Đâu là nơi dành cho bạn?

Marketing được biết đến là bộ phận vô cùng quan trọng trong các doanh nghiệp hiện nay. Đây cũng chính là nơi bắt đầu của các chiến lược marketing giúp cho doanh nghiệp đạt được doanh thu và lợi nhuận.

Vậy các vị trí trong phòng marketing bao gồm những vị trí nào? Hãy cùng Glints điểm qua bài viết sau đây để hiểu rõ hơn về các vị trí công việc trong marketing để từ đó có được định hướng nghề nghiệp cụ thể cho mình nhé. 

Ngành marketing là gì?

Có nhiều định nghĩa khác nhau về marketing, tuy nhiên theo Hiệp hội marketing Mỹ thì marketing được hiểu là một hệ thống bao gồm các hoạt động mà doanh nghiệp sẽ thiết kế với mục đích hoạch định, định giá, quảng bá và phân phối sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp mình đến với thị trường. Thông qua các kế hoạch marketing, doanh nghiệp sẽ dễ dàng đạt được các mục tiêu mà mình đã đề ra.

Hiểu một cách đơn giản, marketing chính là quá trình mà các cá nhân hay tổ chức có thể đạt được những gì họ cần và muốn thông qua việc tạo lập, cống hiến và trao đổi tự do giá trị của các sản phẩm và dịch vụ với nhau.

Vai trò của phòng marketing là gì? 

Phòng Marketing có chức năng và nhiệm vụ sau: 

  • Hỗ trợ xây dựng và phát triển hình ảnh thương hiệu cho doanh nghiệp: Có thể đây là điều mà bất cứ một doanh nghiệp nào cũng cần phải thực hiện để có thể tạo được vị thế cạnh tranh trên thị trường. Vậy nên ngay từ khi thành lập doanh nghiệp cần chú trọng vào xây dựng thương hiệu để tạo sự nhất quán, xuyên suốt, giúp cho các hình ảnh và thông điệp được truyền thông một cách rõ ràng, chính xác. 
  • Nghiên cứu để phát triển sản phẩm và mở rộng thị trường: Thông qua việc xác định phạm vi và phân khúc thị trường giúp doanh nghiệp dễ dàng hơn trong việc xác định hướng tiêu thụ sản phẩm. Đồng thời nhìn ra được các cơ hội cho sản phẩm của doanh nghiệp mình. 
  • Lên kế hoạch và thực hiện các chiến lược marketing: Phòng marketing cần đưa ra kế hoạch cụ thể để điều hành và triển khai các chiến lược được rõ ràng, theo dõi và giám sát quá trình thực hiện, kịp thời đưa ra những điều chỉnh và đánh giá phù hợp, báo cáo kết quả đạt được từ chiến lược. 
  • Đưa ra những ý kiến đề xuất cụ thể về chiến lược marketing cho ban giám đốc.
  • Tạo mối quan hệ với các bên truyền thông, bởi đây là kênh đắc lực giúp cho doanh nghiệp xây dựng thương hiệu cũng như hỗ trợ doanh nghiệp hiệu quả để xử lý các khủng hoảng bất ngờ. 
  • Điều hành các công việc của nhân viên thuộc quyền quản lý của bộ phận marketing nhằm đảm bảo các chiến lược được hoàn thành đúng mục tiêu đã đề ra.

Đọc thêm: Top 7 Khoá Học Marketing Cho Người Mới Bắt Đầu

Các vị trí trong phòng marketing

Giám đốc marketing

Là người đứng đầu và phụ trách phòng marketing, trực tiếp quản lý và điều hành công việc của phòng. Trách nhiệm chính của giám đốc marketing chính là đưa ra quyết định trong quá trình phát triển các chiến lược marketing của doanh nghiệp. 

Đây cũng là vị trí chịu trách nhiệm chính với đội đồng quản trị hoặc ban quản lý về kết quả của các chiến lược marketing. Trong một số doanh nghiệp giám đốc marketing còn kiêm luôn vị trí giám đốc thương hiệu (Brand Manager). 

