Biên tập viên là một trong những ngành nghề được nhiều bạn trẻ quan tâm và việc chọn ngành học để có thể theo đuổi nghề mình thích là việc không hề dễ.
Vậy biên tập viên học ngành gì và ngành biên tập viên học trường nào là hợp lý nhất? Glints sẽ giúp bạn tìm hiểu ngay sau đây,
Làm biên tập viên là công việc như thế nào?
Biên tập viên thực chất không chỉ bao gồm những người dẫn bản tin trên sóng thời sự mà còn phong phú hơn bạn nghĩ. Nói đến nghề biên tập viên, bạn có thể gặp các biên tập viết báo, tạp chí, biên tập trang web, v.v
Tuy nhiên, công việc chung của các biên tập viên bao gồm chỉnh sửa nội dung và chuẩn bị sao cho nội dung hoàn hảo trước khi ra mắt người đọc và người xem.
Các công việc của từng biên tập viên thuộc các mảng khác nhau như sau:
- Biên tập sách: chỉnh lỗi chính tả, ngữ pháp trong bản thảo; chỉnh định dạng cho chuẩn trước khi xuất bản
- Biên tập viên truyền hình: kiểm tra nguồn tin, soạn thảo bản tin, lên sóng truyền hình
- Biên tập viên báo chí: kiểm tra lỗi và nguồn các bài báo, làm việc với các tác giả và freelance trong việc viết bài
- Biên tập website: lên nội dung, tìm chủ đề thích hợp, sản xuất bài viết trên trang web
Đọc thêm: Biên Tập Viên Là Gì? Giải Mã Nghề Biên Tập & Những Yêu Cầu Cần Có
Biên tập viên học ngành gì?
Làm biên tập viên thi khối nào và theo ngành biên tập viên thì học trường nào? Thông thường các biên tập viên là những người tốt nghiệp từ ngành báo chí, truyền thông, hoặc ngoại ngữ. Ở Việt Nam, để làm nghề biên tập viên, các bạn sinh viên sẽ thường theo học khối D (Toán, Văn, Anh) hoặc khối C (Văn, Sử, Địa).
Tuy nhiên, bạn không bắt buộc phải theo duy nhất các ngành trên. Cùng tìm hiểu kỹ hơn xem làm biên tập viên học ngành gì và trường nào nhé.
1. Báo chí, tuyên truyền
Theo học ngành Báo chí là lựa chọn hàng đầu nếu bạn muốn theo đuổi nghề biên tập viên. Với ngành này, bạn sẽ được thử nghiệm nhiều vai trò như dẫn chương trình, lên kịch bản, tìm kiếm đề tài làm báo cáo trong quá trình theo học.
Bạn vừa có thể năng động tham gia nhiều hoạt động vừa tranh thủ tìm ra công việc thật sự phù hợp với bản thân. Mặt khác, đây cũng là ngành học thuộc top “hot” nên mức điểm để đỗ vào ngành sẽ tương đối cao.
Các trường bạn có thể tham khảo bao gồm:
- Học viện Báo chí tuyên truyền (Hà Nội)
- Trường đại học khoa học xã hội & Nhân Văn (Hà Nội, Hồ Chí Minh)
- Trường đại học Văn hóa (Hà Nội)
2. Ngoại ngữ
Muốn làm biên tập viên thì học ngành gì để dễ xin việc, điểm thi thấp? Thì không nhất thiết phải học đúng ngành báo. Sinh viên ngoại ngữ ra trường đi làm báo rất nhiều, và yêu cầu của nghề báo, biên tập viên là thành thạo một hoặc nhiều ngoại ngữ càng tốt.
Ngoài ngành báo, ngôn ngữ cũng là sự lựa chọn hợp lý nếu bạn muốn biết muốn làm phóng viên thì học ngành nào. Các bạn sinh viên có thể theo học chuyên ngành ngoại ngữ và có thể tự tin xin việc làm biên tập viên.
Kỹ năng ngoại ngữ luôn là điểm cộng cho mọi nghề bao gồm cả nghề biên tập viên. Biên tập viên sách sẽ cần đến kỹ năng dịch thuật, biên tập truyền hình và website cũng cần đến kiến thức ngoại ngữ để có thể thu thập thông tin và sử dụng linh hoạt.
Vì vậy, bạn có thể theo ngành ngôn ngữ Anh, Hàn Quốc, Trung Quốc, Pháp, v.v, miễn là bạn có đam mê. Sinh viên ngoại ngữ khi ra trường đã có rất nhiều người theo ngành biên tập. Gương mặt biên tập viên nổi bật có nguồn gốc từ chuyên ngành ngoại ngữ bao gồm: BTV Nguyễn Khắc Cường, BTV Diễm Quỳnh, v.v
Các trường có ngành ngôn ngữ bạn có thể theo học là:
- Đại học Ngoại Ngữ – ĐH Quốc Gia Hà Nội
- Đại học Hà Nội
- Đại học Đà Nẵng
- Trường Đại Học Khoa Học Xã Hội Nhân Văn (Hà Nội, HCM)
- Học viện Ngân hàng
- Đại học Ngoại Thương (Hà Nội, HCM), v.v.
