Bạn đã từng nghe đến cụm từ kỹ sư kết cấu hay chưa? Nếu chưa thì hãy cùng Glints tìm hiểu ngay vị trí công việc này trong bài viết sau đây để hiểu rõ hơn về kỹ sư kết cấu là gì? Kỹ sư kết cấu phụ trách những công việc gì trong doanh nghiệp?
Tất tần tật những chia sẻ sau đây của Glints sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về công việc này. Hãy dành ít phút để tìm hiểu nhé.
Kỹ sư kết cấu là gì?
Kỹ sư kết cấu được hiểu một cách đơn giản là người làm công việc thiết kế về kết cấu cho các công trình xây dựng như toà nhà, căn hộ, cầu đường, công trình đô thị, máy móc, phần mềm, v.v.
Thông qua bản vẽ của kỹ sư thiết kế, các kỹ sư kết cấu sẽ tiến hành lập nên các bản vẽ thiết kế thi công, bản vẽ máy móc, phần mềm cho từng bộ phận cụ thể của từng công trình, tương ứng với từng gói thầu thi công.
Họ cũng chính là người thiết kế ra các bản vẽ và trong tài liệu mà kỹ sư kết cấu tạo ra sẽ bao gồm bản vẽ liên quan, sơ đồ, cách bảng biểu và có lưu đồ sao cho phù hợp.
Chính những bản vẽ của kỹ sư kết cấu sẽ giúp cho đội ngũ kỹ sư công nghệ có thể làm nên các quy định hoạt động cụ thể từ đó giúp tạo ra những sản phẩm hoàn chỉnh nhất cho bản vẽ của bạn. Một số phần mềm chuyên dụng được kỹ sư kết cấu sử dụng bao gồm: Revit, Bim, v.v.
Chi tiết công việc kỹ sư kết cấu
Vậy kỹ sư kết cấu sẽ thực hiện những công việc gì? Đây là câu hỏi được rất nhiều ứng viên quan tâm đặc biệt là những người mong muốn ứng tuyển vào vị trí này. Để giúp hiểu rõ phần việc của kỹ sư kết cấu Glints xin chia sẻ chi tiết ngay sau đây.
Chịu trách nhiệm đánh giá chi phí của công trình
Tối ưu chi phí là một trong những yếu tố quan trọng được nhiều chủ đầu tư quan tâm khi thực hiện công trình. Do đó làm thế nào để có thể tối ưu chi phí xây dựng mà vẫn đảm bảo chất lượng cho công trình là điều không hề dễ. Tùy theo từng quy mô công trình mà chi phí bỏ ra sẽ có sự khác nhau.
Vậy nên, để giảm thiểu chi phí xây dựng các kỹ sư kết cấu công trình cần phải lên kế hoạch đánh giá chi phí một các chi tiết để có thể đảm bảo chất chi phí vật liệu và chất lượng thiết kế.
Đề xuất các giải pháp hiệu quả cho kết cấu
Kỹ sư kết cấu công trình còn phải chịu trách nhiệm đưa ra những giải pháp tối ưu cho công nhân và nhà đầu tư để đem đến những sản phẩm chất lượng với kết cấu bền vững nhất.
Do đó, hoạt động tư vấn và đưa ra hướng giải quyết sẽ là sẽ là giải pháp hiệu quả giúp cho các kỹ sư kết cấu có thêm lợi thế về sự tồn tại bền vững của công trình.
Đảm bảo an toàn khi thi công
Dựa vào mục đích và nhu cầu sử dụng mà các công trình sẽ được xây dựng. Do vậy, yếu tố an toàn luôn là là vấn đề ưu tiên trong quá trình thiết kế, đồng thời phải đảm bảo được khả năng chịu lực tốt giúp cho công trình có độ bền ổn định.
Trong giai đoạn này kỹ năng chuyên môn và đạo đức nghề nghiệp của kỹ sư kết cấu được thể hiện rõ nhất.
Ứng dụng bản vẽ kết cấu vào thi công
Các ý tưởng thiết kế ban đầu của công trình sẽ được thể hiện trên giấy để giúp cho mọi người có thể hình dung được bản vẽ kết cấu công trình là như thế nào.
Thông qua bản vẽ thiết kế kết cấu các kỹ sư công trình có thể đọc và thực hiện các ý tưởng theo đúng mong muốn của kỹ sư thiết kế khi thực hiện bản vẽ.
Kỹ sư kết cấu giỏi có những yếu tố nào?
Bằng cấp, kiến thức
Để có thể trở thành một kỹ sư kết cấu thành công thì bằng cấp và kiến thức là một trong số những yếu tố cần thiết giúp cho quá trình làm việc của vị trí này được suôn sẻ, đạt được hiệu quả cao hơn. Kỹ sư kết cấu phải là người có bằng kỹ thuật kết cấu, có kinh nghiệm làm việc từ 1 – 5 năm ở vị trí tương đương.
Ngoài ra, khi làm việc tại vị trí này kỹ sư kết cấu cũng cần có niềm đam mê, năng khiếu thiết kế công trình, xây dựng. Đặc biệt là học giỏi các môn tự như toán và lý để làm tiền đề cho quá trình làm việc, có sự sáng tạo và yêu thích ngành xây dựng, có năng khiếu về thiết kế công trình và cuối cùng là phải có đạo đức nghề nghiệp.
