Để có thể quảng bá sản phẩm của doanh nghiệp đến gần hơn với khách hàng mục tiêu thì việc sử dụng hình thức quảng cáo sản phẩm là điều không thể thiếu. Đây là hình thức phổ biến và được hầu hết các doanh nghiệp hiện nay áp dụng.
Dựa trên mục tiêu, ngân sách và khách hàng mà doanh nghiệp đang có mà doanh nghiệp nên lựa chọn phương tiện truyền thông nào cho phù hợp.
Vậy advertising là gì? Có những hình thức advertising nào? Mục đích advertising là gì? Để trả lời những thắc mắc này Glints xin đưa ra bài viết sau đây.
Advertising là gì? Cái nhìn tổng quát về advertising
Advertising là gì là điều mà bất cứ ai cũng quan tâm, advertising trong tiếng việt được gọi là quảng cáo. Đây là hình thức phổ biến được hầu hết doanh nghiệp lựa chọn và sử dụng nó như một công cụ hỗ trợ đắc lực trong Marketing Advertising.
Mục tiêu chính của hình thức này giúp cho doanh nghiệp gửi đến khách hàng mục tiêu của mình thông điệp liên quan đến sản phẩm.
Thông điệp ở đây được hiểu một cách đơn giản là những giá trị độc đáo, khác biệt mà sản phẩm có được và được lặp đi lặp lại thường xuyên trên các phương tiện truyền thông nhằm thu hút sự quan tâm của người tiêu dùng, và đi vào tâm trí của người tiêu dùng. Từ đó thúc đẩy họ mua sản phẩm từ doanh nghiệp.
Có thể nói Advertising là hình thức quảng bá được xuất hiện từ rất lâu và nó đang trở thành một điều không thể thiếu trong các chiến dịch ra mắt sản phẩm của nhiều doanh nghiệp hiện nay.
Đọc thêm: Advertising Agency Là Gì? Mọi Thứ Bạn Cần Biết Về Ad Agency
Các hình thức Advertising
Sự bùng nổ của công nghệ đã kéo theo sự phát triển của nhiều loại hình quảng cáo giúp doanh nghiệp gia tăng cơ hội cạnh tranh. Vậy Advertising có những loại hình nào?
Quảng cáo hiển thị (Display Advertising)
Quảng cáo hiển thị là loại hình quảng cáo bao gồm quảng cáo Digital và quảng cáo trên báo giấy. Theo đó, quảng cáo kỹ thuật số được cho là phiên bản cập nhật của quảng cáo báo chí, đây chính là loại hình quảng cáo được phát triển nhờ sự can thiệp của công nghệ.
Với hình thức quảng cáo Display Advertising, doanh nghiệp sẽ mua không gian quảng cáo trên trang web mà mình quan tâm rồi đặt quảng cáo bằng văn bản.
Hình thức này gần giống với quảng cáo phương tiện truyền thống in, biểu ngữ nổi trên địa chỉ liên hệ của trang web hay trên nền sản phẩm hoặc dịch vụ của nền trang web.
Quảng cáo thông qua mạng xã hội (Social Media Advertising)
Quảng cáo thông qua mạng xã hội còn được gọi là Social Media Advertising đây cũng là một trong những loại hình quảng cáo đã và đang rất được ưa chuộng trong những năm gần đây.
Việc sử dụng các trang mạng xã hội như Pinterest, Instagram, Facebook, v.v, giúp cho doanh nghiệp tiết kiệm tối đa chi phí bởi mức giá quảng cáo trên mạng xã hội tương đối rẻ.
Khi sử dụng loại hình này, doanh nghiệp sẽ phải trả tiền để thu về lượt tiếp cận của khách hàng mục tiêu vào sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp mình. Dựa vào số tiền doanh nghiệp bỏ ra mà lượng người xem và tham gia sẽ có sự chênh lệch.
Và loại hình thức quảng cáo qua mạng xã hội rất có thể trở thành dạng truyền thông miệng (Word of mouth).
Quảng cáo ngoài trời (Outdoor Advertising)
Quảng cáo ngoài trời còn được gọi là quảng cáo OOH, đây là loại hình quảng cáo truyền thông truyền thống duy nhất giúp cho doanh nghiệp có mức tăng trưởng doanh thu trong mức ổn định.
