Mỹ phát hiện Trung Quốc thay đổi dòng chảy Mekong

Các nhà nghiên cứu Mỹ dùng thu thập dữ liệu, cho thấy đập thủy điện Trung quốc làm thay đổi dong chảy tự nhiên của dòng sông Mekong.

Theo thống kê thu thập dữ liệu 28 năm của dòng chảy Mekong, từ năm 1992 đến nay. Đo được ở trạm  Chian Saen thấp hơn rất nhiều so với dòng chảy tự nhiên theo ước tính”, Alan Basist, Giám đốc Công ty Eyes on the Earth (EOE), đồng tác giả báo cáo “Giám sát khối lượng nước chảy qua thượng lưu Mekong”, nói trong họp báo trực tuyến ngày 7/5. Sự kiện do Đại sứ quán Mỹ tại Việt Nam tổ chức.

Theo dữ liệu EOE cho thấy vào năm 2002, lượng nước bất thườngcủa sông Mekong chảy xuống hạ nguồn. Khi đó, lượng nước đo được tại trạm Chian Saen cao hơn dòng chảy của Mekong theo ước tính. Ghi nhận của EOE cùng với thời điểm đập thuỷ điện Đại Triều Sơn của Trung Quốc đi vào hoạt động.

“Nước sông Mekong trong mùa khô năm 2002 tăng và giảm đột ngột so với chỉ số dự báo dòng chảy tự nhiên”, Basist nói.

Trong báo cáo Giám sát khối lượng nước chảy qua thượng lưu Mekong, Basist và các đồng nghiệp chỉ ra rằng trong giai đoạn 1994 và 2008, dữ liệu về dòng chảy của sông Mekong đo được tại trạm Chian Saen và dữ liệu ước tính dòng chảy tự nhiên về cơ bản như nhau. Sau 2012, xu hướng này thay đổi, khi đập Nọa Trác Độ xuất hiện.

Theo Basist, Trung Quốc còn thay đổi dòng chảy tự nhiên của sông Mekong bằng cách xả nước để vận thành đập thủy điện.

Từ dữ liệu trên, cho ta thấy dòng chảy tự nhiên của dòng Mekong đã hoàn toàn bị chặn lại bởi các đập thuỷ điện ở Trung Quốc.

Thức tế, MRC hồi tháng 7/2019 công bố báo cáo cho thấy mực nước sông Mekong khi đó ở dưới mức thấp nhất trước đó. Ở Chiang Saen, mực nước sông là 2,1 m, thấp hơn mức trung bình 3,2 m cùng kỳ trong suốt gần 6 thập kỷ qua và dưới mức thấp nhất từng đo được 0,75 m. Tại Việt Nam, hạn hán khiến ruộng vườn ở miền Tây nứt nẻ, người dân thiếu thiếu nước dùng sinh hoạt và canh tác.

Basist cho rằng dòng chảy tự nhiên của Mekong là điều thiết yếu, để duy trì sức sống của con sông và tính toàn vẹn của cả lưu vực. Trung Quốc đã gây ảnh hưởng đến cả vùng châu thổ ở hạ lưu khi thay đổi nhịp đập của dòng sông dài hơn 4.800 km, chảy qua 6 nước gồm Trung Quốc, Myanmar, Lào, Thái Lan, Campuchia và Việt Nam.

Lý do Trung Quốc thay đổi dòng chảy tự nhiên của sông Mekong, Brian Eyler, Giám đốc Chương trình Đông Nam Á, Trung tâm nghiên cứu Stimson, Mỹ, cho biết hệ sinh thái của sông Mekong đóng vai trò cực kỳ quan trọng với nền kinh tế của các nước ở hạ nguồn. Các nước hạ nguồn thiếu tại nguyên thiên nhiên mà dòng sông Mekong mang lên cho người dân sẽ làm bất ổn về đời sống về kinh tế.