Thách thức lớn nhất đối với hầu hết mọi doanh nghiệp hoặc công ty khi kinh doanh chính là tạo ra lợi nhuận. Để làm được điều này, họ phải xây dựng một mô hình để xác định thị trường họ muốn nhắm đến, nhu cầu của khách hàng đối các sản phẩm và dịch vụ của họ cũng như tính đến các khoản chi phí dự kiến.
Đây được gọi là business model. Cùng Glints tìm hiểu để có cái nhìn chi tiết hơn về Business model là gì, các dạng business model, tầm quan trọng và ưu, nhược điểm hiện nay của nó nhé.
Business model là gì?
Business model là gì? Đó là một thuật ngữ trừu tượng thuộc chuyên ngành kinh tế, có nghĩa là mô hình kinh doanh. Nói một cách đơn giản, đó chính là một sự dự đoán về doanh thu và chi phí, giúp doanh nghiệp định hướng rõ được mục tiêu và lượng khách hàng của mình để lập ra được các chiến lược tiếp thị đạt hiệu quả cao nhất.
Vì thế Business model không những đóng vai trò quan trọng trong việc kinh doanh của các doanh nghiệp hay công ty mà đối với những nhà đầu tư cũng giữ một vị trí quan trọng không kém.
Xem xét và đánh giá mô hình kinh doanh của một công ty giúp nhà đầu tư có một cái nhìn tổng thể về sản phẩm, chiến lược kinh doanh, lợi thế cạnh tranh của công ty cũng như triển vọng tương lai của nó. Việc nắm bắt rõ về mô hình kinh doanh sẽ giúp các nhà đầu tư nắm rõ hơn về dữ liệu tài chính, từ đó đưa ra những lựa chọn chính xác và phù hợp với mục đích đầu tư của mình.
Đọc thêm: 5M Là Gì? Ứng Dụng Mô Hình 5M Trong Quản Lý Nguồn Lực Doanh Nghiệp
Các dạng business model phổ biến
Thực tế cho thấy kinh doanh để tạo ra lợi nhuận có thể thực hiện bằng nhiều hình thức khác nhau, vì thế mà business model cũng trở nên đa dạng hơn rất nhiều. Cụ thể hơn, lấy ví dụ bằng việc kinh doanh hình thức bán hàng trực tiếp, thông qua các phương tiện truyền thông hay các chuỗi cửa hàng, thậm chí nhượng quyền thương mại.
Hầu hết các hình thức kinh doanh của các doanh nghiệp đều sử dụng các mô hình kinh doanh phổ biến nhất hiện nay. Dưới đây là bốn business modeling được sử dụng phổ biến nhất:
Business model quảng cáo
Đối với Business model quảng cáo, hai nhóm khách hàng sau đây là quan trọng nhất: độc giả/ người xem và nhà quảng cáo. Độc giả và người xem có thể không mất phí cho doanh nghiệp của bạn nhưng câu trả lời cho các đơn vị quảng cáo là có.
Business Model quảng cáo phải thỉnh thoảng nên được kết hợp với các mô hình cung cấp dịch vụ cộng đồng, nơi công ty có thể nhận nội dung của từ người dùng của mình mà không cần mất phí cho những người tạo ra nội dung cũng như phát triển nội dung đó.
Business model mô giới
Các doanh nghiệp môi giới có vai trò tạo ra mạng lưới kết nối người mua, người bán và tạo điều kiện thuận lợi cho các cuộc giao dịch được thực hiện. Chi phí sau mỗi cuộc giao dịch sẽ được tính toán cho người mua hoặc người bán và thậm chí là cả hai bên.
Business model nhượng quyền
Đây là business model phổ biến nhất trong ngành công nghiệp nhà hàng. Đối với mô hình kinh doanh nhượng quyền, công ty của bạn đang giao dịch công thức để bắt đầu và quản lý một công ty thành công của người khác.
Đôi khi, quyền truy cập vào một thương hiệu quốc gia và các dịch vụ hỗ trợ cũng được bán cho các chủ sở hữu nhượng quyền mới bắt đầu điều hành. Nói cách khác, doanh nghiệp sẽ bán đi một công thức kinh doanh thành công được phát triển bởi họ.
Business model thị trường
Đây là mô hình có thể sử dụng kinh doanh sản phẩm lẫn dịch vụ. Cụ thể business model cho phép người bán tiếp cận và đưa ra danh sách các mặt hàng của doanh nghiệp đồng thời cung cấp cho người mua các công cụ kết nối với người bán.