Loại hình quảng cáo này đem đến sự công nhận thương hiệu tuyệt vời bởi nó được hiển thị mọi nơi, vì thế dễ dàng khắc sâu vào tâm trí của khách hàng và khiến cho họ nhớ đến dễ dàng.
Với loại hình quảng cáo ngoài trời, doanh nghiệp sẽ dễ dàng tiếp cận được một số lượng lớn khách hàng. Theo cách truyền thống, thì quảng cáo ngoài trời được cho là chiến thuật quảng cáo hỗ trợ nhận thức về thương hiệu vì là chủ yếu.
Hiện nay, các doanh nghiệp sử dụng quảng cáo ngoài trời với mong muốn kết nối thế giới thực với thế giới kỹ thuật số. Giúp khách hàng nhận diện thương hiệu của doanh nghiệp mình trên mọi mặt.
Quảng cáo tự nhiên (Native Advertising)
Quảng cáo tự nhiên giúp cho doanh nghiệp tiếp cận dễ dàng hơn với khách hàng trên những trang báo điện tử, thay vì chỉ gói gọn trên Facebook hay Google.
Hiểu một cách đơn giản, loại hình quảng cáo tự nhiên chính là quảng cáo của doanh nghiệp sẽ xuất hiện với nhiều bài viết khác. Thông thường mẫu quảng cáo này sẽ xuất hiện tại các trang báo lớn uy tín như Vnexpress, Dân trí, v.v.
Hình thức quảng cáo tự nhiên có thể xuất hiện dưới dạng bài viết, video và được lồng ghép tự nhiên dưới các bài viết giúp cho người đọc cảm thấy ngay lập tức muốn nhấn vào link.
Đây cũng là loại hình quảng cáo đem đến cho người tiêu dùng những nội dung có giá trị với bất cứ một thông điệp nào mà doanh nghiệp muốn truyền tải đến khách hàng của mình.
Quảng cáo qua mobile (Mobile Advertising)
Quảng cáo qua mobile chính là hình thức quảng cáo thông tin sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp đến với những người dùng sử dụng mobile có kết nối internet. Tương tự như quảng cáo nhắm đến người dùng sử dụng máy tính, quảng cáo mobile cũng được hiển thị dưới dạng text, banner hay video.
Tuy nhiên, quảng cáo mobile có kích thước nhỏ hơn, tương thích với nhiều màn hình điện thoại có kích thước khác nhau.
Quảng cáo qua TV, radio, podcast
Quảng cáo qua TV là một loại hình quảng cáo phát sóng, trong đó các doanh nghiệp sẽ quảng cáo sản phẩm/dịch vụ của họ thông qua các quảng cáo truyền hình có độ dài từ 20 – 60 giây.
Mặc dù là hình thức quảng cáo tốn kém nhưng cho phép các doanh nghiệp lặp lại quảng cáo của mình thường xuyên. Chi phí phát sóng quảng cáo trên truyền hình có thể thay đổi do các yếu tố sau:
- Thời lượng quảng cáo
- Thời gian trong ngày
- Chương trình truyền hình
- Tần suất phát sóng
- Phạm vi tiếp cận địa lý
- Số lượng người xem
Quảng cáo qua Radio là một hình thức quảng cáo phát sóng khác phát quảng cáo trong giờ giải lao của chương trình. Khách hàng có thể nghe quảng cáo trên đài phát thanh trong khi thực hiện các hoạt động khác, chẳng hạn như lái xe hoặc làm việc nhà.
Với hình thức quảng cáo Podcast doanh nghiệp có thể tài trợ podcast hoặc quảng cáo cho sản phẩm/dịch vụ của mình được phát trong các tập. Thông thường, podcast phát quảng cáo ở đầu, giữa và cuối các tập.
Đọc thêm: Ambient Marketing Là Gì? Top 10 Ví Dụ Quảng Cáo Ambient Ấn Tượng Nhất
Quảng cáo tìm kiếm trả phí (Paid Search Advertising)
Paid Search Advertising được gọi là hình thức quảng cáo tìm kiếm có trả phí, đây là loại hình quảng cáo trực tuyến, đôi khi được gọi là quảng cáo trả tiền cho mỗi lần nhấp chuột (PPC).
