Emotional Marketing là gì? A đến Z về Emotional Marketing

Chắc hẳn, mỗi chúng ta đều sẽ thích một quảng cáo mang tinh thần vui vẻ, năng động hơn là một quảng cáo “vô vị” phải không nào? Đó chính là một trong những lợi ích tuyệt vời của việc sử dụng yếu tố cảm xúc trong marketing hay emotional marketing mang lại cho người xem.

Mời bạn cùng Glints tìm hiểu về emotional marketing, một hình thức marketing vô cùng thú vị và mang lại hiệu quả truyền thông rất tốt cho các thương hiệu.

Emotional marketing là gì?

Emotional Marketing là hình thức marketing sử dụng yếu tố cảm xúc để thu hút công chúng mục tiêu, khiến họ ghi nhớ, chia sẻ, và mua sản phẩm thương hiệu của bạn.

Emotional marketing là gì?
Emotional marketing là gì?

Nhiều nghiên cứu đã chứng minh về thói quen mua sắm, lý do khiến chúng ta mua hàng là do cảm tính chứ không phải do lý tính. Logic là thứ đến sau cảm xúc, khi người tiêu dùng cố gắng hợp lý hóa lựa chọn của mình

Trong một nghiên cứu khác cũng chỉ ra rằng, khi tiến hành so sánh các thương hiệu nói chung, khách hàng chủ yếu dụng cảm xúc cá nhân (cảm quan, trải nghiệm thực tế) hơn là các thông tin về sản phẩm và không có thước đo nào dự đoán về sức ảnh hưởng của quảng cáo đến doanh thu của nhãn hàng đáng tin hơn là mức độ được yêu thích.

Đọc thêm: Viral Marketing Là Gì? 3 Ví Dụ Kinh Điển Về Viral Marketing

Sử dụng yếu tố emotion trong marketing

Trong marketing nói chung, hay quảng cáo nói riêng các marketer có thể sử dụng các yếu tố cảm xúc như niềm vui, nỗi buồn, nỗi sợ hay sự tức giận của con người để gây sự chú ý của công chúng, và gia tăng hiệu quả của quảng cáo

Niềm vui

Thông thường, một quảng cáo mang cảm xúc tích cực, hay niềm vui sẽ nhận được sự quan tâm và chia sẻ từ mọi người. Có thể thấy, mức độ lan tỏa của những quảng cáo này đến công chúng là hết sức tuyệt vời.

Tận dụng những ưu điểm tuyệt vời này, không chỉ lồng ghép vào quảng cáo của mình mà nhiều thương hiệu đã định hướng tinh thần chủ đạo của mình luôn vui vẻ, tích cực, mang lại niềm vui cho mọi người.

Tiêu biểu, nhà Coca Cola với quảng cáo trong chiến dịch “Choose Happiness” vào mùa hè năm 2015 đã sử dụng marketing cảm xúc với tinh thần vui vẻ, chân thật, mang tính cộng hưởng đã đem lại sự thành công, sức hút cho quảng cáo này.

Nỗi buồn

Nhiều e ngại rằng lòng ghép nỗi buồn vào quảng cáo thì sẽ không mang lại hiệu quả cao và chèn vào một quảng cáo. Tuy nhiên, bằng việc khơi gợi sự đồng cảm, đánh đúng vào painpoint của công chúng sẽ giúp mang lại hiệu quả truyền thông ngờ.

Các marketer khéo léo, đong đếm tỉ mỉ liều lượng phù hợp với công chúng sẽ giúp cho quảng cáo thật sự chạm vào trái tim và nhận thức của họ. 

Một lưu ý nhỏ, việc làm dụng hoặc “làm quá” yếu tố này sẽ mang lại tác động tiêu cực hơn là tích cực. Do đó, hãy thông minh khi lồng ghép yếu tố cảm xúc này vào chiến dịch truyền thông của mình.

Nỗi sợ

Việc sử dụng yếu tố cảm xúc mang tính tiêu cực như “nỗi sợ” tưởng chừng là có hại, nhưng lại mang lại hiệu quả truyền rất tốt cho thương hiệu nếu được sử dụng đúng cách.

Nỗi sợ, sự ám ảnh của con người về một thứ gì đó là động lực mạnh mẽ thúc đẩy con người hành động. 

