Học Marketing ra làm gì? Bí mật ngành nghề HOT nhất hiện nay   

Marketing đóng vai trò thiết yếu ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình kinh doanh của doanh nghiệp. Trải qua các mùa tuyển sinh, đây luôn là chuyên ngành hot, nhận được sự quan tâm của nhiều học sinh và phụ huynh.

Vậy cụ thể học Marketing ra làm gì? Đâu là những kỹ năng cần thiết để theo đuổi ngành nghề này? Hãy cùng Glints trả lời cho các câu hỏi trên thông qua bài viết chi tiết bên dưới nhé!

Khái quát về ngành Marketing 

Để giải đáp cho vấn đề học Marketing ra làm gì, bạn cần hiểu khái quát về ngành này.

Marketing đề cập đến các hoạt động của công ty nhằm thu hút khách hàng đến với sản phẩm hoặc dịch vụ của họ thông qua một thông điệp nhất định. Marketing nhằm mục đích cung cấp giá trị độc lập cho khách hàng tiềm năng và người tiêu dùng. Điều này được thể hiện thông qua nội dung truyền tải. 

ngành marketing là gì
Ngành Marketing

Mục tiêu dài hạn của Marketing là thể hiện giá trị sản phẩm, củng cố lòng trung thành với thương hiệu và cuối cùng là tăng doanh số bán hàng. Nếu bạn quan tâm đến việc theo đuổi sự nghiệp trong lĩnh vực Marketing, tấm bằng cử nhân về Marketing có thể là một lựa chọn đáng cân nhắc. 

Chương trình đào tạo đại học ngành Marketing không chỉ bao gồm các lý thuyết đơn thuần về ngành. Nó còn giới thiệu cho bạn các chủ đề về kinh doanh, bán hàng và quảng cáo. Tất cả đều có thể giúp bạn mở rộng tìm kiếm việc làm và duy trì khả năng cạnh tranh trong một thị trường thay đổi liên tục.

Marketing là một môn học thực tế pha trộn giữa chiến lược và sự sáng tạo. Bạn sẽ không chỉ có kiến ​​thức cụ thể để áp dụng cho một số nghề nghiệp trong Marketing, mà còn cũng có được các kỹ năng quan trọng có thể chuyển giao mà nhà tuyển dụng đánh giá cao ở các ứng viên.

Bộ kỹ năng cần thiết để theo đuổi ngành Marketing

Marketing là một ngành năng động và thay đổi liên tục. Vì vậy, để theo đuổi ngành này, bạn cần phải trang bị cho mình bộ kỹ năng vững chức. Những kỹ năng cần thiết để trở thành một Marketer bao gồm:

Kỹ năng mềm

Kỹ năng truyền tải

Về cốt lõi, Marketing là giao tiếp với khách hàng. Vì vậy không có gì ngạc nhiên khi truyền tải là kỹ năng hàng đầu mà những người trong lĩnh vực này cần phải có! Khả năng hiện bản thân và truyền đạt các khái niệm cho người khác một cách rõ ràng, hấp dẫn sẽ là điều cần thiết cho công việc của bạn với tư cách là một Marketer.

Sáng tạo và giải quyết vấn đề

Marketing là tất cả về việc đưa ra một thông điệp phù hợp với khách hàng mục tiêu của bạn. Sáng tạo và tư duy mở để tìm ra những cách làm mới là một trong những đặc điểm của một chuyên gia Marketing. Ngay cả khi bạn không tự cho mình là người sáng tạo (ví dụ: bạn là người thích dữ liệu hơn), Marketing vẫn đòi hỏi kỹ năng giải quyết vấn đề từ các góc độ mới và đưa ra các giải pháp sáng tạo cho những thách thức đang gia tăng.

Sự chú ý đến chi tiết

Là một Marketer, công việc của bạn sẽ được nhiều người nhìn thấy. Cho dù đó là một bài đăng trên blog, một hình ảnh trên mạng xã hội hay một phần in ấn của tài liệu quảng cáo. Vì vậy, sự chính xác là điều cần thiết. Nó giúp bạn đảm bảo hình ảnh của công ty bạn. Đồng thời, khách hàng của bạn cũng sẽ nhận được thông tin một cách chính xác.

Kỹ năng giao tiếp

Làm việc trong lĩnh vực Marketing có nghĩa là bạn phải làm việc chặt chẽ với một nhóm rộng lớn. Bao gồm đồng nghiệp trong các bộ phận khác, khách hàng và nhà cung cấp. Để đảm bảo hiệu quả trong quá trình làm việc, bạn phải có kỹ năng giao tiếp tốt. Điều này góp phần xây dựng mối quan hệ công việc bền chặt với những người khác.

Kỹ năng cứng

Viết

Viết là một kỹ năng rất được săn đón cho dù bạn đang ở lĩnh vực nào. Và nó đặc biệt quan trọng trong Marketing, nơi giao tiếp là một phần quan trọng trong công việc hàng ngày của bạn.

