Hiện nay, nhu cầu cho cuộc sống của con người ngày càng nâng cao, kéo theo sự biến động của nền kinh tế. Từ đó, sự ra đời của các ngành dịch vụ được xem là một xu thế tất yếu nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng và nâng cao của con người. Bên cạnh đó, trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn đóng góp vào sự phát triển của quốc gia.
Vậy ngành dịch vụ là gì, đặc điểm, cơ cấu của ngành này ra sao và kỹ năng cần có của người làm dịch vụ là gì, v.v. Mời bạn cùng Glints tìm hiểu chi tiết qua bài viết này nhé.
Ngành dịch vụ là gì?
Trước khi tìm hiểu chi tiết về ngành dịch vụ, cùng Glints đi tìm khái niệm của ngành dịch vụ là gì nhé.
Dịch vụ là gì?
Dịch vụ là bất cứ một hoạt động, một sự thực hiện hoặc sự trải nghiệm mà một bên có thể cung ứng cho bên kia. Dịch vụ mang tính chất vô hình và không dẫn đến sự sở hữu bất cứ yếu tố nào trong quá trình tạo ra trải nghiệm đó.
Đặc điểm của dịch vụ
Dịch vụ có 4 đặc điểm là: tính vô hình, tính không tách rời, tính không ổn định, tính không lưu trữ.
Dịch vụ không có một hình thái cụ thể, do đó chúng ta không thể nhìn thấy, nghe thấy hoặc ngửi thấy trước khi mua. Ví dụ các nghề dịch vụ spa, du lịch, thẩm mỹ v.v.
Dịch vụ không thể tự mình tác động lên khách hàng mà sẽ phụ thuộc vào người cung ứng dịch vụ.
- Tính không ổn định
Chất lượng dịch vụ không ổn định và phụ thuộc nhiều vào sức khỏe, trạng thái, hay tinh thần của người cung ứng, thời gian cung ứng, địa điểm hay cách thức công ứng.
Một ví dụ đơn giản bạn có thể tưởng tượng, khi bạn đặt khách sạn đi du lịch trong 3 ngày nhưng có việc đột xuất bạn phải về sớm trước 1 ngày, thì 1 ngày này của bạn không thể cất đi để dành cho lần sau.
Do đó, dịch vụ không thể lưu trữ trong kho để chờ mang đi bán, hoặc chờ để sử dụng.
Ngành dịch vụ là ngành gì?
Ngành dịch vụ là ngành công nghiệp không khói đang nắm giữ vị trí quan trọng trong cơ cấu nền kinh tế của các quốc gia. Ngành dịch vụ ra đời với mục đích phục vụ nhu cầu của con người, do đó phụ thuộc vào mức độ sử dụng khi khách hàng trải nghiệm các dịch vụ đó, đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn so với các ngành kinh tế khác.
Đọc thêm: Top 10 Các Ngành Dễ Kiếm Việc Làm ở Việt Nam Hiện Tại & Trong 5 Năm Tới
Phân loại trong ngành dịch vụ
Các ngành dịch vụ ở Việt Nam hiện nay phân loại theo các lĩnh vực như:
- Dịch vụ kinh doanh bao gồm các ngành như: tài chính, bảo hiểm, bất động sản, logistic, v.v.
- Dịch vụ tiêu dùng bao gồm các ngành như: du lịch, chăm sóc sức khỏe, thẩm mỹ, v.v.
- Dịch vụ công bao gồm các ngành như hành chính công, hoạt động xã hội, hoạt động đoàn thể, v.v.
Thông qua sự phân loại và phát triển các ngành dịch vụ Việt Nam hiện nay đã thu hút và tạo việc làm cho rất nhiều lao động, qua đó góp phần làm giảm tỷ lệ thất nghiệp tại nước ta.
Bên cạnh đó, có thể khai thác và sử dụng hiệu quả các nguồn tài nguyên thiên nhiên, danh lam thắng cảnh, khu di tích lịch sử, v.v.