Công việc chính của giám đốc marketing bao gồm: 

  • Đưa ra những định hướng của hoạt động marketing trong doanh nghiệp, các chỉ tiêu KPI của hoạt động marketing. 
  • Chịu trách nhiệm chính về hiệu quả các chiến lược marketing với giám đốc, ban quản lý. 
  • Đứng ra thuyết trình tại các sự kiện, hoạt động có sự tham gia của doanh nghiệp.
  • Đại diện thương hiệu xuất hiện trên các phương tiện truyền thông đại chúng.
  • Đưa ra đề xuất, quản lý và triển khai ngân sách marketing hiệu quả. 
  • Đào tạo nhân viên marketing trong doanh nghiệp.
Giám đốc Marketing là một trong các vị trí trong marketing
Giám đốc Marketing là một trong các vị trí trong marketing

Trưởng phòng marketing 

Khác biệt với những vị trí trưởng phòng của các phòng ban khác, trưởng phòng marketing có nhiệm vụ chính là quản trị nhân sự, lên kế hoạch, theo dõi hay tối ưu hóa hiệu quả marketing, v.v. Bên cạnh đó trưởng phòng marketing còn phải thực hiện một số công việc phát sinh khác liên quan quan đến các chiến lược của doanh nghiệp. 

Để giúp công việc được tối ưu hiệu quả trong quá trình thực hiện, trưởng phòng marketing thường ưu tiên các công việc liên quan đến định hướng và lên kế hoạch cho phòng. Đồng thời trưởng phòng cũng là người quản lý hoạt động marketing của doanh nghiệp.

Tùy vào từng quy mô của doanh nghiệp mà quyền hạn của trưởng phòng marketing cũng tương đương với giám đốc marketing. 

Nhân viên Performance marketing 

Một trong số các vị trí trong ngành marketing được nhiều ứng viên chính là nhân viên Performance marketing. Đây là công việc dành cho những nhân viên chuyên phụ trách mảng quảng cáo trả phí. 

Người phụ trách công việc này sẽ lên kế hoạch và triển khai để có thể tối ưu hóa chiến dịch quảng cáo một cách hiệu quả nhất. Đối với vị trí này doanh nghiệp có thuê nhân sự bên ngoài hoặc là tuyển nhân viên làm full time. 

Yêu cầu đối với vị trí nhân viên Performance marketing là xử lý các số liệu quảng cáo. Đòi hỏi nhân sự khi làm việc phải đưa ra được những tính toán lợi tức đầu tư thông qua ngân sách quảng cáo và lợi nhuận đem lại cho doanh nghiệp sau khi thực hiện chiến dịch. 

Các công việc cụ thể của nhân viên Performance marketing bao gồm:

  • Viết nội dung bài quảng cáo, triển khai chạy quảng cáo, theo dõi và kiểm soát chiến dịch. 
  • Xây dựng kế hoạch quảng cáo cụ thể cho từng giai đoạn. 
  • Xử lý các sự cố phát sinh trong quá trình triển khai quảng cáo cho doanh nghiệp. 
  • Phân tích và đưa ra đề xuất đối với những trang landing page để thúc đẩy quá trình chuyển đổi cho doanh nghiệp mình.

Nhân viên Content marketing 

Trong thời đại công nghệ thông tin hiện nay, content marketing đóng một vai trò quan trọng và không thể thiếu đối với bất kỳ một chiến lược nào. Nhân viên content marketing sẽ giúp doanh nghiệp giải quyết các vấn đề liên quan đến nội dung, hình ảnh hay video được sử dụng đề quảng bá thương hiệu, PR sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp.

Hiện tại, content marketing có rất nhiều loại, cụ thể như: content SEO, design hình ảnh, content quảng cáo, v.v.

Một số công việc chính mà content marketing cần thực hiện trong quá trình làm việc:

  • Đưa ra các đề xuất về nội dung hay để viết bài PR, quảng cáo cho sản phẩm.
  • Thiết kế các hình ảnh, video chất lượng cho bài viết.
  • Xây dựng nội dung chất lượng cho các chiến dịch quảng cáo trả phí.
  • Thực hiện đăng tải nội dung lên các nền tảng hỗ trợ marketing. 
  • Quảng bá sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp đến với khách hàng mục tiêu. 
Nhân viên content giữ vị trí quan trọng trong phòng Marketing
Nhân viên content giữ vị trí quan trọng trong phòng Marketing

Nhân viên PR

Thúc đẩy các hoạt động truyền thông bằng cách tổ chức các sự kiện online, offline cho doanh nghiệp mình. Đặc biệt đối với các doanh nghiệp lớn phòng marketing cần có nhân sự chịu trách nhiệm về tổ chức và triển khai sự kiện. Thông qua các sự kiện doanh nghiệp sẽ được quảng bá thương hiệu rộng rãi đến với khách hàng mục tiêu. 

