Bằng việc tạo ra những cơ hội để khách hàng có thể trải nghiệm trực tiếp sản phẩm/dịch vụ, sẽ giúp thương hiệu dễ dàng kết nối và đi vào tâm trí của họ hơn. Vậy Experiential Marketing là gì và mang lại lợi ích gì cho doanh nghiệp? Mời bạn cùng tham khảo bài viết dưới đây của Glints nhé.
Experiential Marketing là gì?
Experiential Marketing là hoạt động marketing thu hút công chúng mục tiêu bằng việc cho họ tương tác và trải nghiệm trực tiếp với sản phẩm, thương hiệu. Có thể thấy, hình thức này mang tính thực tế cao và đáp ứng nhu cầu thị trường.
Tương tự như một sự kiện quảng cáo đã giúp cho các hoạt động marketing trải nghiệm trở nên có nghĩa hơn và trở thành trung tâm của sự kiện.
Lợi ích của Experiential Marketing
Experiential Marketing đem lại cho doanh nghiệp rất nhiều lợi ích, chẳng hạn như:
Tương tác được cá nhân hóa
Thực tế cho thấy, khách hàng mong muốn được thương hiệu đối xử như một người bạn thay vì chỉ là một “công cụ” trong kinh doanh.
Do đó, việc kết hợp yếu tố trải nghiệm và marketing với nhau không chỉ giúp doanh nghiệp đạt được mục tiêu marketing của mình mà còn khiến khách hàng cảm thấy mình được trân trọng giống như một phần của thương hiệu hơn.
Kết nối chặt chẽ giữa sản phẩm và cảm xúc
Việc khách hàng trực tiếp được trải nghiệm với sản phẩm, thương hiệu sẽ giúp họ mau chóng đưa ra quyết định mua sản phẩm của bạn thay vì của đối thủ cạnh tranh.
Bằng những trải nghiệm tích cực, khách hàng sẽ yêu thích thương hiệu của bạn hơn, qua đó giúp nâng cao hiệu quả chuyển đổi.
Đọc thêm: Tìm Hiểu về Emotional Marketing Từ A- Z
Tạo điểm tiếp xúc tích cực
Trải nghiệm là chìa khóa để giành được lòng trung thành của khách hàng. Do đó, thương hiệu của bạn càng có nhiều điểm tiếp xúc tích cực với họ thì càng tốt.
Khả năng chia sẻ xã hội
Khách hàng thường có xu hướng ghi lại những trải nghiệm thú vị có thể bằng video, hoặc hình ảnh rồi chia sẻ lên các nền tảng mạng xã hội của mình. Điều này sẽ giúp thương hiệu của bạn tiếp cận với nhiều khách hàng hơn.
Cách lập một kế hoạch chiến dịch experiential marketing
Để lập một kế hoạch chiến dịch experiential marketing hiệu quả, bạn có thể tham khảo những thông tin dưới đây.
Lấy khách hàng làm cơ sở
Trước khi bắt đầu một kế hoạch nào, điều quan trọng nhất chính là việc xác định khách hàng hiện tại của bạn là ai, qua đó xác định được yếu tố trải nghiệm nào sẽ giúp bạn gây chú ý thành công với công chúng.
Ngoài ra, việc nghiên cứu khách hàng còn giúp bạn phát hiện nhiều insight ở các thị trường mới. Thêm nữa, bạn nên xem xét việc phân khúc khách hàng để tìm ra nhóm khách hàng tiềm năng của doanh nghiệp.
Củng cố mục tiêu
Bạn phải xác định được mục tiêu của chiến dịch experiential marketing như để tìm khách hàng mới, thúc đẩy bán hàng hay thâm nhập thị trường, v.v. Khi đó, bạn có thể bắt đầu chuẩn bị và tập trung vào đúng nhóm khách hàng tiềm năng để đạt mục tiêu đã đề ra.
Hơn nữa, trong giai đoạn này, việc xác định thương hiệu của bạn cũng rất quan trọng. Điều này giúp bạn hiểu chính xác những gì mà thương hiệu muốn truyền tải về giá trị và văn hóa của thương hiệu.
