Bài toán chống lãng phí trong quản lý doanh nghiệp

Đôi khi việc tăng lợi nhuận sau thuế cho doanh nghiệp mỗi năm không phải nhờ việc tăng doanh số mà thông qua việc tiết kiệm các chi phí quản lý và điều hành doanh nghiệp. Đặc biệt trong giai đoạn khó khăn của kinh tế do đại dịch, việc cắt giảm lãng phí sẽ giúp doanh nghiệp đảm bảo mục tiêu tăng trưởng hoặc cân bằng vượt qua khủng hoảng. 

Lãng phí là gì?

Lãng phí là những hoạt động không mang lại giá trị cho khách hàng hoặc khách hàng không mong đợi. Việc loại bỏ lãng phí chính là loại bỏ mọi hoạt động không mang lại giá trị cho khách hàng hoặc doanh nghiệp. 

Lợi ích khi loại bỏ lãng phí trong quản trị doanh nghiệp

Lợi ích chính của việc loại bỏ lãng phí là giúp gia tăng lợi nhuận và loại bỏ các hoạt động không hiệu quả. Qua đó, doanh nghiệp có thể giảm thiểu chi phí về vận chuyển, giúp đảm bảo thời gian sản xuất và giao hàng đúng thời hạn. Việc loại bỏ lãng phí cũng khiến doanh nghiệp có thể tính toán lại chi phí thành phẩm, vừa giúp hạ giá thành sản phẩm vừa đảm bảo mục tiêu doanh thu. 

Các phương thức loại bỏ lãng phí cho doanh nghiệp 

Loại bỏ lãng phí do sản xuất dư thừa: Vấn đề này thường xuất hiện trong các doanh nghiệp sản xuất ra sản phẩm hữu hình. Thông thường, công ty sẽ dự phòng từ 5-7% số lượng sản phẩm nhằm cung cấp nhanh nhất khi có đơn hàng. Tuy nhiên, đây có thể là nguyên nhân gây ra lượng hàng tồn kho khiến tăng chi phí lưu kho. 

Để loại bỏ lãng phí này, doanh nghiệp có thể cân bằng lại dây chuyền sản xuất, sản xuất ở mức độ vừa phải, tránh dư thừa. Để giảm tải lượng tồn kho, việc bố trí và sắp xếp mặt hàng để tính toán được số lượng cũng là cách giúp doanh nghiệp đảm bảo dòng chảy sản xuất và tránh lãng phí. 

Loại bỏ lãng phí vận chuyển: Nhiều mặt hàng sản xuất của doanh nghiệp đòi hỏi quá trình vận chuyển qua nhiều khâu. Đây cũng là nguyên nhân phát sinh thêm các loại chi phí khác. 

Vì vậy, để đảm bảo giảm thiểu tối đa lãng phí trong quá trình vận chuyển, doanh nghiệp cần sắp xếp các dây chuyền sản xuất liên kết. Công ty cần đảm bảo sao cho quá trình vận chuyển được giảm thiểu tối đa. Doanh nghiệp cũng có thể tuyển dụng và đào tạo các nhân sự đa kỹ năng để hỗ trợ cùng lúc nhiều đầu việc liên kết giữa các khâu.  

Loại bỏ lãng phí do sản phẩm lỗi: Các sản phẩm hoặc dịch vụ bị lỗi trong quá trình sản xuất là nguyên nhân dẫn đến lãng phí cả thời gian, tài nguyên và máy móc hỗ trợ. 

Để đảm bảo giảm thiểu vấn đề này, doanh nghiệp có thể lập SOP quy định các bước công việc. Đồng thời thiết lập bộ phận giám sát vấn đề này cũng như biện pháp ngăn ngừa trước khi sự cố xảy ra. 

Loại bỏ lãng phí quá trình: Mỗi doanh nghiệp có quy trình làm việc khác nhau nhưng đôi khi nó chưa hợp lý để đảm bảo năng suất lao động cho nhân viên. Điều này cũng xảy đến với công tác điều hành của công ty. 

Để tránh lãng phí, các doanh nghiệp ngày nay đã áp dụng công nghệ quản lý ERP nhằm đảm bảo công tác quản trị hiệu quả và hỗ trợ giảm thiểu những công việc không cần thiết. 

Loại bỏ lãng phí thời gian: Đây là một trong những loại lãng phí nhiều nhất ở mỗi doanh nghiệp, đặc biệt trong giai đoạn chờ. 

Để giảm thiểu vấn đề này, doanh nghiệp cần có kế hoạch cho bất kỳ công đoạn nào để đảm bảo hoạt động được diễn ra mà không gặp phải sự cố gì khiến công việc bị đình lại. 

Loại bỏ lãng phí nguồn nhân lực: Lãng phí nguồn nhân lực thường xảy ra ở hơn 90% doanh nghiệp Việt Nam. Nguyên nhân bắt nguồn từ cách thức phân công công việc và đánh giá hiệu quả. 

Để giảm thiểu vấn đề này, doanh nghiệp cần thường xuyên đánh giá nhằm phân chia đúng người đúng việc. Công ty cũng cần tránh việc tuyển người vào nhưng không có việc cho họ cũng như đảm bảo việc nâng cao tay nghề thông qua đào tạo. 

Việc chống lãng phí trong quản lý doanh nghiệp là bài toán đòi hỏi các nhà quản lý phải lưu tâm. Bởi nếu công ty có thể đảm bảo vấn đề này, họ sẽ dễ dàng hơn trong việc cung cấp dịch vụ với chi phí hợp lý hơn, đồng thời tiết kiệm thời gian sản xuất với lượng nhân sự hợp lý. Khi nhắc đến yếu tố chống lãng phí này, chúng ta không thể không kể đến vai trò của Giám đốc Tài chính trong việc kiểm soát và cân bằng nguồn chi phí phát sinh nhằm đảm bảo mục tiêu chung. Để tìm hiểu thêm về trách nhiệm và công việc cụ thể của một CFO – Giám đốc Tài chính toàn diện, vui lòng tham khảo khóa học tại đây.