Mô hình kinh doanh này đem lại cho doanh nghiệp nhiều nguồn thu nhập khác nhau, cụ thể là dịch vụ bổ sung để quảng cáo sản phẩm của bên bán và đảm bảo cho sự an tâm của người mua hay tính phí cho người bên mua hoặc bên bán giúp giao dịch thành công.
Đọc thêm: AOP Là Gì? Vai Trò Của AOP Trong Kinh Doanh Và 7 Bước Xây Dựng AOP Hiệu Quả
Các yếu tố chính của business model?
Trong các công ty, mô hình kinh doanh đóng vai trò là cầu nối giữa đầu vào kỹ thuật và đầu ra kinh tế. Để làm được điều này, mô hình kinh doanh phải tích hợp và hỗ trợ bốn yếu tố cơ bản. Đây là khu vực hoạt động, khu vực sản phẩm / dịch vụ, khu vực khách hàng và khu vực tài chính.
Khu vực hoạt động
Khu vực này sẽ liên quan trực tiếp đến cơ sở hạ tầng, bao gồm 3 yếu tố chính là nguồn lực chính, các hoạt chính và mạng lưới đối tác.
- Nguồn lực chính: là khả năng của doanh nghiệp trong việc cung cấp sản phẩm/ dịch vụ ra thị trường thực tế. Đây là nhân tố quan trọng trong việc thúc đẩy doanh nghiệp xây dựng được vị thế cạnh tranh vững chắc của mình trên thị trường.
- Mạng lưới đối tác: là yếu tố quan trọng thứ hai mà doanh nghiệp cần quan tâm khi xây dựng Business model.
Trên thực tế, trong kinh doanh, bạn không thể một mình đơn phương độc mã phát triển trên thị trường mà cần phải có mạng lưới các mối quan hệ cộng tác để hỗ trợ cung cấp và chia sẻ lẫn nhau nguồn tài nguyên qua lại giữa các doanh nghiệp khác cùng phân khúc.
- Các hoạt động chính: Doanh nghiệp có thể tự thực hiện những hoạt động này hoặc thông qua một kênh đối tác nào đó.
Khu vực sản phẩm & dịch vụ
Đây là khu vực đặc biệt giữ nhiệm vụ tuyên bố giá trị và truyền tải những thông điệp tốt đẹp nhất đến khách hàng của doanh nghiệp. Việc tuyên bố giá trị này sẽ được doanh nghiệp thực hiện thông qua nhiều phương thức hành động khéo léo, tinh tế.
Cụ thế là thực hiện mô tả công dụng, tính chất và thông điệp về sản phẩm/ dịch vụ chi tiết và rõ ràng nhất, tương ứng với từng nhóm đối tượng khách hàng.
Điều này sẽ giúp doanh nghiệp đánh vào tâm lý, nhu cầu cũng như tạo sức hút mạnh trên thị trường, khiến cho khách hàng không ngần ngại khi chi tiền cho sản phẩm của doanh nghiệp. Hơn thế nữa, thông qua đó để phân khúc khách hàng đạt hiệu quả hơn.
Khu vực khách hàng
- Phân khúc khách hàng mục tiêu: nhóm đối tượng tiềm năng mà các doanh nghiệp luôn muốn tiếp cận. Đây cũng có thể xem là nguồn thu nhập chính quyết định cho sự thành bại của doanh nghiệp.
Vì thế cần có sự quan tâm đặc biệt đối với tệp khách hàng này khi xây dựng business model.
- Kênh phân phối: là đầu mối gắn kết giữa doanh nghiệp với khách hàng. Doanh nghiệp có thể thông qua kênh phân phối mà gia tăng doanh số và lợi nhuận. Việc sở hữu kênh phân phối hiệu quả cũng góp phần tạo ra lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp.
- Quan hệ khách hàng : quan hệ khách hàng đóng vai trò vô cùng quan trọng trong kinh doanh. Vì vậy, khi thiết lập Business Model, các công ty phải xác định rõ chiến lược và phương pháp giúp xây dựng và duy trì mối quan hệ giữa công ty và khách hàng, thỏa mãn mọi nhu cầu của khách hàng, dù họ thuộc bất kỳ phân khúc khách hàng nào, tầm trung hay cao cấp.
Khu vực tài chính
- Cấu trúc chi phí: Để xây dựng và vận hành Business Model, doanh nghiệp cần phải đầu tư nhiều chi phí quan trọng. Và đây cũng chính là thành phẩm từ các thành phần khác nhau trong Business Model. Nghĩa là, mỗi loại chi phí sẽ tương ứng với từng thành phần cụ thể trong Business Model. Vì chúng cấu thành nên nhiều thành phần trong Business Model, do đó được gọi là cấu trúc chi phí.