Sử dụng emotional marketing - nỗi sợ trong truyền thông xã hội
Sử dụng emotional marketing – nỗi sợ trong truyền thông xã hội

Một ví dụ rất điển hình là chiến dịch marketing xã hội không hút thuốc lá, chiến dịch sử dụng hàng loạt các hình ảnh ghê sợ như ung thư phổi, ung thư họng,… để nhắc nhở, cảnh báo những người đang hút thuốc về tác hại của nó. Thông qua hành động này, sẽ khiến cho một số bộ phận người hút thuốc e sợ và từ bỏ hút thuốc.

Tuy nhiên, việc sử dụng cảm xúc tiêu cực này – nỗi sợ cũng cần được sử khéo léo, thông minh nếu không muốn tác động ngược. 

Sự tức giận

Bằng cách khiến người xem cảm thấy tức giận, bức xúc, quảng cáo có thể khơi gợi suy nghĩ của người xem về các vấn đề xã hội như ô nhiễm môi trường, bất bình đẳng giới tính,…qua đó, thúc đẩy họ hành động để thay đổi.

Tiêu biểu là chiến dịch truyền thông nổi tiếng #LikeAGirl của thương hiệu băng vệ sinh Always đã sử dụng cụm từ mang tính định kiến giới để thu hút sự chú ý và khuyến khích những người phụ nữ chia sẻ câu chuyện của mình và các khó khăn họ gặp phải khi chơi thể thao.

Tại sao Emotional Marketing hiệu quả

Emotional marketing hoạt động vì người tiêu dùng thường cảm thấy hài lòng khi một thương hiệu chia sẻ một cảm xúc đồng điệu với họ. Dưới đây là một vài lý do khiến emotion marketing trở nên hiệu quả.

Dễ nhớ, khó quên

Mọi người thường nhớ về một quảng cáo hoặc câu chuyện tốt hơn nếu nó liên quan đến trải nghiệm của chính họ. Các thương hiệu thường tạo ra những câu chuyện hấp dẫn hướng đến những trải nghiệm và cảm xúc cụ thể của công chúng, khi họ nhớ về những cảm xúc này thì nó sẽ liên kết, gợi nhắc đến thương hiệu.

Tạo ra phản ứng tức thì

Công chúng có thể phản ứng ngay lập tức với những thứ khiến họ cảm thấy vui, buồn, hay thậm chí là sợ hãi. Điều này giúp cho công chúng nhận ra thương hiệu trong tương lai là thương hiệu mang lại cho họ những cảm xúc ngay lập tức.

Giúp khách hàng ra quyết định

Kết nối cảm xúc có thể ảnh hưởng tới việc một khách hàng mua sản phẩm của bạn thay vì của thương hiệu khác. Nếu hai sản phẩm giống nhau cả về giá và chất lượng, thì khách hàng sẽ chọn một sản phẩm có sự kết nối với họ hơn.

Truyền cảm hứng cho hành động

Bên cạnh việc mua hàng, emotion marketing có thể thuyết phục người tiêu dùng tương tác bằng việc bình luận, chia sẻ tới bạn bè của họ. Nếu một quảng cáo khiến họ cảm thấy vui vẻ, họ có thể chia sẻ quảng cáo của bạn trên trang cá nhân của họ và cũng tương tự, nếu quảng cáo làm cho họ cảm thấy sợ hãi hoặc đồng cảm về một thứ gì đó.

Emotional marketing có thể truyền cảm hứng cho hành động công chúng. 

Đọc thêm: Word-of-Mouth Marketing Là Gì? Sức Mạnh Của Marketing Truyền Miệng

8 chiến lược cho marketing cảm xúc

Nếu bạn đang thiết kế một chiến dịch emotional marketing thì dưới đây là 8 chiến lược marketing bằng cảm xúc mà Glints muốn chia sẻ tới bạn.

Hiểu về công chúng mục tiêu

Thấu hiểu công chúng là việc mà bất cứ marketer nào không thể bỏ qua, bởi nó quyết định trực tiếp tới hiệu quả chiến dịch và trong chiến dịch emotional marketing cũng vậy.