Nhiệm vụ chính của nhân viên PR sẽ bao gồm:

  • Chịu trách nhiệm trong việc lên ý tưởng tổ chức các sự kiện truyền thông cho doanh nghiệp
  • Hoạch định rõ ràng các hạng mục sự kiện giúp cho quá trình thực hiện công việc được hiệu quả hơn.
  • Xây dựng kịch bản cho các sự kiện truyền thông
  • Liên hệ với các bên thuê dịch vụ hỗ trợ để thực hiện các chương trình truyền thông, địa điểm tổ chức, bàn ghế hay dụng cụ cần thiết cho sự kiện.
  • Chịu trách nhiệm quản lý các nhân sự phục vụ sự kiện nhằm đem lại hiệu quả cao nhất trong quá trình thực hiện. 

Đọc thêm: Design Marketing Là Gì? 6 Lĩnh Vực Không Thể Thiếu Marketing Design

Nhân viên SEO 

Nhân viên Seo là một trong các vị trí không thể thiếu thuộc phòng Marketing. Nhiệm vụ chính của nhân viên sale là quản lý và triển khai dự án SEO của doanh nghiệp với những từ khóa cụ thể. Đảm bảo các từ khóa nằm trong top 10 các công cụ tìm kiếm. 

Hiện tại, nhân viên SEO bao gồm nhiều vị trí khác nhau như: SEO manager, SEO leader, SEO content. Mục tiêu chính của từng vị trí công việc này là phối hợp cùng nhau để đưa từ khóa của doanh nghiệp lên vị trí tìm kiếm cao nhất của các công cụ tìm kiếm thông dụng hiện nay. 

Ngoài mục tiêu đạt được về thứ hạng từ khóa, doanh nghiệp cũng hướng đến mục tiêu traffic từ những khách hàng mục tiêu nhằm điều hướng khách hàng thúc đẩy quá trình chuyển đổi số hoặc phát triển thương hiệu doanh nghiệp một cách mạnh mẽ nhất. 

Các công việc mà nhân viên SEO sẽ thực hiện như:

  • Chịu trách nhiệm nghiên cứu từ khóa, xây dựng kế hoạch content chất lượng để đạt được thứ hạng các từ khóa đã đề ra.
  • Thực hiện tối ưu hóa onpage, offpage cho website của doanh nghiệp. 
  • Xây dựng hệ thống link chất lượng cho từ khóa của doanh nghiệp. 
  • Thực hiện các công việc liên quan trong quy trình SEO hoàn chỉnh. 

SEO chính là kênh marketing truyền thông hữu hiệu và bền vững do đó mà nhân viên SEO là vị trí việc làm không thể thiếu trong phòng marketing. 

Designer

Designer có nhiệm vụ chính là thiết kế hình ảnh cho các sự kiện, chiến dịch truyền thông, quảng cáo của doanh nghiệp theo yêu cầu của người quản lý dự án. Các hình ảnh thiết kế đòi hỏi phải có sự sáng tạo, mới mẻ, độc đáo và thể hiện được cá tính riêng của thương hiệu. 

Do đó, để làm việc tại vị trí Designer thuộc phòng marketing bạn phải là người có sự sáng tạo tốt, có kỹ năng về thiết kế hình ảnh mới có thể hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. 

Designer phụ trách thiết kế hình ảnh cho các sự kiện
Designer phụ trách thiết kế hình ảnh cho các sự kiện

Đọc thêm: Campaign Marketing Là Gì? Cách Tạo Các Chiến Dịch “Chất Như Nước Cất”

Kết luận

Bài viết trên của Glints đã chia sẻ đến bạn các vị trí trong phòng marketing cần phải có. Tuy nhiên, tùy vào quy mô của từng doanh nghiệp mà một số vị trí sẽ có sự kiêm nhiệm nhiều nhiệm vụ và dĩ nhiên nhân sự đó phải có kỹ năng, kinh nghiệm hoặc được đào tạo bài bản trong quá trình làm việc mới có thể hoàn thành tốt nhiệm vụ.  

Tác Giả

ứng tuyển tại glints
tải mẫu cv file word