8 đặc điểm của việc ra quyết định quản trị
-
Tư duy phân tích
Quá trình ra quyết định đòi hỏi phải xem xét cẩn thận các sự kiện và phương án hiện có. Điều quan trọng đối với cấp quản lý là xác định và loại bỏ những “thành kiến” tiềm ẩn – cũng như hình dung trước kết quả lâu dài, để bất kỳ hành động nào được thực hiện hôm nay đều phù hợp với mục tiêu của tổ chức trong tương lai.
Ví dụ, giả sử bạn phải quyết định giữa hai dự án tiềm năng. Một mang lại rất nhiều doanh thu ở giai đoạn đầu – nhưng có thể dẫn đến những khoản lỗ lớn hơn về sau. Dự án còn lại đòi hỏi một khoản đầu tư lớn và có thể không mang lại lợi nhuận ngay lập tức, nhưng sẽ sinh lãi nhiều hơn theo thời gian. Trong trường hợp này, tư duy phân tích và phản biện là chìa khóa để đưa ra quyết định đúng đắn.
-
Kế hoạch chiến lược
Sau khi tất cả dữ liệu được tính đến, nhà lãnh đạo cần phát triển một kế hoạch hành động toàn diện từng bước – nhằm đạt được kết quả mong muốn. Quá trình này đòi hỏi xác định các mục tiêu ngắn hạn và dài hạn, thiết lập các cột mốc quan trọng và khả thi để thực hiện mục tiêu đề ra.
Lấy ví dụ, chúng ta đặt mục tiêu giảm 5% chi phí cho toàn bộ tổ chức trong vòng một năm. Để làm được điều này, ta cần phải đưa ra một kế hoạch khả thi, với những mục tiêu rõ ràng hơn – chẳng hạn như giảm chi phí đi lại trong ba tháng tới, tìm kiếm các nhà cung cấp vật liệu tiết kiệm chi phí mới, v.v… – cũng như đánh giá tiến độ xuyên suốt quá trình thực hiện, đảm bảo rằng mục tiêu có thể đạt được.
-
Đánh giá rủi ro
Nhà lãnh đạo cũng nên nhận thức những rủi ro tiềm ẩn liên quan đến bất kỳ quyết định nào họ đưa ra. Chẳng hạn, nếu một dự án nhất định có tỷ lệ rủi ro cao, tốt hơn là nên tìm kiếm một phương pháp thay thế. Vì vậy, hãy luôn cân nhắc ưu – nhược điểm của từng hành động – và đánh giá các mối nguy tiềm ẩn trước khi đưa ra bất kỳ kết luận nào.
Bây giờ, hãy thử hình dung bạn đang cân nhắc một dự án kinh doanh mới. Hãy tự hỏi mình những câu như sau:
- Dự án này có đáng để mạo hiểm không?
- Có bất kỳ mối đe dọa bên ngoài nào có thể ảnh hưởng đến kết quả cuối cùng không?
- Kết quả tiềm năng nếu thành công là gì?
- vân vân.
Bằng cách trả lời những câu hỏi này, bạn sẽ có thể đưa ra quyết định sáng suốt hơn, giảm thiểu nguy cơ thất bại.
Đọc thêm: Quản trị rủi ro – Chiến lược & Quy trình trong thời đại mới
-
Kế hoạch dự phòng
Không có gì đảm bảo rằng bất kỳ chiến lược nào bạn thực hiện sẽ tỏ ra đúng đắn. Ngay cả khi phân tích kỹ lưỡng, rủi ro vẫn tồn tại – và do đó, hãy luôn xác định trước các giải pháp thay thế, ngay cả khi bạn không muốn như vậy. Lập ra một danh sách các vấn đề tiềm ẩn và phương án giải quyết – để bạn sẵn sàng xoay sở khi tình thế bắt buộc.
Giả sử nhóm của bạn được giao nhiệm vụ tăng mức độ tương tác của khách hàng trong quý tới. Giới thiệu các sản phẩm và dịch vụ mới là một cách; tuy nhiên, nếu phương án này không hiệu quả, thì việc có một kế hoạch dự phòng (vd: tổ chức một chiến dịch tiếp thị nội dung hoặc chạy quảng cáo) có thể tạo ra sự khác biệt.
Đặc điểm của việc ra quyết định quản trị