Hãy nghiên cứu kỹ càng về thị trường, những gì có thể gây ra phản ứng cảm xúc trong quảng cáo của bạn, đối thủ của bạn đã làm như thế nào,.. Tạo ra một kho nguyên liệu marketing để kết nối cảm xúc của khách hàng tiềm năng.

Truyền cảm hứng

Bạn có thể truyền cảm hứng bằng việc nhấn mạnh thành quả của một người và chứng minh khách hàng cũng có thể làm điều tương tự. Chẳng hạn, việc các thương hiệu sử dụng những vận động viên nổi tiếng trong quảng cáo của họ. Những quảng cáo này có thể chỉ ra những điều mà vận động viên đã phải trải qua để có được thành công như vậy.

Chiến dịch truyền thông của NIKE truyền cảm hứng cho công chúng
Chiến dịch truyền thông của NIKE truyền cảm hứng cho công chúng

Bên cạnh đó, thương hiệu cũng có thể tạo ra một cam kết về một mục đích tốt đẹp chẳng hạn việc làm sạch môi trường hay việc cố gắng vì một xã hội công bằng để truyền cảm hứng cho khách hàng cả việc quan tâm về thương hiệu và tham gia cùng họ để thực hiện cam kết đó.

Tạo ra khát vọng

Các thương hiệu có thể xem xét việc chỉ ra khi mọi người có được thành quả quan trọng sẽ giúp họ tiếp tục đặt ra và tiến tới các mục tiêu cao hơn như thế nào.

Các thương hiệu có thể gợi ý, nếu khách hàng sử dụng sản phẩm của họ thì họ có thể đạt được một số kết quả nhất định. Thay vì quảng cáo thất bại, emotional marketing có thể chỉ đơn giản là tạo ra sự kết nối này.

Chẳng hạn, một công ty đồ nội thất có thể sử dụng hình ảnh gia đình hạnh phúc, cùng nhau xem TV. Đây có thể ngụ ý rằng đồ nội thất của họ có thể mang lại sự hạnh phúc trong nhà.

Sử dụng vị trí

Marketing dựa trên vị trí có thể hướng mục tiêu phản ứng cảm xúc của mọi người, nơi mà công ty đang kinh doanh. 

Các công ty có thể tài trợ cho các sự kiện địa phương, cung cấp dịch vụ cho người dẫn địa phương hoặc đơn giản là việc sử dụng những địa điểm trong quảng cáo của họ.

Mỗi hành động của họ điều có thể khiến công chúng cảm thấy được kết nối hơn với thương hiệu nếu thương hiệu thực sự có những kết nối cảm xúc về địa điểm đó. 

Tận dụng những cột mốc quan trọng

Việc sử dụng những dấu mốc quan trọng trong quảng cáo có thể khiến con người cảm thấy tự hào, hạnh phúc khi nhắc về. 

Có thể sử dụng những ngày lễ hoặc ngày kỷ niệm, dịp đặc biệt trong năm để thực hiện chiến dịch emotional marketing.

Bày tỏ tình yêu

Tình yêu là thứ mà khách hàng có thể tìm thấy hàng ngày. Bằng cách nhân rộng điều này, một thương hiệu có thể trở nên gần gũi với khách hàng hơn. Chẳng hạn, một quảng cáo có thể thể hiện lời cam kết của thương hiệu tới khách hàng hoặc sự đam mê của họ khi tạo ra một sản phẩm,..

Sử dụng màu sắc

Màu sắc có thể tạo ra những phản ứng cảm xúc ở con người. Việc tận dụng các màu sắc khác nhau cho những mục đích khác nhau có thể tác động tới cảm nhận của mọi người về sản phẩm hoặc thương hiệu của bạn.

Chẳng hạn, mọi người có thể liên kết màu xanh lá cây với sức khỏe,  môi trường trong khi màu đỏ có thể gợi ra cảm xúc tích cực, vui vẻ, v.v.

Bạn có thể bao gồm màu sắc với địa điểm, trang phục của mọi người hoặc các đối tượng khác nhau trong quảng cáo

Kể một câu chuyện

Một câu chuyện ý nghĩa có thể đáng nhớ hơn là một mô tả sản phẩm đơn thuần. Kể một câu chuyện liên quan tới khách hàng của bạn có thể khuyến khích họ tìm kiếm nội dung của bạn ở những nơi khác.

