập trung nhận diện và nắm bắt tường tận các yêu cầu của khách hàng vì thế có tính định hướng khách hàng rất cao. Thay vì chạy theo và sửa lỗi thì việc đầu tư cải tiến quy trình sẽ ngăn lỗi xảy ra và tạo ra sự ổn định trong hoạt động kinh doanh.
Những lợi ích của Six Sigma đối với doanh nghiệp
Bằng việc áp dụng Six Sigma, doanh nghiệp có thể tiết kiệm được chi phí đáng kể.
Giữ lòng trung thành của khách hàng: Six Sigma hỗ trợ giúp doanh nghiệp hiểu rõ về định hướng khách hàng. Điều này giúp sản phẩm cung cấp đạt được kỳ vọng của người sử dụng. Đây chính là yếu tố quan trọng tạo nên khách hàng trung thành.
Giảm chi phí, tăng lợi nhuận: Nhờ vào việc giảm những lỗi trong sản xuất, doanh nghiệp sẽ giảm thiểu sự lãng phí không cần thiết. Điều này đã tạo ra những sản phẩm chất lượng với chi phí cạnh tranh nhất. Nhờ vậy, doanh nghiệp có thể giảm thiểu chi phí sản xuất và tăng lợi nhuận.
Cải thiện văn hóa doanh nghiệp: Việc xây dựng văn hóa doanh nghiệp không chỉ giúp cho tổ chức gắn kết nhân viên hiện tại mà còn đảm bảo mục tiêu phát triển nhân sự chất lượng cao trong tương lai. Trong phương pháp Six Sigma, yếu tố con người luôn đóng vai trò quan trọng. Nó giúp cải tiến quy trình kinh doanh nhờ vào phương pháp đo lường minh bạch. Điều này giúp nhân viên có thái độ chủ động hơn trong công việc và giúp nhà quản lý định hướng dễ dàng.
Lập kế hoạch chiến lược: Mọi doanh nghiệp đều có sứ mệnh và mục tiêu được định rõ ngay từ thời điểm bắt đầu. Tuy nhiên, để thực hiện nó thì six sigma sẽ giúp doanh nghiệp tập trung vào các lĩnh vực cần cải thiện. Giả sử như mục tiêu của công ty là dẫn đầu về chi phí trên thị trường. Công cụ sẽ giúp loại bỏ những quy trình nội bộ không cần thiết nhằm đáp ứng mức giá thấp nhất với nhà cung cấp nguyên liệu.
Mở rộng quy mô kinh doanh: Một quy trình đạt chuẩn giúp doanh nghiệp dễ dàng mở rộng quy mô sản xuất cũng như hệ thống quản lý đi kèm.
Các bước áp dụng Six Sigma vào doanh nghiệp
Áp dụng Six Sigma vào doanh nghiệp bằng quy trình DMAIC gồm 5 bước:
D – Define (Xác định): Đây là bước đánh giá về nhu cầu khách hàng và các yêu cầu chất lượng cần có ở sản phẩm. Từ đó doanh nghiệp có thể xác định được các khu vực kinh doanh cần triển khai.
M – Measure (Đo lường): Đây là công đoạn thu thập dữ liệu, đánh giá để từ đó tìm ra vấn đề cốt lõi cần phải giải quyết.
A – Analyze (Phân tích): Là bước đánh giá giữa mục tiêu kế hoạch và kết quả thực hiện công việc. Từ đó tìm ra giải pháp phù hợp.
I – Improve (Cải tiến): Đây là khoảng thời gian triển khai thực hiện giải pháp cải tiến. Trong quá trình này, doanh nghiệp vẫn cần phải theo dõi thường xuyên để có những thay đổi khi cần thiết.
C – Control (Kiểm soát): Là kế hoạch giám sát theo đúng mục tiêu được xây dựng. Đây là bước quan trọng để đảm bảo việc tránh lặp lại những sai lầm trước đây.
Six sigma có ảnh hưởng đến quá trình cải tiến quy trình kinh doanh của doanh nghiệp trong kỷ nguyên số. Đây là khái niệm mới đòi hỏi doanh nghiệp phải tìm hiểu kỹ nhằm đảm bảo việc áp dụng hiệu quả. Hướng đi mới này đòi hỏi sự thay đổi quyết liệt từ phía doanh nghiệp và trước hết là từ phía nhà quản lý, mà đứng đầu là CEO – Giám đốc Điều hành. Để hiểu rõ hơn về các hình thức quản trị mới trong doanh nghiệp và hiểu hơn vai trò của CEO, vui lòng tìm hiểu thêm về khóa học Giám đốc Điều hành tại đây.