3. Luật
Ngành biên tập viên học trường nào? Chắc không phải ai cũng biết sinh viên tốt nghiệp ngành Luật cũng hoàn toàn có khả năng làm biên tập viên. Một điểm cộng khi học luật là bạn sẽ có hiểu biết sâu về các điều luật quan trọng, giúp ích rất nhiều trong quá trình làm biên tập.
Ngoài trau dồi các kiến thức, bạn nên đảm bảo phát triển cả các kỹ năng mềm và tham gia nhiều hoạt động thực tế để làm giàu CV. Có vậy, bạn mới tăng khả năng được tuyển dễ dàng vào các cơ sở, doanh nghiệp cần đến công việc biên tập.
Các trường giảng dạy ngành Luật bạn có thể tham khảo gồm:
- Đại học Luật (Hà Nội)
- Đại học Quốc gia (Hà Nội)
- Đại học Văn Hoá, v.v
4. Ngữ văn
Các bạn theo học khối C hoặc có khả năng với ngôn từ có thể theo học ngành Ngữ văn để có thể trở thành một biên tập viên tương lai.
Giỏi văn là thế mạnh khi làm biên tập. Tuy vậy, hạn chế của ngành Ngữ văn là không đào tạo lĩnh vực báo chí một cách chuyên sâu. Mặc dù chương trình học thường có một số bộ môn liên quan đến báo chí, bạn vẫn cần tự học và trau dồi các kiến thức chuyên môn nhiều hơn.
Trong thời gian học, bạn hoàn toàn có thể tìm nghề tay trái làm biên tập, viết lách để có thêm kinh nghiệm làm báo, lên nội dung, v.v
Các trường đào tạo ngành Ngữ văn gồm có:
- Đại học Sư Phạm
- Đại học Khoa học xã hội & Nhân Văn
- Đại học Tây Bắc, v.v.
5. Xã hội học
Ngành xã hội học thuộc khối xã hội. Hiểu đơn giản, ngành học này sẽ cung cấp cho bạn kiến thức xã hội và cách nghiên cứu, phân tích các vấn đề xã hội. Sinh viên sẽ được học các bộ môn như tâm lý xã hội, triết học, nhân chủng học, dân tộc học, v.v.
Ngành biên tập vốn dĩ cần những người có khả năng thấu hiểu và phân tích tốt. Với kiến thức xã hội học, bạn càng có cơ hội để trở thành những biên tập viên xuất sắc.
Một số trường đại học đào tạo ngành Xã hội học bao gồm:
- Học viện Báo chí & Tuyên Truyền
- Trường đại học Khoa Học Xã Hội & Nhân Văn
- Trường đại học Quốc gia
Một số tố chất của biên tập viên
Ngoài việc cân nhắc biên tập viên học ngành nào, bạn sẽ cần đến các tố chất, bộ kỹ năng mềm và kỹ năng cứng sau:
- Kiến thức: các biên tập viên cần có kiến thức rộng về nhiều chủ đề để có thể làm tốt ở nhiều dự án.
- Óc sáng tạo: một người có sự sáng tạo sẽ có ưu thế khi làm biên tập bởi họ có thể giải quyết vấn đề cũng như nghĩ ra nhiều ý tưởng và chủ đề mới.
- Kỹ năng viết lách: một phần có thể nói là khá lớn trong nhiệm vụ của biên tập viên là sửa lỗi và viết bài một cách chuyên nghiệp, nên kỹ năng viết lách là không thể thiếu.
- Cẩn thận với từng chi tiết: với công việc đòi hỏi yếu tố chính xác cao, bạn sẽ cần sự tỉ mỉ và cẩn thận để có thể đưa đến các sản phẩm hoàn hảo nhất.
- Kỹ năng sắp xếp công việc: các biên tập viên thường phải làm nhiều công việc một lúc và có nhiều deadline, vì vậy có kỹ năng sắp xếp công việc và quản lý thời gian sẽ là điểm mạnh của bạn.
- Kỹ năng giao tiếp: ngoài làm việc độc lập, biên tập viên còn phải làm việc với các bên khác như đội ngũ marketing, freelancer, nhà xuất bản, v.v.
- Hiểu tâm lý công chúng: biên tập viên cần biết người đọc muốn gì và cần gì ở bài viết hoặc sản phẩm của mình, từ đó mới có thể chọn được chủ đề đủ hấp dẫn và hợp thị hiếu nhất.
Lời kết
Biên tập viên học ngành gì là một câu hỏi không quá khó để trả lời. Có những ngành có bản chất là dành cho những sinh viên muốn theo ngành biên tập. Tuy nhiên, chỉ cần bạn đủ chăm chỉ để phát triển kỹ năng, kiến thức của bản thân, và có đam mê với nghề, thì dù bạn có theo ngành nào, bạn vẫn có thể trở thành biên tập viên giỏi.
Hy vọng bài viết của Glints đã giúp bạn lý giải được các thắc mắc của mình. Đừng quên đến với Glints Việt Nam để có các cơ hội việc làm và mẹo hay trong công việc nhé.