Những nhiệm vụ cốt lõi của một Giám đốc Điều hành

Nói đến một trong những đầu tàu không thể thiếu của một doanh nghiệp chúng ta phải kể đến Giám đốc Điều hành. Với trách nhiệm theo đuổi mục tiêu, tầm nhìn và giá trị cốt lõi của công ty, các CEO phải đảm nhận nhiều nhiệm vụ hơn bất cứ nhà lãnh đạo nào khác trong tổ chức. Đó là lý do mà CEO phải đảm nhận nhiều nhiệm vụ quan trọng để đảm bảo tiến trình hoạt động của công ty đạt đúng kỳ vọng.

Xây dựng Hoạch định hoạt động kinh doanh

Giám đốc Điều hành có trách nhiệm xây dựng mới hoặc dựa trên những tầm nhìn, sứ mệnh và giá trị cốt lõi sẵn có trong dài hạn của doanh nghiệp để định hướng phát triển. Từ đó, CEO chuyển đổi và phân bổ trách nhiệm cho các phòng ban khác nhằm đảm bảo những mục tiêu chung đó. 

Hoạt động kinh doanh cũng là yếu tố cốt lõi tạo ra doanh thu, lợi nhuận và các hướng đầu tư cho doanh nghiệp. Vì vậy mọi quyết sách được đưa ra trong tiến trình kinh doanh luôn là điểm then chốt cho tiến trình phát triển trong dài hạn. Đây là những thử thách của công ty nhưng cũng là nhiệm vụ chính yếu của CEO cần phải làm. 

Cố vấn chiến lược cho Hội đồng Quản trị

Phần lớn các doanh nghiệp mong muốn phát triển đều xây dựng cho mình các chiến lược trong ngắn và dài hạn. Là người nắm rõ mọi hoạt động của doanh nghiệp, Giám đốc Điều hành cũng có trách nhiệm là người tham mưu cho các quyết định lớn của Hội đồng Quản trị. Những ý kiến đóng góp của CEO được rút ra từ những phân tích, dự đoán và nghiên cứu trong thời gian hoạt động của công ty trước đó. 

Quản lý cơ cấu doanh nghiệp

Đối với doanh nghiệp, để hoạt động hiệu quả, việc phân bổ nguồn nhân sự hợp lý đóng vai trò rất quan trọng. Mặc dù không phải quản lý toàn bộ nhân viên, nhưng CEO có trách nhiệm xây dựng đội ngũ nòng cốt. Giám đốc Điều hành có trách nhiệm quản lý, bổ nhiệm và thuyên chuyển công tác đối với các chức vụ cấp cao trong doanh nghiệp. 

Và dưới góc nhìn quản lý, CEO cũng có quyền đưa ra các khuyến nghị với Giám đốc Nhân sự để đảm bảo đội ngũ nhân viên hoạt động hiệu quả nhất. Trong quá trình quản lý đội ngũ nhân sự, CEO cũng có quyền tham gia vào các quyết định trong chính sách đãi ngộ của người lao động theo định hướng phát triển của doanh nghiệp và tiềm năng của nhân viên.

Xây dựng và duy trì các mối quan hệ hợp tác

Giám đốc Điều hành có trách nhiệm quan trọng, là cầu nối giữa nhiều nhân sự trong doanh nghiệp bao gồm Hội đồng Quản trị, các Quản lý cấp cao khác và nhân viên. Họ cũng là tấm gương, là cầu nối để thu hút nhân tài và giữ chân nguồn lao động chất lượng cho sự phát triển bền vững của doanh nghiệp. 

Trong một số trường hợp, CEO cũng là người chịu trách nhiệm xây dựng mối quan hệ với các đối tác, đặc biệt là đối tác cao cấp của doanh nghiệp. Nhờ nắm được phần cốt lõi trong các sản phẩm hoặc dịch vụ của công ty, CEO sẽ là người định hướng và hỗ trợ khách hàng hiệu quả nhất. 

Quản lý hoạt động marketing và kinh doanh của doanh nghiệp

Sau khi đã lên các kế hoạch phát triển, quản lý việc thực hiện chúng cũng đóng vai trò quan trọng không kém. Trong công tác điều hành hoạt động marketing và kinh doanh, Giám đốc Điều hành phần lớn sẽ đảm nhận việc xây dựng kế hoạch mục tiêu, đưa ra các đánh giá dựa trên báo cáo của các bộ phận và từ đó triển khai hoặc điều chỉnh các hoạt động này sao cho hiệu quả. 

Quyền hạn của Giám đốc Điều hành là rất lớn và có tác động đến mọi khía cạnh hoạt động của doanh nghiệp, từ kinh doanh, đầu tư, quản lý nhân viên,… Tùy theo quy mô mà trách nhiệm và quyền hạn của CEO có thể khác nhau. Tuy nhiên, để trở thành một CEO được mọi người khẳng định thì cần một quá trình trau dồi kinh nghiệm. 

Các bạn quan tâm đến những kỹ năng cần có để trở thành một CEO chuyên nghiệp trong kỷ nguyên công nghệ 4.0, vui lòng tham khảo khóa học Giám đốc Điều hành tại đây