Cơ cấu ngành dịch vụ
Dịch vụ được cấu trúc bằng cách xác lập danh mục góp vốn đầu tư và được phân nhỏ hoặc gộp lại dựa trên những loại dịch vụ của nó. Hoạt động chia nhỏ hoặc nhóm lại này được gọi là Cấu trúc dịch vụ.
Theo đó, cấu trúc dịch vụ bao gồm:
- Dịch vụ kinh doanh thương mại bao gồm dịch vụ giao thông vận tải vận tải, kinh tế tài chính,thông tin liên lạc, tín dụng thanh toán, bất động sản, tư vấn, dịch vụ tuyển dụng, v.v.
- Dịch vụ tiêu dùng bao gồm các dịch vụ như sửa chữa, làm đẹp, nghỉ dưỡng, thể dục thể thao, v.v.
- Dịch vụ công bao gồm các dịch vụ như bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, khoa học công nghệ tiên tiến, quản lý nhà nước.
Top 12 nhóm ngành dịch vụ phổ biến hiện nay
Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định số 28/2011/QĐ-TTg ban hành Danh mục dịch vụ xuất, nhập khẩu Việt Nam bao gồm 12 nhóm ngành dịch vụ, và được mã hóa bằng 04 số:
- Mã 2050- Dịch vụ vận tải
- Mã 2360 – Dịch vụ du lịch
- Mã 2490 – Dịch vụ xây dựng
- Mã 2450 – Dịch vụ bưu chính và viễn thông
- Mã 2600 – Dịch vụ tài chính
- Mã 2530 – Dịch vụ bảo hiểm
- Mã 2680 – Dịch vụ kinh doanh khác
- Mã 2620 – Dịch vụ máy tính và thông tin
- Mã 2660 – Phí mua, bán quyền sử dụng giấy phép, thương hiệu, bản quyền
- Mã 2870 – Dịch vụ cá nhân, văn hóa và giải trí
- Mã 9000 – Dịch vụ Logistics
- Mã 2910 – Dịch vụ Chính phủ, chưa được phân loại ở nơi khác (mã 2910)
Từng ngành trong 12 nhóm ngành đều được phân chia thành các nhóm, sản phẩm và được mã hóa bằng 4 chữ số.
Bộ Kế hoạch và Đầu tư có trách nhiệm ban hành thông tư quy định nội dung danh mục dịch vụ xuất, nhập khẩu, hướng dẫn và theo dõi tình hình thực hiện và trình Thủ tướng Chính phủ sửa đổi, bổ sung.
Ngành dịch vụ trở thành một trong những ngành quan trọng của đất nước
Hiện nay, ngành dịch vụ được coi là một trong những ngành quan trọng và chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu nền kinh tế của nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Vậy, tại sao ngành dịch vụ lại có tầm quan trọng như vậy? Cùng Glints tìm hiểu nhé.
Nếu như các ngành dịch vụ không tồn tại thì việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế sẽ bị ngưng trệ, các mối quan hệ giao lưu hoặc hợp tác quốc tế sẽ bị hạn chế. Kết quả kéo theo là tỷ lệ thất nghiệp tăng cao, do tình trạng thiếu việc làm xuất hiện.
Ngoài ra, còn gây lãng phí các nguồn tài nguyên thiên nhiên, danh lam thắng cảnh, hay các địa điểm du lịch, v.v sẽ không được khai thác để mang lại giá trị cho con người và nền kinh tế.
Từ đó có thể thấy, ngành dịch vụ xuất hiện và đem lại rất nhiều lợi ích, trở thành một “vũ khí” thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế, hỗ trợ hoạt động tăng gia sản xuất, mở ra nhiều công ăn việc làm và đóng góp vào chỉ số tổng thu nhập quốc dân (GDP).
Đọc thêm: Học Ngành Quản Trị Du Lịch Và Lữ Hành Ra Làm Gì?
Kỹ năng cần có đối với người làm trong các ngành dịch vụ
Do sự phát triển của ngành dịch vụ đang ngày càng tăng lên, do đó sức hút của những ngành này với lực lượng lao động của rất lớn.