Xác định KPI
Trước chiến dịch, bắt buộc phải hiểu thành công sẽ được đánh giá như thế nào. Nhìn lại các mục tiêu mà chiến dịch đã đặt ra, tìm ra cách để đo lường tốt nhất KPIs và các dữ liệu mà thương hiệu muốn thu thập từ khách hàng là gì. Experiential marketing là cách tốt nhất để lấy các dữ liệu về cảm xúc và phản hồi từ những người tham gia.
Bất kỳ doanh nghiệp nào cũng đều cần các mục tiêu cụ thể về thương hiệu và mọi các quyết định quan trọng đều phải cân nhắc các mục tiêu này. Việc nắm rõ KPIs sẽ giúp thương hiệu đưa ra những quyết định đúng đắn nhất.
Tạo một ngân sách
Mọi chiến dịch muốn thực thi điều cần có một khoản ngân sách nhất định. Ngân sách cho các hoạt động marketing giúp đảm bảo ROI cho doanh nghiệp.
Điều này đặc biệt đúng với hoạt động experiential marketing vì ngân sách này còn bao gồm hoạt động của nhiều bộ phận, nhưng cũng hoạt động với các công cụ marketing truyền thống.
Triển khai kế hoạch marketing đa kênh
Phụ thuộc vào những mục tiêu của chiến dịch, hoạt động marketing mang tính trải nghiệm có thể được giới thiệu tại một địa điểm thực tế.
Hãy nhớ rằng, experiential marketing không nhất thiết phải là một dạng tương tác. Các hoạt động trải nghiệm có thể là livestream, gắn thẻ trên mạng xã hội. Bạn có thể phân khúc công chúng của mình để tiếp cận đến họ, có thể đó là một địa điểm cụ thể, email, hoặc qua mạng xã hội, v.v.
5 chiến dịch marketing trải nghiệm và bài học kinh nghiệm
Cùng Glints tìm hiểu về 5 chiến dịch quảng cáo trải nghiệm, qua đó rút ra bài học kinh nghiệm cho mình khi làm tiếp thị trải nghiệm nhé.
REFINERY29: 29ROOMS
Trong 3 năm gần đây, Refinery29 đã tổ chức sự kiện một sự kiện mang tên 29Rooms. Đây là một ngôi nhà tương tác về phong cách, văn hóa và công nghệ.
Theo đó, chiến dịch marketing mang tính trải nghiệm này bao gồm 29 phòng và được quản lý riêng. Người tham gia có thể trải nghiệm sự khác biệt trong mỗi căn phòng. Mỗi căn phòng được thiết kế và tạo ra với các đối tác thương hiệu, có thể là các nghệ sĩ, thương hiệu tiêu dùng, v.v.
Mỗi năm, 29Rooms sẽ có một chủ đề khác nhau. Người tham gia được khuyến khích bước vào từng phòng và sử dụng môi trường xung quanh để tạo ra một thứ gì gó.
Chẳng hạn, mời người tham gia đeo găng tay boxing và đấm vào các bao trong phòng, mỗi cú đấm sẽ phát ra những âm thanh khác nhau và khi kết nối chúng lại sẽ tạo ra một bản một bản giao hưởng. Đây chắc chắn sẽ là một trải nghiệm khó quên với những người tham gia.
Bài học cho các marketer:
Hãy làm một trải nghiệm trông thật “điên”, nhưng vẫn giữ nó trong thương hiệu của bạn. Đó sẽ là một trải nghiệm đáng nhớ nhưng vẫn phù hợp với người tham gia.
Kết hợp với các nhà sáng tạo như nghệ sĩ, nghệ sĩ có sức ảnh hưởng với đối tượng mục tiêu mà bạn đang theo đuổi.