Các doanh nghiệp sử dụng quảng cáo PPC chỉ trả phí khi người dùng nhấp vào quảng cáo của mình. Họ đặt giá thầu trên các từ khóa cụ thể, thường liên quan đến doanh nghiệp của họ, cùng với vị trí đặt quảng cáo của họ trên công cụ tìm kiếm.
Ngày nay, quảng cáo trả phí được cho là hình thức quảng cáo phổ biến nhất và được nhiều doanh nghiệp lựa chọn nhất để quảng bá sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp mình đến với khách hàng.
Mục đích của advertising là gì?
Tăng nhận diện thương hiệu
Tăng khả năng nhận diện thương hiệu của doanh nghiệp là mục đích đầu tiên khi thực hiện Advertising cho một sản phẩm/dịch vụ. Trong quá trình tiếp thị, doanh nghiệp sẽ sử dụng quảng cáo để thông báo về sản phẩm/dịch vụ của mình đến với khách hàng tiềm năng.
Thường thì các thông tin quảng cáo này chỉ đơn giản là giới thiệu thương hiệu hoặc cung cấp thông tin tổng quan về một sản phẩm/dịch vụ cụ thể.
Doanh nghiệp có thể kết hợp thêm logo thương hiệu, màu sắc hoặc font chữ để giúp khách hàng mục tiêu nhận ra quảng cáo của doanh nghiệp trong tương lai.
Khuyến khích người dùng tương tác online
Mục đích tiếp theo từ việc Advertising chính là tăng mức độ tương tác của khách hàng với thương hiệu của doanh nghiệp. Mức độ tương tác được đo thông qua tần suất người dùng tương tác với bài đăng trên mạng xã hội và các dạng nội dung kỹ thuật số khác.
Mức độ tương tác thông qua lượt thích, lượt bình luận, chia sẻ, nhấp chuột và tin nhắn. Càng có nhiều người dùng tương tác trực tuyến càng giúp cho nhà tiếp thị phát triển được lòng trung thành và tăng được hiệu quả từ chiến dịch quảng cáo.
Doanh nghiệp có thể phát triển chiến dịch quảng cáo sản phẩm thông quan hình thức quà tặng, cuộc thi, cuộc thăm dò ý kiến, khảo sát câu hỏi, v.v, để thuyết phục khách hàng tương tác với nội dung của mình.
Thuyết phục khách mua hàng
Sử dụng quảng cáo cũng là cách giúp cho doanh nghiệp có thêm những khách hàng tiềm năng. Tạo ra những mẫu quảng cáo tập trung đem lại giá trị cho khách hàng là một trong những cách giúp cho doanh nghiệp có được những khách hàng tiềm năng.
Hiện tại, quảng cáo trên công cụ tìm kiếm được cho là sự lựa chọn tốt nhất giúp cho doanh nghiệp tăng số lượng khách hàng tiềm năng cho mình.
Hầu hết các doanh nghiệp đều sử dụng hình thức quảng cáo này để đảm bảo các sản phẩm hoặc dịch vụ cụ thể xuất hiện trong trang kết quả của công cụ tìm kiếm (SERP) khi mọi người nhập các từ khóa cụ thể.
Xây dựng khách hàng trung thành
Khuyến khích khách hàng mua hàng thường xuyên và lặp đi lặp lại nhiều lần cũng là mục đích của quảng cáo. Đối với những khách hàng đã mua hàng trước đó, doanh nghiệp cũng có thể nhắc họ nhớ đến sản phẩm/dịch vụ mình thông qua các bài quảng cáo.
Cách tối nhất và hiệu quả nhất là cho họ xem quảng cáo lặp đi lặp lại. Qua đây, doanh nghiệp cũng có thể cải thiện lòng trung thành với thương hiệu và tăng giá trị lâu dài cho khách hàng mới. Đồng thời thuyết phục khách mua hàng của mình thay vì mua của đối thủ cạnh tranh.
Bí quyết triển khai chiến dịch quảng cáo hiệu quả
Xác định đối tượng khán giả mục tiêu
Trước khi tạo chiến dịch quảng cáo cần xác định được đối tượng mục tiêu của chiến dịch đó là ai. Để biết được chính xác đối tượng mục tiêu bạn cần dành thời gian để nghiên cứu và đưa ra nội dung phù hợp với họ.