Đo lường hoạt động emotional marketing

Đo lường hoạt động emotional marketing tương tự với việc đo lường kết quả hoạt động marketing truyền thống. Dưới đây là một vài bước bạn có thể thực hiện theo để đo lường hoạt động emotional marketing.

Phân tích các chỉ số hiện tại

Việc đo lường kết quả marketing thường yêu cầu xác định các xu hướng. Để tìm ra một xu hướng, hãy ghi lại trong các chỉ số hiện tại bao gồm lượt xem page, tỷ lệ click, tỷ lệ mở mail, v.v. Việc làm này sẽ phục thuộc vào loại cảm xúc mà bạn muốn hướng tới và cái bạn hy vọng đạt được, bạn có thể tìm thấy đa dạng các số liệu.

Thực hiện nghiên cứu trước khi triển khai

Thực hiện nghiên cứu là một cách tuyệt vời để biết đối thủ của bạn đang làm gì và phản ứng của công chúng như thế nào. Thậm chí, ngay cả các doanh nghiệp bên ngoài lĩnh vực của bạn cũng có thể cung cấp những ví dụ về cảm xúc bạn muốn hướng tới.

Ví dụ, bạn nhìn thấy hàng nghìn bình luận trên một bài post đầy cảm xúc trên mạng xã hội, hãy kiểm tra xem nội dung mà họ đã sáng tạo, cách người dùng phản hồi và cách doanh nghiệp tương tác với khách hàng của họ như thế nào, v.v. Qua đó, bạn sẽ học hỏi được rất nhiều thứ hay ho và hạn chế những rủi ro cho chiến dịch của mình.

Thiết lập mục tiêu

Việc khơi gợi cảm xúc khác nhau có thể ảnh hưởng tới khách hàng theo những cách khác nhau.

Ví dụ, nếu bạn hướng tới cảm xúc hạnh phúc, điều này có thể kích hoạt nhiều lượt chia sẻ hơn, trong khi việc chia sẻ điều gì đó bất ngờ có thể là nguyên nhân nhiều sự trung thành với thương hiệu hơn thông qua đăng ký email. 

Mục tiêu của bạn có thể lượt click, lượt đăng ký hoặc nhận được nhiều tin nhắn của khách hàng hơn.

Thực hiện nghiên cứu sau triển khai

Một trong những cách tốt nhất để đánh giá khách hàng phản ứng với nội dung mang tính cảm xúc của bạn như thế nào là việc thực hiện một cuộc khảo sát. Bằng cách này, bạn có thể đo lường phản ứng cảm xúc của chiến dịch. 

Cuộc khảo sát yêu cầu mọi người trả lời trực tiếp các quảng cáo có thể giúp bạn xác định xem hoạt động emotional marketing của bạn đạt được hiệu quả như thế nào.

Việc duy trì các nhóm cộng đồng có thể giúp bạn xác định mục tiêu những cảm xúc cụ thể hoặc phẩm chất cá nhân cho chiến dịch tiếp theo của mình. Bạn có thể đặt câu hỏi về khả năng họ tương tác với thương hiệu của bạn trước và sau khi quảng cáo. Hoặc họ có cảm thấy những cảm xúc này có ảnh hưởng đến họ hay không.

Sử dụng công cụ marketing

Sử dụng các công cụ giống như phân tích tìm kiếm và theo dõi email để xem rằng các chỉ số của bạn có tăng hay không. Các công cụ này có thể giúp bạn xác định hiệu quả hoạt động emotional marketing của bạn và bạn có đạt được các mục tiêu đã đề ra hay không.

Tạm kết

Trên đây là toàn bộ những thông tin cơ bản về emotional marketing mà Glints muốn chia sẻ tới bạn. Hy vọng bài viết này sẽ cung cấp cho bạn nhiều thông tin bổ ích về marketing nói chung và hình thức emotional marketing nói riêng.

Nếu bạn còn bất kỳ câu hỏi nào cần được trả lời, vui lòng để lại bình luận để được Glints giải đáp chi tiết nhé.

Tác Giả

ứng tuyển tại glints
tải mẫu cv file word