Marketing là một lĩnh vực rất đa dạng. Một số công ty tin vào việc sử dụng Brand Marketing, một số khác lại chỉ sử dụng Channel Marketing. Trên thực tế, có vô vàn loại hình Marketing khác nhau. Trong thời đại số, việc lựa chọn cách tiếp cận phù hợp có thể trở thành một thách thức lớn.
Do tỷ lệ bão hòa cao cộng với sự cạnh tranh gia tăng trên thị trường, hình thức Marketing tổng thể dần trở nên phổ biến. Qua bài viết dưới đây, Glints sẽ giới thiệu đến bạn các bước xây dựng một Plan Marketing tổng thể hoàn chỉnh nhất.
Marketing tổng thể là gì?
Trước khi đi sâu vào các bước xây dựng một Plan Marketing tổng thể, hãy cùng lướt qua khái niệm về loại hình này. Marketing tổng thể là một chiến lược Marketing coi toàn bộ hoạt động kinh doanh và các kênh tiếp thị khác nhau như một hệ thống.
Theo chiến lược này, toàn bộ công ty sẽ cùng hợp lực để theo đuổi một mục tiêu duy nhất. Từ đó dễ dàng cải thiện trải nghiệm của khách hàng cũng như hình ảnh tích cực về thương hiệu. Khái niệm Marketing tổng thể dựa trên sự phát triển, phát kiến và thực hiện các chiến dịch theo một quy trình và quy chuẩn chung. Hình thức marketing này xem mọi khâu và công đoạn đều quan trọng.
Plan Marketing tổng thể là gì?
Vậy Plan Marketing tổng thể là gì? Plan Marketing tổng thể hay kế hoạch marketing tổng thể là tổ hợp bao gồm Marketing quan hệ, Marketing tích hợp, Marketing nội bộ và Marketing xã hội.
Mục tiêu của Marketing quan hệ là xây dựng các mối quan hệ bền vững và lâu dài. Chiến lược này tập trung nhiều hơn vào sự hài lòng và giữ chân khách hàng. Ngoài ra nó cũng góp phần xây dựng lòng trung thành của khách hàng.
Marketing tích hợp liên quan đến thông điệp thống nhất mà doanh nghiệp gửi đến khách hàng của họ. Chiến lược này đảm bảo rằng tất cả các bộ phận Marketing của một doanh nghiệp làm việc cùng nhau để hướng tới một mục đích duy nhất. Các cách tiếp cận của hình thức nó có thể bao gồm quảng cáo, Pr hay truyền thông trực tuyến.
Marketing nội bộ là chiến lược quan tâm đến nhân viên, freelancers, nhà thầu và đối tác của doanh nghiệp. Nó đảm bảo rằng nhân viên hài lòng với công việc của họ cũng như triết lý và định hướng của công ty nói chung. Sự hài lòng giữa các nhân viên dẫn đến sự hài lòng của khách hàng theo thời gian. Marketing nội bộ đang dần trở thành một khía cạnh quan trọng của Marketing tổng thể.
Thành phần cuối cùng của Marketing tổng thể là Marketing xã hội. Hình thức này nhằm mục đích thu hút những khách hàng muốn tạo sự khác biệt khi mua sắm. Marketing xã hội là nhằm tạo ra các sáng kiến Marketing dựa trên các phương pháp kinh doanh lành mạnh. Nó bao gồm các khía cạnh đạo đức, cung cấp một phương pháp khác cho các doanh nghiệp để xây dựng mối quan hệ lâu dài.
Đọc thêm: 7P Trong Marketing Là Gì? Bài Học Từ 7P Marketing Của Coca Cola
Vai trò của kế hoạch marketing tổng thể
Chắc hẳn bạn đã hiểu rõ Plan Marketing tổng thể là gì rồi nhỉ? Vậy còn vai trò của nó thì sao?
Marketing tổng thể làm tăng khả năng giao tiếp giữa các bộ phận khác nhau của doanh nghiệp. Sự kết nối này xuất phát từ việc mọi người đều có chung mục tiêu. Hơn nữa, nó đảm bảo sự hài hòa giữa các phòng bàn nhằm nâng cao độ nhận diện thương hiệu.
Marketing tổng thể tập trung vào các mục tiêu dài hạn. Nó cho phép một doanh nghiệp phát triển và sử dụng tốt nhất các nguồn lực của mình. Apple là một công ty sử dụng thành công Marketing tổng thể. Hầu hết mọi người quyết định mua iPhone hoặc Mac ngay cả trước khi họ bước vào showroom của hãng.
Các bước xây dựng kế hoạch Marketing tổng thể
Đây chắc hẳn là phần bạn luôn mong chờ nhỉ. Đã hiểu được Plan Marketing tổng thể là gì rồi, giờ chúng ta bắt tay vào xây dựng một Marketing Master Plan thôi!
