Nếu bạn là người mới bắt đầu tìm hiểu về marketing bạn sẽ bắt gặp sự xuất hiện của thuật ngữ CPR không ít lần. CPR được biết đến là yếu tố quan trọng và không thể thiết dùng để quyết định sự thành công hay thất bại của một chiến dịch quảng cáo trong doanh nghiệp.
Vậy CPR trong marketing là gì? Vai trò của CPR như thế nào? Cách tính CPR ra sao? Và điều gì tạo nên sự khác biệt của CPR với những hình thức khác. Tất tần tật những câu hỏi này sẽ được trả lời trong bài viết sau đây.
CPR trong marketing là gì?
CPR là thuật ngữ viết tắt của cụm từ Cost Per Rating Point còn được gọi là CPP. Đây chính là chi phí mà nhà quảng cáo sẽ phải trả cho một điểm đánh giá (rating) hay phí được dùng để mua 1% rating người xem quảng cáo, có nghĩa là khi quảng cáo đó đạt 1% đối tượng mục tiêu.
CPR trong marketing được biết đến là yếu tố quan trọng và không thể thiếu trong bất kỳ một chiến dịch quảng cáo nào.
Hiểu một cách đơn giản CPR là benchmark cho chi phí quảng cáo điển hình của một sản phẩm hoặc một ngành ngành hành cụ thể. Đây chính là cơ sở giúp cho các nhà quảng tính toán, cân nhắc và đưa ra lựa chọn những gói quảng cáo thích hợp với ngân sách hiện có. Đồng thời chọn được giá deal thích hợp với bên quảng cáo.
Ngoài ra, CPR còn là thông số mà mỗi một nhân viên marketing cần nắm rõ khi lập trình marketing plan có thể tối ưu hóa ngân sách sao cho phù hợp nhất.
Để ra đời những CPR phù hợp, nhà quảng cáo cần nghiên cứu mức độ tiếp cận của nhiều công cụ truyền thông khác nhau như: Facebook, Instagram, Tiktok, truyền hình, radio, báo chí, v.v thông qua các cuộc khảo sát khác nhau.
Mục đích là để đem đến các dữ liệu mang tính chuyên sâu nhằm thể hiện rõ thói quen, hành vi của người dùng. Từ đó giúp doanh nghiệp đưa ra quyết định về thời gian, phương tiện và địa điểm quảng cáo phù hợp nhất bằng hình thức CPR.
Vai trò của CPR trong Marketing
Nói đơn giản, CPR chính là chi phí mà doanh nghiệp phải bỏ ra cho mỗi vị trí, thời điểm quảng cáo để có cơ hội tiếp cận được với một nhóm khách hàng cụ thể.
Thông qua hình thức CPR trong marketing bạn sẽ dễ dàng thống kê, phân tích số liệu để từ đó đưa ra các so sánh và lựa chọn phù hợp nhất. Mục đích chính của doanh nghiệp khi tính toán CPR là để xác định được chiến dịch của mình sử dụng có đang đi đúng hướng không.
Và liệu rằng doanh nghiệp có đang chi quá nhiều tiền đạt được khách hàng mục tiêu mà mình muốn hay không? Cần chi ít hơn hay hơn? Khi xác định được những con số này doanh nghiệp sẽ xác định được đúng hướng đi của mình.
Đối với những media plan có tầm cỡ, việc kết hợp nhiều công cụ truyền thông khác nhau tốn rất nhiều ngân sách trong quá trình triển khai. Tuy nhiên, CPR sẽ giúp bạn lập kế hoạch marketing để điều phối ngân sách cho phù hợp với từng chiến dịch quảng cáo khác nhau, qua đó giúp bạn tránh được sự lãng phí ngân sách.
Với những chiến dịch truyền thông có budget còn hạn chế, CPR sẽ giúp bạn biết được nên chi ngân sách ở phương tiện truyền thông nào, ở vị trí nào và thời điểm nào là thích hợp nhất, hiệu quả. Thông qua đó giúp doanh nghiệp tối ưu hóa ngân sách quảng cáo cho mình.
Đọc thêm: AI Marketing? Lợi Ích Không Tưởng Của AI Trong Marketing
Vì sao doanh nghiệp nên dùng CPR?
Thu hút người dùng thật
Thực chất, CPR là hình thức được Accesstrade phát triển dựa trên chính nền tảng tiếp thị liên kết, công nghệ này đã được phát triển hơn 20 năm bởi các Interspace Nhật Bản.
Thay vì triển khai theo hình thức quảng cáo trên Digital, doanh nghiệp sẽ thông qua các Publisher để quảng bá sản phẩm/dịch vụ đến khách hàng mục tiêu.
