Khi các thương hiệu Việt vươn ra thế giới

Nhiều doanh nghiệp Việt Nam đã và đang định hướng ra thị trường toàn cầu góp phần đưa các sản phẩm Made in Vietnam đến với người tiêu dùng trên toàn cầu. Các loại hình lĩnh vực vượt qua khỏi biên giới Việt Nam phải kể đến như thực phẩm đồ uống, viễn thông, bất động sản, công nghệ, ngân hàng… Các doanh nghiệp với những cái tên không chỉ nổi tiếng tại Việt Nam mà họ bắt đầu dấn thân hoặc đã xây dựng được chỗ đứng nhất định trên thị trường thế giới. 

Tập đoàn Viettel – Từ con số 0 đến “người khổng lồ”

Vào cuối thập kỷ 90, đầu thế kỷ 20, khi mạng di động còn là dịch vụ xa xỉ, Viettel đã ôm tham vọng phủ sóng dịch vụ di động cho mọi người dân. trong 10 năm đầu phát triển, Viettel đã dần trở thành nhà mạng hàng đầu ở Việt Nam. Sau 30 năm, Viettel còn thể hiện sức mạnh của “người khổng lồ” khi vươn tầm ảnh hưởng ra quốc tế. Hiện nay, Viettel đã hiện diện tại 17 quốc gia, trong đó đầu tư kinh doanh tại 10 thị trường nước ngoài, doanh thu hàng năm lên tới 10 tỷ USD. Thành công của viettel còn được nâng cao hơn khi thương hiệu trở thành một trong 5 nhà mạng viễn thông lớn nhất thế giới và lọt top 50 thương hiệu viễn thông đắt giá nhất hành tinh. 

VinFast và hành trình đưa thương hiệu ô tô đầu tiên của Việt Nam vươn ra biển lớn

Không chỉ thành công trong lĩnh vực bất động sản, giáo dục, bệnh viện,… Vingroup còn đặt hầu hết tâm huyết vào ngành công nghệ ô tô với khát vọng đưa ô tô thương hiệu Việt ghi dấu ấn trên thị trường quốc tế. 18 tháng 4 ngày là khoảng thời gian ấn tượng mà VinFast triển khai dự án đến khi chiếc xe đầu tiên được chạy thử. 

Từ sau sự kiện ra mắt tại triển lãm Paris Motor show 2018, thương hiệu đã trở thành “ngôi sao mới” trong ngành công nghiệp ô tô thế giới. Và cho đến nay, sản phẩm dần chiếm được cảm tình của người tiêu dùng trong nước. VinFast cũng đã có kế hoạch trong năm nay hoặc năm sau sẽ xuất khẩu ô tô Made in Vietnam vào thị trường Mỹ, thị trường tiềm năng nhưng khá khó tính.

Vinamilk và hành trình đưa thương hiệu sữa ra thế giới

Từ một quốc gia không có ngành sữa, Việt Nam đã ghi tên mình trở thành quốc gia xuất khẩu sữa. Vinamilk điển hình cho cuộc vượt biên giới này với sản phẩm sữa đặc nổi bật. Năm 2019, sản phẩm sữa đặc truyền thống của Vinamilk đã được vinh danh trong hạng mục Thực phẩm chế biến tại giải thưởng doanh nghiệp Xuất khẩu Châu Á. Đặc biệt, Vinamilk vẫn giữ nguyên tên thương hiệu có lịch sử hơn 40 năm của mình nhằm giữ nguyên bản sắc và giá trị đậm chất Việt.

Thương hiệu ẩm thực Việt vươn ra thế giới

Nói đến các thương hiệu ẩm thực Việt Nam vươn ra thế giới chúng ta không thể quên nhắc tới “Phở Thìn”. phở Thìn là thương hiệu nổi tiếng bậc nhất đất Hà Thành với việc chỉ phục vụ duy nhất món phở bò tái lăn nhưng luôn đông khách qua nhiều thập kỷ nay. 

Với thành công với nhà hàng phở Thìn đầu tiên tại Nhật Bản và Úc, ông chủ 70 tuổi đang có ý định lên kế hoạch khai chương các quán tiếp theo ở thị trường Châu Âu. 

Ngoài phở Thìn, các hãng đồ uống nổi tiếng như Cafe Cộng, Phúc Long cũng đang “làm mưa làm gió” trên nhiều thị trường quốc tế khó tính. Điều này khẳng định chất lượng và hương vị của các đồ ăn Việt luôn được thực khách nước ngoài yêu thích và mong muốn trải nghiệm. 

Trong quá trình vươn mình và khẳng định thương hiệu Made in Vietnam, các doanh nghiệp cũng luôn giữ vững giá trị cốt lõi và chất lượng sản phẩm, dịch vụ, nhằm giữ vững niềm tin của khách hàng. Đây cũng sẽ là yếu tố sống còn giúp các thương hiệu của chúng ta phát triển theo định hướng lâu dài hiệu quả.