Bước 1: Nghiên cứu thị trường và xác định mục tiêu của kế hoạch
Như bao loại hình Marketing khác, việc đầu tiên trong xây dựng kế hoạch Marketing tổng thể chính là nghiên cứu thị trường và xác định mục tiêu chính. Một kế hoạch Marketing tổng thể hoàn chỉnh bao giờ cũng hướng đến các giá trị về lâu dài. Chính vì vậy, việc nghiên cứu và đặt mục tiêu tỉ mỉ ngay từ đầu là điều bắt buộc.
Bạn có thể nghiên cứu thị trường dựa vào các báo cáo đặc thù có sẵn về ngành. Ngoài ra, việc xác định mục tiêu cũng phải phù hợp với tiềm lực và nguồn lực của công ty.
Bước 2: Lập dự toán ngân sách cho kế hoạch
Do tính chất hướng đến lâu dài, ngân sách cho kế hoạch Marketing tổng thể cũng rất quan trọng. Một kế hoạch Marketing tổng thể không đòi hỏi một nguồn ngân sách lớn. Tuy nhiên, nó phải được phân phối đều và hợp lý dựa trên nguồn lực của công ty.
Marketing tổng thể thường bao gồm rất nhiều công đoạn. Và sự thiếu hụt ngân sách của một công đoạn bất kỳ sẽ ảnh hưởng xấu đến kế hoạch chung.
Bước 3: Lên plan Marketing tổng thể
Sau khi đã nghiên cứu kỹ thị trường, mục tiêu và có nguồn ngân sách vững, bây giờ là lúc bạn lên plan Marketing tổng thể.
Đầu tiên, bạn phải xác định và phác hoạ được chân dung của khách hàng mục tiêu (Persona). Một Persona hoàn chỉnh sẽ giúp cho các planners có cái nhìn tổng quát về khách hàng. Việc nắm được hành vi mua sắm của người tiêu dùng sẽ đem lại lợi thế lớn cho doanh nghiệp.
Ngay sau đó, kết hợp với nghiên cứu thị trường đã làm ở bước 1, hãy tiến hành định vị bản thân doanh nghiệp và đối thủ trên thị trường mục tiêu. Điều này sẽ giúp bạn nhận ra khoảng cách (Gap) giữa doanh nghiệp và đối thủ. Từ đó có các điều chỉnh hợp lí về mặt chiến lược lâu dài.
Tiếp sau đó, việc xác định nội dung và thông điệp truyền tải nên được cân nhắc kỹ lưỡng. Key Message của thương hiệu là gì? Đâu là giá trị mà doanh nghiệp hướng đến?
Cuối cùng, dựa vào các nghiên cứu trên, hãy xác định xem đâu là kênh truyền thông phù hợp với kế hoạch Marketing tổng thể này. Một vài kênh phổ biến có thể kể đến như: Quảng cáo, Social Media, PR, hay SEM.
Bước 4: Triển khai kế hoạch Marketing tổng thể
Vậy là công đoạn khó nhằn nhất cũng đã xong. Sau khi lên được một plan Marketing tổng thể hoàn chỉnh, đây là lúc bạn triển khai nó. Các bước trong kế hoạch phải được giám sát một cách gắt gao nhằm đảo bảo tính thống nhất của chiến lược. Quản trị rủi ro nên được áp dụng ở bước này nhằm giảm sai số trong quá trình triển khai.
Ở một vài trường hợp, đây cũng được coi là giai đoạn thử nghiệm của kế hoạch Marketing tổng thể. Bạn có thể rút kinh nghiệm từ bước này để cải thiện các kế hoạch khác trong tương lai.
Bước 5: Theo dõi và đo lường hiệu quả
Để đánh giá mức độ thành công của một plan Marketing tổng thể, theo dõi và đo lường hiệu quả là điều cần thiết. Thông qua một vài công cụ như doanh số bán hàng, các tool kiểm tra traffic, hay báo cáo thường niên, doanh nghiệp có thể tự đánh giá về độ hiệu quả của chiến dịch. Từ đó rút ra bài học kinh nghiệm cũng như đưa ra những điều chỉnh sao cho phù hợp với mục tiêu chung.
Đọc thêm: 4C Trong Marketing Là Gì? Mô Hình 4C Có Gì Khác So Với 4P?
Kết luận
Một plan Marketing tổng thể hoàn chỉnh đóng vai trò rất quan trọng khi nó ảnh hưởng trực tiếp đến sản phẩm, doanh thu cũng như sự phát triển lâu dài của công ty. Một chiến lược Marketing tổng thể hiệu quả sẽ giúp bạn sử dụng hết tiềm năng của một doanh nghiệp.
Thông qua bài viết trên, Glints đã cùng bạn hiểu rõ các khái niệm cơ bản và cô đọng nhất về Marketing tổng thể. Hy vọng đây sẽ là thông tin bổ ích dành cho các Marketer trên chặng đường phía trước. Nếu có bất kì câu hỏi nào, đừng ngần ngại điền vào phần Comment ngay phía dưới để Glints có thể giải đáp mọi thắc mắc của bạn nhé!
Tác Giả