Tuy nhiên, ngành dịch vụ không phải cá nhân nào cũng phù hợp, cùng Glints tìm hiểu những kỹ năng cần thiết đối với một người làm nghề dịch vụ nhé.
Tính kiên nhẫn
Việc một cá nhân sở hữu tính kiên nhẫn là điều rất quan trọng trong tất cả các ngành nghề, đặc biệt trong các ngành dịch vụ. Đứng trước một tình huống khách hàng bối rối về 1 vấn đề và cần sự hướng dẫn chi tiết, tỉ mỉ của bạn thì kiên nhẫn chính là yếu tố then chốt giúp bạn khiến cho trải nghiệm của khách hàng đạt hiệu quả cao nhất.
Là một người làm dịch vụ, bạn hãy dành nhiều thời gian để thấu hiểu, lắng nghe từng vấn đề của khách hàng và đưa cho họ những hướng giải quyết cụ thể nhất. Từ đó, xây dựng mối quan hệ tốt đẹp và làm hài lòng với khách hàng.
Học hỏi mọi lúc mọi nơi
Trong bất kỳ ngành kề nào cũng vậy, việc bạn học hỏi mọi lúc mọi nơi sẽ giúp bạn nhanh chóng thích nghi và nâng cao trình độ của mình.
Trong các ngành dịch vụ, các kỹ năng của bạn sẽ phát triển rất nhanh từ việc bạn có khả năng học hỏi mọi lúc mọi nơi.
Bạn có thể học hỏi mọi thứ bạn quan sát được có thể là từ quản lý, đồng nghiệp, hay có thể từ chính khách hàng của mình.
Mọi cuộc phiêu lưu đang chờ đón bạn chinh phục bằng sự học hỏi và tuân theo một quy trình. Điều này sẽ giúp bạn có thêm được nhiều kiến thức mới mẻ, chuyên sâu về ngành mà bạn theo đuổi.
Quan tâm chu đáo
Khi bạn đi đến 2 cửa hàng thời trang, một cửa hàng thì nhân viên niềm nở, hỗ trợ bạn trong suốt quá trình chọn đồ, tư vấn cho bạn những mẫu phù hợp nhất. Nhân viên của cửa hàng còn lại thì chẳng hề quan tâm đến bạn đang cần gì, mặc size như thế nào, v.v.
Bỏ qua, việc mẫu mã hàng hóa có đẹp hay không, sự niềm nở và quan tâm của cửa hàng thứ nhất chắc chắn sẽ đem đến cho bạn một sự thoải mái và hài lòng nhất định.
Do đó , có thể thấy, sự quan tâm của người làm dịch vụ có ảnh hưởng rất lớn tới trải nghiệm của khách hàng. Bạn hãy để ý tới mỗi phản ứng của khách hàng dù là nhỏ nhặt nhất và luôn sẵn sàng giúp đỡ họ với một phong thái niềm nở, tận tâm nhất.
Đọc thêm: Customer Service Là Gì? Nhân Viên Làm Dịch Vụ Khách Hàng Cần Có Những Kỹ Năng Gì?
Kỹ năng thuyết phục
Việc sở hữu kỹ năng thuyết phục, đàm phán vững vàng sẽ giúp bạn nâng cấp chính mình, và tỏa sáng ở một tầm cao mới.
Nếu sản phẩm của bạn thực sự đem lại cho khách hàng những giá trị mà họ mong muốn thì với khả năng thuyết phục, bạn sẽ thúc đẩy khách hàng mua hàng nhanh hơn.
Tạm kết
Trên đây là toàn bộ những thông tin cơ bản về ngành dịch vụ mà Glints chia sẻ tới bạn. Hy vọng bài viết sẽ đem lại cho bạn một góc nhìn tổng quan hơn về ngành dịch vụ, cũng như những những thông tin bổ ích cho các bạn đang quan tâm hoặc tìm hiểu về ngành nghề thú vị này.
Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào về ngành dịch vụ, đừng ngần ngại để lại bình luận để Glints giải đáp chi tiết cho bạn nhé.
Tác Giả