- Doanh thu: Doanh thu chính là khoản tài chính, lợi nhuận mà khách hàng phải trả cho doanh nghiệp sau khi trừ đi hết các khoản chi phí sản xuất, nguyên liệu,… Thông qua giá trị hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp mà có thể tạo ra nhiều nguồn thu đến từ một hay nhiều khách hàng khác nhau.
Thế nào là business model thành công?
Một sai lầm phổ biến mà nhiều doanh nghiệp mắc phải khi họ tạo ra các mô hình kinh doanh của mình là đánh giá thấp chi phí tài trợ cho hoạt động kinh doanh cho đến khi nó có lãi. Tính chi phí cho việc giới thiệu một sản phẩm là không đủ. Một công ty phải duy trì hoạt động kinh doanh cho đến khi doanh thu vượt quá chi phí.
Các nhà phân tích và nhà đầu tư thường đánh giá sự thành công của một mô hình kinh doanh thông qua xem xét tổng lợi nhuận của công ty. Lợi nhuận gộp là tổng doanh thu của công ty trừ đi giá vốn hàng bán (COGS).
So sánh lợi nhuận gộp của một công ty với lợi nhuận của đối thủ cạnh tranh chính hoặc trong ngành của nó sẽ làm sáng tỏ hiệu quả và tính năng vượt trội của mô hình kinh doanh đó.
Tuy nhiên, chỉ xem xét riêng lợi nhuận gộp thôi là chưa đủ . Các nhà phân tích cũng muốn xem dòng tiền hoặc thu nhập ròng. Đó là lợi nhuận gộp trừ đi chi phí hoạt động và là dấu hiệu cho biết doanh nghiệp đang tạo ra bao nhiêu lợi nhuận thực tế.
Bên cạnh đó, hai đòn bẩy chính của mô hình kinh doanh của một công ty là giá cả và chi phí. Một công ty có thể tăng giá và có thể tìm được hàng tồn kho với chi phí giảm. Cả hai hành động đều làm tăng lợi nhuận gộp. Như điều này cho thấy, nhiều nhà phân tích tin rằng các công ty chạy trên mô hình kinh doanh tốt nhất có thể tự vận hành.
Ưu nhược điểm của Business model?
Bất kì mô hình nào cũng có cả ưu điểm và nhược điểm riêng và Business model cũng không ngoại lệ. Dưới đây là các ưu điểm và nhược điểm được liệt kê:
Ưu điểm:
- Một mô hình kinh doanh tốt mang lại cho doanh nghiệp một lợi thế cạnh tranh, vị trí nhất định trong ngành.
- Hỗ trợ doanh nghiệp trong việc xây dựng danh tiếng tốt trên thị trường, củng cố niềm tin khuyến khích các nhà đầu tư tiếp tục đầu tư vào công ty.
- Mô hình kinh doanh vững chắc sẽ đem đến lợi nhuận kinh doanh liên tục dẫn đến tăng dự trữ tiền mặt và các khoản đầu tư mới.
- Cuối cùng mô hình kinh doanh đã được chứng minh mang lại sự ổn định tài chính trong tổ chức
Nhược điểm:
- Nhược điểm đầu tiên là việc tạo ra một mô hình kinh doanh tốn nhiều thời gian vì cần phải xem xét nhiều yếu tố.
- Nhược điểm thứ hai là bắt buộc phải xây dựng mô hình kinh doanh bị trước khi bắt đầu một dự án mới và điều này có thể dẫn đến việc business model là không hoàn toàn chuẩn xác.
- Cuối cùng là hạn chế triển khai các ý tưởng đột phá mới cho sản phẩm vì tất cả mọi thứ đều phải xây dựng dựa trên một business model đã được tạo ra.
Đọc thêm: 3D5S Là Gì? Vận Dụng 3D5S Như Thế Nào Trong Quản Trị Kinh Doanh?
Kết luận
Glints đã tổng hợp và giải thích các thông tin chi tiết nhất về Business model là gì? cũng như tầm quan trọng, ưu và nhược điểm của Business model trong kinh doanh..
Hy vọng với những kiến thức mà Glints cung cấp, bạn có thể tìm ra một Business Model phù hợp và hiệu quả với doanh nghiệp của mình. Bạn nhớ lưu ý nắm rõ những yếu tố quan trọng để giúp doanh nghiệp hoạt động tốt và đánh giá được tính hiệu quả của hoạt động kinh doanh.
Tác Giả