Các kỹ năng mềm
Trong quá trình làm việc kỹ năng mềm là yếu tố tiên quyết giúp bạn có được sự thành công khi làm công việc kỹ sư kết cấu. Một số kỹ năng mềm cần có trong quá trình làm việc như:
- Kỹ năng giao tiếp: Kỹ năng giao tiếp sẽ giúp cho kỹ sư kết cấu có thể dễ dàng hơn trong việc truyền tải thông điệp, giải thích các vấn đề chuyên môn cho những đối tượng liên quan, giúp cho công việc hoạt động suôn sẻ hơn.
- Kỹ năng làm việc nhóm: Để có được sự thành công và hoàn thiện cho một công trình kiến trúc, ngoài kỹ sư kết cấu cần có sự phối hợp với các phòng ban liên quan khác. Vì thế kỹ năng làm việc nhóm sẽ giúp bạn phối hợp ăn ý và dễ dàng hơn với những vị trí khác khi làm việc.
- Kỹ năng phân tích: Giúp cho kỹ sư kết cấu phân tích các vấn đề liên quan đến công việc của mình, đặc biệt là về các vấn đề liên quan đến bản vẽ thiết kế.
- Kỹ năng giải quyết vấn đề: Trong quá trình làm việc sẽ không thể tránh khỏi những sai sót hay các vấn đề phát sinh, vì thế kỹ sư kết cấu cần có kỹ năng giải quyết vấn đề để đưa ra phương án xử lý nhanh, hiệu quả cho những vấn đề mà mình đang gặp phải.
Làm việc dưới áp lực
Trong số các ngành nghề thì kỹ sư kết cấu là ngành nghề chịu nhiều áp lực nhất trong suốt quá trình làm việc. Đây là công việc đòi hỏi phải đảm bảo đúng kế hoạch, tiến độ đã đề ra khi thực hiện dự án.
Đặc biệt công việc này cũng đòi hỏi kỹ sư kết cấu phải làm một khối lượng lớn công việc từ thiết kế kết cấu cho đến việc lên bản vẽ thiết kế. Trong quá trình thiết kế có rất nhiều chi tiết vì thế đòi hỏi tính cẩn thận, tỉ mỉ cao.
Vậy nên là một kỹ sư kết cấu, bạn cần có kỹ năng sắp xếp công việc sao cho phù hợp để có thể dễ dàng thích nghi với công việc này.
Kỹ năng ngoại ngữ
Tiếng Anh không chỉ là kỹ năng giúp bạn thành công mà đây còn là yêu cầu bắt buộc của các nhà tuyển dụng đối với công việc này.
Việc thành thạo ngoại ngữ sẽ giúp bạn đạt được mức lương cao, không những thế còn hỗ trợ cho việc cập nhật các xu hướng kiến thức mới để hỗ trợ tốt hơn trong quá trình xây dựng bản thiết kế hay dễ dàng hơn khi giao tiếp với đối tác, khách hàng của mình.
Đọc thêm: Trở Thành Chuyên Gia Tiếng Anh Cùng 15 Phần Mềm Học Ngoại Ngữ Hàng Đầu
Thu nhập của kỹ sư kết cấu
Qua các phần mà Glints đã chia sẻ ở trên có thể thấy được kỹ sư kết cấu là một ngành nghề đòi hỏi rất cao về chuyên môn khi làm việc. Để một sản phẩm công trình được đảm bảo chất lượng tốt nhất cũng như đem đến mức độ khả thi và độ an toàn cao đều phải phụ thuộc vào tài năng của kỹ sư kết cấu. Độ khó của công việc này tương xứng với nguồn thu nhập mà bạn nhận được.
Tại nước ngoài, mức lương của kỹ sư kết cấu sẽ dao động từ 600 – 750 USD/tháng, còn tại Việt Nam mức lương của công việc này sẽ dao động từ 12.000.000 – 30.000.000 VNĐ/tháng.
Đối với những ứng viên có kinh nghiệm làm việc từ 3 – 5 năm mức lương sẽ cao hơn rất nhiều. Ngoài lương cứng bạn còn nhận được những khoản phụ cấp, thưởng do công ty hỗ trợ.
Nhu cầu tuyển dụng kỹ sư kết cấu
Chỉ cần dựa vào bản chất công việc và nhiệm vụ của kỹ sư kết cấu không khó để bạn có thể nhận định hay dự báo về tương lai của nghề nghiệp này. Xét về mức độ ưu tiên trong quá trình phát triển của ngành công nghiệp nói chung và mục tiêu phát triển đất nước theo xu hướng hiện đại nói riêng thì kỹ sư kết cấu là công việc có nhu cầu tuyển dụng rất lớn.
Theo thống kê gần đây có thể thấy các công ty cung cấp dịch vụ tư vấn kỹ thuật hay các tập đoàn kinh doanh trong và ngoài nước đều không thể thiếu vị trí kỹ sư kết cấu. Nhìn chung có thể thấy nhu cầu tuyển dụng kỹ sư kết cấu là rất lớn.
Vì thế bạn hoàn toàn có thể yên tâm trong việc tìm kiếm cơ hội việc làm cho mình khi theo đuổi ngành kỹ sư kết cấu.
Kết luận
Mong rằng những chia sẻ hữu ích về kỹ sư kết cấu là gì của Glints sẽ giúp bạn hiểu thêm về công việc này. Đừng quên trang bị thêm kiến thức và những kỹ năng cần thiết để hỗ trợ tốt hơn cho công việc và có nhiều cơ hội thăng tiến hơn trong tương lai.
Hãy truy cập ngay vào Glints Việt Nam để nhận thêm nhiều cơ hội việc làm mới tại vị trí kỹ sư kết cấu nhé.