Sàng lọc và phân tích dữ liệu

Marketing không là gì nếu không có sự đo lường. Bạn cần có khả năng tính toán mức độ thành công và ROI các chiến dịch Marketing. Cảm thấy thoải mái khi làm việc với dữ liệu từ nhiều nguồn và chiến dịch khác nhau, hiểu điều gì phù hợp và điều gì không và sử dụng phân tích của bạn để thông báo cho các hành động trong tương lai sẽ là một phần quan trọng trong việc theo đuổi sự nghiệp Marketing của bạn.

Quản lý dự án

Quản lý dự án là một phần thiết yếu trong công việc của một Marketer. Cho dù bạn đang đảm nhận nhiều chiến dịch, khách hàng hay dự án, bạn sẽ cần phải có một bộ kỹ năng quản lý dự án mạnh mẽ để theo dõi mọi thứ đang diễn ra và hoàn thành công việc một cách hiệu quả. Điều này có nghĩa là bạn có thể làm việc đúng thời hạn, sắp xếp thứ tự ưu tiên cho công việc của mình, theo dõi đóng góp của người khác. Tất cả là để mang đến một sản phẩm cuối cùng xuất sắc!

Nghiên cứu

Là một Marketer, bạn thường xuyên phải nghiên cứu để xây dựng chiến dịch, thông báo chiến lược và tạo nội dung. Nghiên cứu này có thể có nhiều hình thức khác nhau. Chẳng hạn như xem xét các chiến dịch Marketing của đối thủ cạnh tranh, tìm hiểu thêm về chủ đề có liên quan đến dịch vụ hoặc sản phẩm mà tổ chức của bạn cung cấp hoặc xây dựng danh sách liên hệ trong một ngành cụ thể. Biết cách thực hiện nghiên cứu hiệu quả từ các nguồn uy tín là một kỹ năng quan trọng góp phần tăng chất lượng công việc của bạn.

Học Marketing ra làm gì? Triển vọng nghề nghiệp và lộ trình thăng tiến của ngành Marketing tại thị trường Việt Nam

Vậy học Marketing ra làm gì? Theo Statista, công việc Marketing dự kiến sẽ tăng 10% từ năm 2020 đến năm 2030. Đây là tốc độ nhanh hơn mức trung bình của tất cả các công việc khác và có khả năng sẽ tiếp tục tăng.

Các chiến dịch Marketing và quảng báo là điều cần thiết đối với mọi công ty, bất kể ngành nghề nào, khi các tổ chức tìm cách phát triển và duy trì thị phần của họ.

Đó là lý do tại sao các công việc Marketing có sẵn ở tất cả các loại tổ chức – công ty lớn, công ty khởi nghiệp, doanh nghiệp nhỏ và tổ chức phi lợi nhuận. Glints sẽ giúp bạn liệt kê những lĩnh vực cụ thể trong Marketing:

  • Digital Marketing
  • Content Marketing
  • Product Marketing
  • Brand Marketing
  • Event Marketing
  • Niche Marketing
  • Marketing Analysis
  • Marketing Strategy

Đi cùng với các lĩnh vực hay chuyên ngành trên là những chức danh khác nhau:

  • Digital Marketing Manager
  • Search Engine Optimization (SEO) / Search Engine Marketing (SEM) Specialist
  • Email Marketer
  • Growth Marketer
  • Content Marketer
  • Marketing Copywriter
  • Content Creator
  • Social Media Marketer
  • Community Manager
  • Conversion Rate Optimization (CRO) Specialist
  • Product Marketer
  • PR Manager
  • Brand Marketer
  • Event Marketer
  • Ecommerce Marketing Specialist
  • Marketing Analyst
  • Marketing Strategist

Chà, thật là nhiều và đa dạng các vị trí trong nhiều lĩnh vực khác nhau bạn nhỉ! Để giúp bạn hình dung rõ hơn nữa về ngành Marketing ở Việt Nam, Glints sẽ gợi ý cho bạn một lộ trình thăng tiến cơ bản của một Marketer. 

Ở cấp độ sơ cấp

công việc ngành marketing
Triển vọng nghề nghiệp ngành Marketing

Đối với những sinh viên mới tốt nghiệp đại học hoặc những người chưa có kinh nghiệm về Marketing, một công việc ở cấp độ sơ cấp hay đầu vào là cách tốt nhất để gia nhập ngành. Các nhiệm vụ mà công việc Marketing sơ cấp yêu cầu khác nhau. Nhưng, nhìn chung, chúng thường liên quan đến việc hỗ trợ nghiên cứu, dịch vụ khách hàng, các nhiệm vụ quản trị và báo cáo cho giám đốc điều hành, account, người lập kế hoạch truyền thông hoặc người quản lý dịch vụ khách hàng.

