Đối với những người làm trong lĩnh vực kinh doanh nói chung và các nhà điều hành công ty nói riêng, Business Unit là thuật ngữ không còn quá xa lạ. Business unit là giải pháp tối ưu cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ khi xảy ra nhiều vấn đề tự phát.
Vậy Business Unit là gì và tại sao nó có thể giải quyết các vấn đề công ty đang gặp phải. Dưới đây là các thông tin Glints đã tổng hợp được.
Business unit là gì?
Business unit là thuật ngữ chuyên dùng trong lĩnh vực kinh doanh, để nói về các doanh nghiệp có nhu cầu mở rộng quy mô phát triển. Nói một cách khác, business unit là các đơn vị, cơ sở nhỏ hơn của doanh nghiệp lớn hay còn được gọi là công ty con của doanh nghiệp.
Business unit sẻ hoạt động độc lập phụ thuộc vào chiến lược kinh doanh mỗi công ty. Business được xây dựng và phát triển dựa trên vốn lưu động của doanh nghiệp lớn. Business unit cũng có thể được điều hành độc lập nhưng vẫn cần phải gửi các tài liệu báo cáo tài chính hoặc kết quả kinh doanh về trụ sở chính để kiểm tra và đánh giá.
Đọc thêm: Business Model Là Gì? Mọi Thứ Bạn Cần Biết Về Mô Hình Kinh Doanh
Đặc điểm của strategic business unit là gì?
Strategic business unit có nhiều đặc điểm khác nhau, cùng điểm qua một số đặc điểm của business unit phía dưới đây.
Hoạt động sản xuất tự chủ
Các business unit được hưởng lợi từ việc tự lập kế hoạch, cho phép họ lập kế hoạch cho các hoạt động kinh doanh như mở rộng, sản phẩm mới và tiếp thị sản phẩm đến với các khách hàng tiềm năng.
Trong khi đơn vị kinh doanh vẫn báo cáo hoạt động kinh doanh chính, business unit có thể hoạt động như một bộ phận riêng biệt bằng cách sử dụng một tên khác.
Cho ví dụ, nếu một nhà sản xuất thiết bị điện tử như máy giặt, tivi và điện thoại, thì mỗi sản phẩm có thể tồn tại dưới một đơn vị kinh doanh để tách các sản phẩm và dễ quản lý hơn.
Đối thủ không giống nhau
Các đơn vị kinh doanh thường có đối thủ cạnh tranh của riêng họ trên các thị trường tương ứng. Điều này cho phép cạnh tranh độc đáo, có thể giúp truyền cảm hứng cho sự đổi mới sản phẩm và các kỹ thuật tiếp thị mới.
Ví dụ, cùng một thương hiệu điện tử có thể có sự cạnh tranh độc nhất trên thị trường điện thoại di động, khiến nó phải phát triển một chiếc điện thoại di động nhanh hơn, hiệu quả hơn để duy trì vị thế của mình trong ngành. Công ty cốt lõi có thể giám sát sự đổi mới này, nhưng có thể hiếm khi tham gia vào các hoạt động hàng ngày của business unit.
Theo dõi doanh thu, chi phí độc lập
Các business unit thường theo dõi chi phí và doanh thu của họ một cách riêng biệt với công ty mẹ. Điều này có thể giúp công ty mẹ hạch toán doanh thu của mình từ các sản phẩm hoặc dịch vụ khác nhau mà không cần kết hợp chúng thành một nguồn thu tổng dễ dàng quản lý và theo dõi doanh thu.
Mục tiêu, giá trị riêng
Các đơn vị kinh doanh đôi khi có những sứ mệnh hoặc giá trị độc đáo của riêng họ, điều này có thể giúp tạo ra hứng thú của người tiêu dùng đối với công ty mẹ. Có một mục tiêu riêng biệt cho phép mỗi đơn vị tập trung vào những chiến dịch họ đề ra và cung cấp các sản phẩm và dịch vụ phù hợp với khách hàng của họ.
Quản lý báo cáo cho công ty mẹ
Mỗi đơn vị kinh doanh hoạt động tách biệt với công ty mẹ, nhưng người đứng đầu đơn vị vẫn phải báo cáo với nhóm điều hành của công ty mẹ. Người quản lý đơn vị giám sát việc sản xuất và bảo trì của đơn vị kinh doanh và giúp đơn vị đạt được các mục tiêu cũng như thể hiện các giá trị của công ty.
Đọc thêm: 5M Là Gì? Ứng Dụng Mô Hình 5M Trong Quản Lý Nguồn Lực Doanh Nghiệp
Lợi và hại của business units là gì?