Red Bull: Stratos
Nếu bạn đang online vào ngày 14 tháng 10 năm 2012, bạn có thể đã xem một buổi livestream của cú nhảy “Stratos”
Redbull là thương hiệu dẫn đầu trong lĩnh vực thể thao mạo hiểm ngay từ khi mới thành lập. Nhưng vào năm 2012, thương hiệu đã đưa hoạt động marketing nội dung của mình lên một tầm cao mới – thực sự là một kỷ lục thế giới.
Chiến dịch marketing toàn cầu mang tên Stratos, với sự góp mặt của vận động viên nhảy dù người áo Felix Baumgartner đã thiết lập một kỷ lục thế giới về bộ môn nhảy dù. Kỷ lục được ghi nhận là 128.000 feet, khoảng 24 dặm.
Theo đó, để thực hiện sự kiện tuyệt vời này, Red Bull đã đặt Felix vào một chiếc hộp thông tin liên lạc nhỏ và đưa anh lên tầng bình lưu bằng cách sử dụng một quả bóng khí lớn chứa đầy khí heli.
Điều thực sự đáng chú ý là việc Felix đi lên và chuẩn bị nhảy một mình. Điều này đã cho phép anh ấy phá vỡ một kỷ lục khác trước khi hạ cánh an toàn trở lại Trái đất.
Red Bull đã phát trực tuyến toàn bộ sự kiện và thu hút hơn 8 triệu người xem – lượt xem cao nhất với bất kỳ livestream nào từng được phát sóng trên YouTube.
Bài học dành cho các marketer:
- Đừng đánh giá thấp sức mạnh của sự hồi hộp khi đang tổ chức một sự kiện mà công chúng của bạn có thể biết được một điều gì đó mới mẻ, hoặc chút sợ hãi,… Điều này sẽ công chúng nhớ hơn về trải nghiệm, những gì mà họ đã trải qua.
- Nếu bạn có thể khiến thương hiệu của mình được ghi vào sách kỷ lục khi mà bạn đang ở đó, điều này chắc chắn sẽ tuyệt vời hơn rất nhiều.
GE: Healthymagination
Nếu bạn nghĩ rằng, tiếp thị trải nghiệm chỉ dành cho các doanh nghiệp B2C, thì hoàn toàn thiếu sót rồi nhé. Thống kê cho thấy, 67% các marketer B2B chia sẻ rằng, marketing trải nghiệm tại các sự kiện là một trong những chiến lược hiệu quả nhất.
Đây là lý do mà GE mời các chuyên gia trong ngành đến trải nghiệm sáng kiến Healthymagination. Mục đích chính của hoạt động là thúc đẩy các giải pháp chăm sóc sức khỏe toàn cầu, đặc biệt tại các vùng kém phát triển.
Nhằm giúp công chúng nhìn thấy hiệu quả từ sáng kiến này, GE đã tạo ra một phim trường đại diện cho các môi trường chăm sóc sức khỏe: một phòng khám tại tại đô thị, một phòng cấp cứu và một phòng khám ở châu Phi.
Tiếp đó, các bác sĩ sẽ chia sẻ trải nghiệm của họ nhằm minh họa cách mà Công nghệ chăm sóc sức khỏe của GE hoạt động trong từng bối cảnh cụ thể trước 700 người tham gia.
Sau sự kiện, thương hiệu đã nhận được đánh giá tích cực về hoạt động experiential marketing. Theo đó, 71% người tham gia chia sẻ trải nghiệm này.
Hơn nữa, Healthymagination đã giúp người tham dự thảo luận về một vấn đề khó nói là: Tiếp cận với chăm sóc sức khỏe ở những nơi nghèo khó trên thế giới. Việc trải nghiệm cũng cho phép người tham dự thừa nhận một chủ đề không phải lúc nào cũng dễ dàng được nói ra.
Chiến dịch đã đạt giải thưởng Business Marketing Association Tower Award.
Bài học cho các marketer:
- Quảng cáo trải nghiệm hiệu quả không chỉ với các thương hiệu B2C mà còn còn hiệu quả với các doanh nghiệp B2B. Việc tạo ra sự kiện tương tác không chỉ nhằm mục đích thu hút khách hàng mà còn tạo cơ hội để họ trực tiếp trải nghiệm sản phẩm dịch vụ.