Một khi bạn chứng tỏ được năng lực ở nhiệm vụ cơ bản, nhiều cơ hội hơn sẽ mở ra. Bạn có thể được cân nhắc hỗ trợ quá trình sáng tạo, trình bày báo cáo và dự báo cho ban lãnh đạo công ty/khách hàng tiềm năng hoặc điều phối một sự kiện hoặc dự án đặc biệt.

Các công việc Marketing ở cấp độ đầu vào có thể không hấp dẫn và hơi nhàm chán. Song, chúng cho bạn hiểu biết cơ bản về hoạt động bên trong của doanh nghiệp. Đồng thời tạo nền tảng cho các kỹ năng mềm cho sự phát triển nghề nghiệp lâu dài.

Đọc thêm: Các Vị Trí Trong Marketing: Đâu Là Nơi Dành Cho Bạn

Ở cấp độ quản lý

Bước tiếp theo trong con đường sự nghiệp Marketing của bạn có thể là các cấp độ quản lý. Các Marketing manager thiết lập, duy trì và đánh giá các chiến lược tiếp thị. Vai trò này đòi hỏi tính lãnh đạo cao, vì bạn phải điều phối việc thực hiện chiến lược Marketing và thiết lập các quy trình. Đồng thời, tạo điều kiện và nuôi dưỡng sự phát triển của nhân viên ở cấp độ sơ cấp.

Ở cấp độ giám đốc

Giám đốc Marketing, hoặc CMO, là vị trí Marketing cao cấp nhất. CMO thời hiện đại không có một mẫu số hay khuôn mẫu chung. Họ chịu trách nhiệm điều hành tất cả các lĩnh vực Marketing. Bao gồm phát triển, lập kế hoạch và giám sát việc thực hiện tất cả các sáng kiến Marketing. CMO báo cáo với Giám đốc điều hành (CEO) và chịu trách nhiệm cuối cùng về ROI của các sáng kiến Marketing trong công ty.

Mặc dù đây là một ví dụ điển hình về con đường sự nghiệp Marketing, nhưng nó không toàn diện. Có nhiều loại Marketer khác nhau và đi cùng với đó là các lộ trình thăng tiến khác nhau.

Khái quát về mức lương, đãi ngộ của ngành Marketing tại Việt Nam

lương ngành marketing
Lương ngành Marketing

Ngành Marketing ở Việt Nam có nhu cầu nhân lực cao ở mọi cấp độ. Vì vậy, mức đãi ngộ cho từng cấp bậc cũng tương đối rõ ràng. Một thực tập sinh Marketing có thể nhận mức lương từ 2-5 triệu đồng/tháng tuỳ theo năng lực. Khi trở thành nhân viên chính thức, bạn có thể nhận được từ 7-15 triệu đồng/tháng tuỳ theo vị trí. Ở mức quản lý và quản lý cấp cao, mức đãi ngộ có thể lên đến 40-50 triệu đồng/tháng.

Nếu tính theo từng chuyên ngành và lĩnh vực cụ thể, có sự khác biệt tương đối về mức lương. Marketer thuộc mảng quảng cáo có thể nhận mức lương trung bình 8-20 triệu đồng/tháng. Ở cùng vị trí, Marketer thuộc mảng SEO có mức lương dao động từ 7-18 triệu đồng/tháng. Nhân viên Digital Marketing có thể có mức khởi điểm là 11 triệu đồng/tháng. Còn nhân viên PR hoàn toàn có thể nhận từ 20-30 triệu đồng/tháng nếu chứng minh được năng lực.

Đọc thêm: Lương Nhân Viên Marketing Mới Ra Trường Có Cao Không?

Top các trường đào tạo ngành Marketing tốt nhất ở Việt Nam

Marketing là một ngành tương đối phổ biến ở Việt Nam. Vì vậy, có rất nhiều cơ hội để bạn có thể tiếp xúc với ngành nghề này. Dưới đây là danh sách các trường đào tạo ngành Marketing tốt nhất ở Việt Nam do Glints tổng hợp:

  • Trường Đại học RMIT
  • Trường Đại học Kinh tế Quốc Dân
  • Trường Đại học Thương mại
  • Trường Đại học Tài chính – Marketing
  • Trường Đại học Kinh tế – Tài Chính
  • Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông
  • Đại học Kinh tế TP. HCM
  • Trường Đại học FPT

Kết luận

Marketing là một lĩnh vực rộng lớn, thu hút rất nhiều bạn trẻ năng động, sáng tạo. Đi cùng với sự thay đổi chóng mặt của công nghệ, tiềm năng và cơ hội nghề nghiệp của ngành Marketing là không giới hạn.

Vậy là Glints đã cùng bạn trả lời cho câu hỏi học Marketing ra làm gì. Hi vọng bài viết trên sẽ hữu ích cho bạn trong việc định hướng nghề nghiệp. Nếu có hứng thú với chủ đề hướng nghiệp, hãy cùng chờ đón thêm thật nhiều nội dung bổ ích khác đến từ Glints, bạn nhé!

Tác Giả

ứng tuyển tại glints
tải mẫu cv file word