Những đặc điểm chứng tỏ tầm nhìn của Giám đốc Tài chính

Cuộc cạnh tranh khốc liệt trên thị trường tạo ra nhiều thách thức trong việc vận hành doanh nghiệp. Trong các bước xây dựng đó, công ty cần xây dựng chuỗi giá trị nhằm tạo ra nguồn tài chính bổ sung cho các dự án phát triển của công ty. Điều này càng khẳng định vai trò của các Giám đốc Tài chính trong việc xây dựng chiến lược phát triển dựa trên những con số thống kê. 

Góc nhìn về chuỗi giá trị

Chuỗi giá trị là một dãy các hoạt động nhằm tăng giá trị tại mỗi bước của quy trình. Việc CFO xây dựng tầm nhìn khách quan về chuỗi giá trị dựa trên nhu cầu của khách hàng sẽ tăng khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường. Đồng thời, các hoạt động đó cũng giúp doanh nghiệp đứng vững hơn trong nhận thức của các nhà cung cấp, tạo tiền đề cho các ý tưởng kinh doanh được hiện thực hóa. 

Dựa trên số liệu để vận hành doanh nghiệp

Để đưa ra được các kế hoạch tài chính, CFO luôn phải dựa trên các số liệu của thị trường, tổng kết hiệu quả của doanh nghiệp. Từ đó, họ sẽ xác định được xu hướng, thách thức, cơ hội của công ty so với nhu cầu thực tế. Một Giám đốc Tài chính có tầm nhìn chiến lược sẽ đảm bảo cho tổ chức đi theo đúng hướng kinh doanh đã đề ra và giảm thiểu rủi ro một cách tối đa. Các nguồn thông tin thường được CFO đánh giá bao gồm báo cáo hoạt động kinh doanh, xu hướng thị trường vốn và các dữ liệu tài chính. Với các kế hoạch dài hạn, CFP thường hợp tác với Giám đốc Thông tin để phát triển khả năng phân tích dữ liệu nhằm chuẩn bị cho các bước tiến sắp tới của doanh nghiệp. 

Quan tâm đào tạo nhân tài

Cũng như các bộ phận khác, Giám đốc Tài chính cũng cần xây dựng cho mình đội ngũ nhân viên có năng lực nhằm đảm bảo các thông tin được đưa ra chính xác. Đó là lý do họ coi trọng công tác tuyển dụng nhân tài mới, đào tạo và huấn luyện các nhân viên có triển vọng. Cùng với sự mở rộng của doanh nghiệp, đội ngũ nhân sự cho bộ phận tài chính cũng đồng thời được phát triển.  

Phát triển dựa trên văn hóa doanh nghiệp

Một trong những người phải bình tĩnh nhất trước mọi biến động của thị trường đó là Giám đốc Tài chính. Và để cân bằng cho tổ chức, CFO cũng đóng góp vai trò trong việc xây dựng văn hóa doanh nghiệp. Sự tương tác này sẽ giúp CFO hình thành hướng phân tích và yếu tố tích cực đối với mọi nhân sự trong tổ chức. 

Luôn có thái độ đồng hành

CFO luôn có vai trò chính trong toàn bộ hệ thống tài chính của doanh nghiệp. Họ cũng là người kết nối nhiều bộ phận của tổ chức nhằm đảm bảo mục tiêu lâu dài của tổ chức. Ngoài ra, bất kỳ hoạt động nào liên quan đến tài chính đề đòi hỏi sự minh bạch, nhằm tạo niềm tin cho cả hệ thống, các nhà quản lý và với Hội đồng quản trị. 

Xây dựng kế hoạch huy động vốn

Một trong những hoạt động quan trọng nhằm thúc đẩy sự phát triển trong dài hạn là việc huy động vốn. Cùng với sự phát triển của các công ty theo quy mô lớn hơn, công việc này càng được đẩy mạnh. Có nguồn vốn thì doanh nghiệp có thể triển khai nhiều hoạt động thực tế và khiến nó không bị gián đoạn tức thì. 

Với tầm nhìn phát triển chiến lược của mình, Giám đốc Tài chính giúp con thuyền doanh nghiệp tiến xa trước mọi thách thức của thị trường. Tuy nhiên, để làm được điều này, CFO phải cho doanh nghiệp thấy được tầm nhìn của mình trong công tác xây dựng kế hoạch phát triển và kiểm soát hiệu quả của nó. Để hiểu rõ hơn về cơ hội và vai trò của CFO trong thập kỷ kế tiếp, tham khảo thêm về khóa học Giám đốc Tài chính tại đây