- Experiential marketing giúp bạn thể hiện được những chủ đề khó nói, bằng việc tạo trải nghiệm xung quanh chủ đề này sẽ khơi gợi ra các cuộc thảo luận liên quan tới nó.
Facebook: Facebook IQ Live
Đối với trải nghiệm Facebook IQ Live, dữ liệu được sử dụng để quản lý các cảnh trực tiếp mô tả dữ liệu. Trong đó, IQ Mart là một cài đặt bán lẻ đại diện cho con đường dẫn chuyển đổi của người mua sắm online khi sử dụng mạng xã hội để mua hàng.
Chiến dịch không chỉ đáng nhớ, mà còn chứng minh sự hữu ích khi có 93% người tham gia trong hơn 1500 người nói rằng, trải nghiệm cung cấp cho họ những thông tin hữu ích về cách sử dụng facebook cho kinh doanh
Điều làm nên sự thành công này là việc Facebook hiểu điều gì quan trọng với công chúng.
Trải nghiệm Facebook IQ Live đã tạo ra nhận thức tích cực về thương hiệu cho một số đối tượng, ngay cả với những người chưa chắc chắn cách sử dụng nền tảng này cho kinh doanh.
Bài học cho các marketer:
- Tạo trải nghiệm cho những người chưa chắc chắn về cách họ sử dụng sản phẩm/dịch vụ của bạn. Tương tác với họ một cách sáng tạo, mang lại giá trị lợi ích cho họ.
- Làm cho dữ liệu của bạn trở nên hữu dụng với mọi người.
Zappos: “Google Cupcake phục kích”
Để quảng bá cho ứng dụng ảnh mới của mình, Google đã thực hiện một hoạt động thú vị. Bằng cách bán những chiếc bánh cupcake với giá là một tấm hình được chụp bằng ứng dụng của Google.
Và thực sự, điều gì tốt hơn 1 chiếc cupcake miễn phí? Zappos trả lời “Đó là một chiếc đồng hồ hoặc một đôi giày miễn phí”
Đây là lý do tại sao thương hiệu này lại “phục kích” các xe bán bánh của Google bằng một chiếc hộp đặc biệt. Nó được đặt ngay bên cạnh khu vực của Google, và khi bạn nhận một chiếc cupcake, chiếc máy này sẽ nhả ra các món đồ kể trên.
Điều thú vị của chiến dịch này cho thấy giá trị của việc hợp tác hai thương hiệu theo trải nghiệm như thế nào. Cả Google và Zappos đang theo đuổi hai lĩnh vực kinh doanh khác nhau nhưng họ không cạnh tranh nhau, thay vào đó họ thúc đẩy lẫn nhau.
Bài học cho các marketer:
- Tận dụng experiential marketing để hợp tác xây dựng thương hiệu.
- Chọn một đối tác có công chúng quan tâm đến thương hiệu của bạn, mà bạn khó có thể tiếp cận.
- Đảm bảo rằng đôi bên cùng có lợi: cho bạn, đối tác và khách hàng.
- Khi chọn một đối tác marketing hãy xây dựng một trải nghiệm yêu cầu “trao đổi” sản phẩm hoặc dịch vụ giữa hai thương hiệu. Bằng cách này, khách hàng có khả năng tương tác với cả hai thương hiệu nhiều hơn.
Tạm kết
Trên đây là toàn bộ những thông tin cơ bản về experiential marketing mà Glints muốn chia sẻ đến bạn. Hy vọng bài viết sẽ cung cấp cho bạn nhiều thông tin có giá trị, và giúp ích cho bạn trong việc xây dựng kế hoạch experiential marketing đạt hiệu quả cao nhất.
Nếu bạn còn bất kỳ câu hỏi nào cần được trả lời, vui lòng để lại bình luận để được Glints giải đáp chi tiết nhé.
Tác Giả