Đừng quên xem xét nhân khẩu học như nơi sống, độ tuổi, điều mà họ mong muốn là gì để bắt đầu một chiến dịch thật hiệu quả.
Thông điệp dễ hiểu, dễ nhớ
Đưa ra những thông điệp dễ nhớ, dễ hiểu cũng là cách giúp cho khách hàng nhớ đến bạn. Hãy sử dụng những từ ngữ gần gũi, quen thuộc để tạo ra những thông tin hay, ý nghĩa bao hàm hết tất cả những gì mà bạn muốn đề cập đến. Đây chính là một trong những bí quyết giúp cho Advertising thành công.
Xác định các chỉ số đo lường và theo dõi chúng (KPIs)
Nên xác định các chỉ số đo lường và theo dõi các phân tích quan trọng cụ thể như: số lượng nhấp chuột, lượt xem hoặc lượt tương tác mà một quảng cáo nhận được.
Việc xác định các chỉ số đo lường và theo dõi các chỉ số đó có thể giúp bạn xác định nội dung nào phù hợp với đối tượng mục tiêu và tối ưu hóa các chiến dịch quảng cáo của bạn theo thời gian.
Chọn nền tảng phù hợp
Để thành Advertising thành công bạn đừng quên xác định nền tảng trực tuyến và các hình thức truyền thông khác để truyền tải đúng thông điệp đến với khách hàng mục tiêu của mình.
Sau khi chọn nền tảng phù hợp thì thực hiện sắp xếp quảng cáo cho các phương tiện này để tăng lượt xem và nhận thức về thương hiệu.
Đọc thêm: Top 11+ Các Công Ty Truyền Thông Quảng Cáo Nổi Tiếng Ở Việt Nam
Ví dụ về một chiến dịch advertising thành công
Chiến dịch quảng cáo Volkswagen: Think Small là một trong những chiến dịch quảng cáo đạt tiêu chuẩn vàng theo đúng với những gì các chuyên gia nhận định.
Sau khi tham khảo nhiều công ty quảng cáo Volkswagen đã đưa ra quyết định chọn Doyle Dane Bernack thực hiện chiến dịch quảng cáo cho mình và đây quả là sự lựa chọn đúng đắn.
Doyle Dane Bernack đã đưa ra cho Volkswagen một chiến dịch quảng cáo có tên là “Think Small” với ý nghĩa “Hãy nghĩ đơn giản”. Trong giai đoạn này người Mỹ chỉ ưa chuộng “Think big”.
Việc đi ngược lại trào lưu là điều lạ lẫm, mới mẻ nhưng lại đem lại điều bất ngờ chưa từng có. Chiến dịch quảng cáo của Doyle Dane Bernack đã biến nhược điểm của những chiếc xe nhỏ bé trở thành điểm lợi thế của mình.
Đi kèm với đó là lời giới thiệu hài hước “xin giới thiệu chiếc xe hơi chậm nhất nước Mỹ”. Bên cạnh đó Volkswagen cũng không quên giới thiệu đến khách hàng của mình những tính năng có một không hai của Beetle.
Chính yếu tố đơn giản đã đem đến sự thu hút của khách hàng đối với chiến dịch này. Chỉ với vài dòng chữ in đậm đơn giản, Think Small đã khắc sâu vào tâm trí của người tiêu dùng một cách khéo léo.
Bài học rút ra từ chiến dịch quảng cáo nào là hãy đem đến cho người đọc những thông tin chính xác, trung thực. Đừng cố đưa ra những thông tin sai lệch về sản phẩm của mình. Bởi người tiêu dùng sẽ đánh giá cao sự trung thực thay vì những thông tin sai lệch, không có thực.
Kết luận
Để đạt được kết quả cao trong chiến dịch quảng cáo thì người thực hiện phải hiểu rõ advertising là gì mới có thể tạo ra được những lợi thế cho doanh nghiệp mình.
Và dĩ nhiên, quảng cáo được cho là phương thức hiệu quả, giúp cho khách hàng tạo được sự nhận thức đối với doanh nghiệp bạn. Đây cũng chính là cầu nối giữa khách hàng và doanh nghiệp.
Theo dõi Glints để xem thêm nhiều thông tin hữu ích khác nhé!
Tác Giả