Lợi ích khi có business unit
- Cải thiện sự phối hợp: các business unit có khá nhiều sự tương đồng, nên sẽ có sự phối hợp liền mạch giữa các bộ phận. Giữa các business unit sẽ bổ sung và giúp đỡ nhau thay vì cạnh tranh.
- Phân cấp quyền hạn: business unit cho phép phân cấp các quyền hạn thoải mái hơn so với công ty mẹ. Phân quyền có thể tác động tích cực đến nhân viên của doanh nghiệp, tạo động lực và mang lại hiệu quả cho tổ chức. Nó đặc biệt tạo động lực cho các nhân viên nhỏ tuổi bằng cách trao quyền cho họ.
- Tốc độ và hiệu quả: Vì các đơn vị kinh doanh chiến lược được quản lý bởi một người, giúp việc xây dựng chiến lược trở nên dễ dàng hơn. Các giám đốc sẽ trao đổi với người quản lý và là người đưa ra các mục tiêu cũng như cách thức để thực hiện chúng một cách hiệu quả.
- Đảm bảo trách nhiệm giải trình: mỗi business unit đều có những người quản lý và chịu trách nhiệm riêng, đảm bảo các hoạt động doanh nghiệp được ghi chép và giải trình một cách cẩn thận.
- Lưu trữ tài liệu dễ dàng hơn: Các tổ chức xử lý khối lượng lớn dữ liệu có thể đơn giản hóa quy trình ghi sổ của họ trong việc theo dõi và lưu trữ dữ liệu.
Rủi ro khi lập ra business unit
Bên cạnh đó, cũng cần xem xét và phân tích các rủi ro khi lập ra business unit để cân nhắc kỹ càng các tình huống bất ngờ. Một số nhược điểm như:
- Business unit cần giới thiệu một lớp đơn vị bổ sung làm tăng chi phí hoạt động và chi phí quản lý
- Thiếu sự liên kết giữa các business unit và trụ sở chính. Điều này góp phần gây ra sự chậm trễ trong giao tiếp, cản trở luồng thông tin, ảnh hưởng đến việc ra quyết định và cản trở việc đánh giá chính xác hiệu suất.
- Cạnh tranh về nguồn lực và tài trợ trong tổ chức dẫn đến xung đột nội bộ, cạnh tranh không lành mạnh.
- Các nhà quản lý phải tập trung vào những mặt tích cực và đưa ra cách để giải quyết những nhược điểm.
Lưu ý khi thành lập business unit
Để đưa một business unit vào hoạt động của công ty trụ sở chính một cách trơn tru, sẽ có những lưu ý nhất định khi thành lập business unit.
Thống kê, hoạch định chất lượng công việc
Trước khi thành lập một business unit, bạn cần phải hiểu rõ và xác định dự án này sẽ chú trọng vào những hoạt động gì. Bạn cần thống kê kỹ càng để có thể có cái nhìn bao quát trước khi quyết định thành lập business unit.
Bên cạnh đó, cũng cần hoạch định, phân tách kinh doanh riêng cho các đơn vị để đảm bảo nghiệp vụ cả hai chu toàn nhất.
Đề ra phương hướng đầu tư hợp lý
Việc chia sản phẩm của bạn thành các SBU mang lại cho bạn bức tranh toàn cảnh nhất về kế hoạch phát triển, tầm nhìn và việc thực hiện các giao dịch sinh lợi. Do đó, có thể dễ dàng thu được lợi nhuận mà công ty tạo ra.
Các SBU được thành lập để hướng tới các nhóm khách hàng mục tiêu, phát triển và hoàn thiện các nhóm sản phẩm cốt lõi, đồng thời đạt được giá trị thương mại.
Kết hợp MBO với STP
SBU là viết tắt của Strategic Business Unit và STP là viết tắt của 3 từ Segmentation (phân khúc thị trường), Targeting (thị trường mục tiêu), Positioning (định vị thị trường). SBU có mối liên hệ chặt chẽ với STP.
Thành công hay thất bại của một công ty phần lớn phụ thuộc vào việc nó có nhắm mục tiêu và phân khúc thị trường của mình một cách thích hợp hay không. Bạn cũng có thể chia từng sản phẩm thành các SBU riêng lẻ để nắm bắt các phân khúc thị trường một cách hiệu quả.
Đọc thêm: BPO Là Gì? Vai Trò Quan Trọng Của Dịch Vụ BPO Đối Với Doanh Nghiệp
Lời kết
Business Unit là gì đã được Glints đề cập và giải thích trong bài viết phía trên. Khi thành lập các Business Unit bạn nên lưu ý những điều trên để có thể hoạt động trơn tru và đem lại hiệu quả cao trong công việc.
Theo dõi Glints để xem thêm nhiều kiến thức hữu ích khác nhé!
Tác Giả