Nhiệm vụ của các Publisher là sử dụng các hình thức digital như thế nào để thu hút được người dùng thật tải và đăng ký sử dụng ứng dụng của doanh nghiệp. Khi đó, bạn sẽ được trả tiền từ mỗi lượt tải app và đăng ký sử dụng thành công của người dùng thông qua liên kết bạn giới thiệu.
Tối đa hóa phạm vi tiếp cận của người dùng ứng dụng
Thông qua việc thu hút người dùng thật bạn có thể dễ dàng tiếp cận người dùng đa kênh, đa điểm. Nhờ đó việc quảng bá sản phẩm/dịch vụ trở nên dễ dàng, rộng rãi hơn nhờ tối ưu hiệu quả kênh giới thiệu referral.
Nói một cách đơn giản, bạn sẽ dựa trên sự hài lòng của khách hàng cũ khi sử dụng sản phẩm để quảng bá sản phẩm/dịch vụ của mình. Người dùng sẽ giới thiệu đến bạn bè, người thân của họ cùng sử dụng sản phẩm/dịch vụ của bạn nếu thấy tốt.
Do đó, bạn cần đưa ra các chương trình ưu đãi cho bên giới thiệu, đó có thể là ưu đãi dành riêng cho người giới thiệu hoặc dùng cho cả hai. Tức là cả người giới thiệu và người được giới thiệu đều nhận được ưu đãi.
Giữ chân người dùng
Sau khi đã tiếp cận được người dùng và thu hút được sự quan tâm của họ đối với sản phẩm/dịch vụ mà bạn đang quảng bá. Việc tiếp theo bạn phải làm là làm sao để họ trung thành sử dụng sản phẩm của bạn mà không từ bỏ.
Một trong những cách làm hay để giữ chân khách hàng mà bạn nên tham khảo là tích hợp nhiều dịch vụ khác nhau như mua vé xem phim, nạp điện thoại, mua sắm kênh thương mại điện tử, v.v để kích thích nhu cầu sử dụng của người dùng.
Đọc thêm: 4P Trong Marketing Là Gì? Như Thế Nào Là Chiến Lược Marketing 4P Thành Công?
Điều gì làm CPR đặc biệt so với hình thức khác?
Ngày nay, hình thức Ad network trên mobile được áp dụng cho nhiều chiến lược quảng bá ứng dụng khác nhau. Ngược lại, với những lĩnh vực khác, hình thức quảng bá bằng CPC và CPM không được ưa chuộng. Nguyên nhân là do 2 hình thức này chủ yếu sử dụng cho mục đích nhận diện thương hiệu và tăng khả năng tương tác.
Do đó, nó không hỗ trợ cho nhà quảng cáo đo lường, đánh giá chính xác được kết quả tiếp cận có đúng với đối tượng mục tiêu mong muốn của doanh nghiệp hay chưa.
Đối với CPI, mặc dù hình thức này giải quyết được vấn đề tối ưu số lượt tải nhưng không đem lại chất lượng cho người dùng thật, khiến cho nhiều khách hàng rời bỏ sản phẩm/dịch vụ mà bạn đang quảng bá.
Từ những ưu điểm và nhược điểm của các hình thức trên, CPR đã ra đời giúp xử lý triệt để những vấn đề còn đang dang dở, điển hình là những tiếp cận người dùng với sản phẩm/dịch vụ khi thực sự có nhu cầu.
Cách tính CPR in marketing
Trước khi thực hiện tính CPR, bạn cần xác định các yếu tố cụ thể như:
- Quy mô thị trường doanh nghiệp đang muốn tiếp cận.
- Tổng ngân sách mà doanh nghiệp bỏ ra cho quảng cáo.
- Mức độ của nhóm đối tượng mục tiêu.
- Thời gian triển khai chiến dịch quảng cáo, trang web hoặc báo cáo.
Tính toán thực tế cho CPR bao gồm chi phí chiến dịch quảng cáo chia cho tổng điểm xếp hạng, hoặc GRP. GRP là một trong những phép tính giúp bạn xác định số lượng người trong một dự định mà quảng cáo tiếp cận được.
Công thức tính:
CPRP = Tổng chi phí của chiến dịch / Điểm xếp hạng gộp (GRP)
Công thức tính:
Đọc thêm: Performance Marketing Là Gì? Định Nghĩa Và Phương Thức Hoạt Động
Kết
Mong rằng thông qua bài viết trên của Glints bạn sẽ hiểu rõ hơn về tầm quan trọng của CPR trong marketing là gì? Thông qua đó giúp doanh nghiệp đưa ra những chiến lược quảng cáo đem lại hiệu quả tối ưu nhất.
Tác Giả