Giám đốc Tài chính – Người cầm lái cho các kế hoạch phát triển của doanh nghiệp

Với xu thế hội nhập kinh tế mạnh mẽ như hiện nay, các doanh nghiệp sẽ ngày càng mở rộng quy mô phát triển hơn. Điều này đồng nghĩa với việc quản lý nguồn vốn và tìm các nhà đầu tư đóng vai trò then chốt. 

Không giống như các bộ phận khác là kết quả của quá trình vận hành, công việc của Giám đốc Tài chính đòi hỏi phải “đi trước, đón đầu”. Và từ kết quả hoạt động của doanh nghiệp, các CFO sẽ tổng kết hiệu quả theo phương hướng đã đưa ra. Từ đó, hoạch định chiến lược cho các năm tiếp theo. 

Giám đốc Tài chính là gì

Giám đốc Tài chính – Chief Financial Officer (CFO) là một trong những giám đốc cấp cao trong doanh nghiệp. Công việc của một CFO thường liên quan đến hoạt động xây dựng kế hoạch, xử lý các phát sinh liên quan đến vấn đề tài chính. CFO còn là những người am hiểu sâu sắc về thị trường, cách thức khai thác vốn trong doanh nghiệp để từ đó hoạch định hướng đầu tư của doanh nghiệp trong ngắn và dài hạn.

Giám đốc tài chính là gì

Vai trò của Giám đốc Tài chính trong doanh nghiệp

Với các doanh nghiệp nhỏ, vai trò của Giám đốc Tài chính và Kế toán trưởng khá giống nhau trong việc quản lý dòng tiền. Tuy nhiên, với các doanh nghiệp lớn, vai trò của CFO có những phần khác biệt. Trong nền kinh tế hội nhập, CFO sẽ vừa giúp công ty thay đổi phù hợp với thị trường vừa đảm bảo kế hoạch đã được xây dựng trước đó. 

Đầu tàu trong quản lý doanh nghiệp: CFO là một trong những thành viên của nhóm quản trị cấp cao. Giám đốc Tài chính được coi là người cầm lái với nhiệm vụ như đưa ra quyết định đầu tư, phân tích và quản trị rủi ro, phân bổ ngân sách… Đây là các công việc tiền đề trước khi hoạt động kinh doanh diễn ra. 

Đề ra giải pháp chiến lược: Trong hoạt động vận hành, việc xảy ra các vấn đề phát sinh là yếu tố tất yếu nhưng có ảnh hưởng không nhỏ đến doanh nghiệp. CFO là người sẽ vạch ra con đường tăng trưởng của doanh nghiệp và đồng thời đưa ra các rủi ro có thể gặp phải và giải pháp. Từ đó các kế hoạch sẽ được diễn ra liên tục theo đúng thời gian đề ra. 

Quản lý và bảo toàn tài sản: Cùng với việc đưa ra các chiến lược đầu tư kinh doanh, CFO cũng cần theo dõi và kiểm soát hiệu quả hoạt động dựa trên các báo cáo tài chính và công cụ tài chính. Ngoài ra, CFO cũng là người xác định phương thức sử dụng vốn trong doanh nghiệp bao gồm việc cân đối rủi ro tài chính, cân bằng giữa vốn chủ sở hữu và vốn vay…

Ngoài ra, bởi mỗi thời điểm kinh doanh, những kế hoạch ban đầu có thể không còn phù hợp. Điều này đồng nghĩa với việc CFO cũng cần biết linh hoạt trong việc thay đổi phương thức đầu tư.

Vai trò của giám đốc tài chính trong doanh nghiệp

Cầu nối với các đối tác của doanh nghiệp: Ngoài khách hàng, các đối tác hỗ trợ tài chính đóng vai trò quan trọng giúp doanh nghiệp có thêm dòng tiền đầu tư. Việc càng nhiều tổ chức tham gia đầu tư chứng tỏ hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp ngày càng cao. Một điển hình của các đối tác này là các Quỹ đầu tư hoặc nguồn đầu tư từ sàn chứng khoán. Trong hoạt động này, CFO chính là người xây dựng cầu nối đó và phân bổ nguồn đầu tư hiệu quả. 

Nếu không có đủ năng lực để nắm bắt quy luật của thị trường thì hoạt động quản lý của doanh nghiệp sẽ chỉ giống như “cưỡi ngựa xem hoa”. Trong khi đó, hiệu quả của hoạt động điều hành sẽ quyết định sự thành công của một CFO. 

Với khóa học tài chính tại IABM, học viên sẽ được hệ thống lại kiến thức về công tác kế toán, cân đối ngân sách, quản trị rủi ro… Chương trình còn chia sẻ các xu hướng kinh doanh, phương án hoạt động tài chính dựa trên những trường hợp thực tế trong doanh nghiệp. Bên cạnh đó, đội ngũ giảng viên là những chuyên gia tài chính giàu kinh nghiệm thuộc các tổ chức tập đoàn hàng đầu tại Việt Nam. Đây là cơ hội giúp học viên rèn luyện kỹ năng và lắng nghe những chia sẻ hữu ích từ chuyên gia. 

Các bạn tìm hiểu thêm về Khóa học Giám đốc Tài chính – CFO tại đây.