PoD trong Marketing là gì? 3 Hình thức tạo nên sự khác biệt

PoD (Point-of-Difference) là một trong những khái niệm căn bản nhất của ngành Marketing. Khả năng nhận diện PoD của một sản phẩm góp phần đảm bảo sự thành công của một thương hiệu. Tuy là khái niệm cơ bản, nhưng nó gây không ít khó khăn cho các Marketer mới vào nghề. 

Vậy thực sự PoD trong Marketing là gì? Và đâu là các hình thức tạo nên sự khác biệt trong chiến lược Marketing? Hãy cùng Glints tìm hiểu qua bài viết thú vị dưới đây nhé!

PoD trong Marketing là gì? 

Đầu tiên, PoD trong Marketing là gì? PoD, viết tắt của từ Point-of-difference, là một khái niệm cơ bản trong Marketing. Nó được hiểu đơn giản là các yếu tố tạo nên sự khác biệt của sản phẩm hay dịch vụ về mặt công năng, hình thức, hay độ hiệu quả. PoD góp phần hình thành sự khác biệt (Distinctiveness) của một thương hiệu. Từ đó tạo lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp trên thị trường.

Khi quyết định vị trí của thương hiệu/sản phẩm trên thị trường, doanh nghiệp phải đảm bảo rằng khâu định vị có đủ điểm tương đồng (POP) và điểm khác biệt (POD). Điều này có nghĩa là thương hiệu/sản phẩm nên được coi là bình đẳng/tương tự với các sản phẩm chính trong cùng một danh mục (POP). Đồng thời thương hiệu/sản phẩm cũng cần có một số thuộc tính nhất hoặc khác biệt (POD).

Tuy nhiên, sự tạo lập hay định vị điểm khác biệt (PoD) cũng cần có giới hạn. Điều này nhằm giảm khả năng sản phẩm bị nhận định là quá khác biệt so với các mặt hàng cùng loại và phân khúc. Nếu điều đó xảy ra, doanh nghiệp sẽ đánh mất nhiều khách hàng tiềm năng. Chính vì vậy, điểm tương đồng (PoP) cũng là một yếu tố vô cùng quan trọng.

Mối quan hệ giữa PoP và PoD trong Marketing

pod vs pop
PoP và PoD có mối quan hệ chặt chẽ với nhau

Sau khi nắm được PoD trong Marketing là gì, bạn nên hiểu rõ mối quan hệ giữa PoP và PoD. Thông thường, một công ty quyết định vị trí của sản phẩm khi thâm nhập vào thị trường mới. Hoặc khi doanh nghiệp có ý định tung ra sản phẩm mới vào thị trường hiện có. Khi đó, sản phẩm thường sẽ cần giành thị phần từ các đối thủ cạnh tranh đã có tên tuổi.

Để giành được thị phần, người tiêu dùng trên thị trường phải thay đổi hành vi mua hàng của họ. Điều đó có nghĩa là những khách hàng hiện đang mua một sản phẩm cạnh tranh sẽ cần dùng thử sản phẩm mới. Hoặc những người không phải là người tiêu dùng cần phải được chuyển đổi để trở thành khách hàng mới.

Để đạt được mục tiêu là thay đổi hành vi mua hàng đã có, sản phẩm phải đáp ứng nhu cầu cốt lõi và mang lại một cái gì đó mới cho thị trường. Do đó, vị trí của sản phẩm mới cần phải có nhiều điểm tương đồng (PoP) với thị trường. Nghĩa là khách hàng phải nhìn nhận sản phẩm như một giải pháp đúng với nhu cầu của họ. Tuy nhiên, nó cũng cần phải có một cái gì đó độc đáo hoặc khác biệt (PoD). Đây sẽ là điểm mấu chốt giúp doanh nghiệp giành lấy thị phần từ đối thủ. 

Đọc thêm: 7P Trong Marketing Là Gì? Học Được Gì Từ 7P Của Coca Cola?

Tầm quan trọng của PoD trong Marketing là gì?  

Tạo sự khác biệt với đối thủ 

Việc sở hữu nhiều điểm PoD là một lợi thế lớn trong Marketing. Sự khác biệt về hàng hoá, giá cả hay dịch vụ có thể giúp bạn tạo ra một khoảng cách lớn với đối thủ. Ngoài ra, việc đa dạng hoá cũng sẽ giúp bạn tăng lợi thế cạnh tranh trên thị trường. Nó cũng đồng thời là nền tảng để doanh nghiệp đứng vững trước nhiều tác động từ bên ngoài.

Tạo dựng niềm tin của khách hàng với thương hiệu 

Tầm quan trọng của PoD trong Marketing cũng mở rộng đến lòng trung thành và niềm tin của khách hàng. Bằng cách cải thiện chất lượng cảm nhận của sản phẩm, bạn có thể tăng lòng trung thành với thương hiệu ngay cả ở mức giá cao. Điều này có thể giúp doanh nghiệp của bạn có một lộ trình phát triển bền vững.

Giúp thương hiệu tập trung vào đối tượng mục tiêu nhất định

Sự khác biệt hoá trong Marketing còn giúp bạn xác định rõ hơn tệp khách hàng mục tiêu của mình. Tương ứng với mỗi điểm khác biệt (PoD) sẽ là một hướng tiếp cận mới với từng loại khách hàng. Từ đó, bạn dễ dàng thu hẹp và tập trung vào một đối tượng mục tiêu cụ thể. Điều này mang lại cho bạn sự hiệu quả trong việc phân bố nguồn tiền vào các hoạt động Marketing.

Các hình thức PoD phổ biến trong chiến lược Marketing 

Đến lúc này, chắc hẳn bạn đã hiểu rõ PoD trong Marketing là gì cũng như tầm quan trọng của nó. Tiếp sau đây, Glints sẽ giới thiệu đến bạn các hình thức PoD phổ biến trong chiến lược Marketing. 

Khác biệt về sản phẩm 

Để đạt được sự khác biệt về sản phẩm, bạn cần đáp ứng một số yêu cầu đặt biệt. Đầu tiên, sản phẩm cần phải có tính năng độc đáo và thật sự nổi bật so với đối thủ. Ngoài ra, tính khác biệt cũng có thể được thể hiện nếu đó là sản phẩm duy nhất cung cấp một tính năng cụ thể. Sự khác biệt hoá về sản phẩm có thể giúp doanh nghiệp trở thành người dẫn đầu thị trường. 

Các sản phẩm có thể được khác biệt hoá về hình thức, tính năng, và chất lượng vận hành. Sự phù hợp, độ bền, độ tin cậy, khả năng sửa chữa, kiểu dáng và khả năng tùy chỉnh cũng có thể được cân nhắc để trở thành điểm khác biệt.

Hệ điều hành Mac OS là một ví dụ về chiến lược khác biệt hoá về mặt sản phẩm. Mac OS cung cấp nhiều tính năng và ưu điểm mà Windows không có. Ví dụ, MacBook chạy nhanh hơn nhờ ổ SSD, trái ngược với phần lớn PC, nơi phần lớn sử dụng ở đĩa SATA.

pod trong marketing
PoD trong Marketing của Apple

Khác biệt về định giá sản phẩm

Một chiến lược PoD khác cũng thường hay được sử dụng chính là khác biệt về định giá sản phẩm. Sự khác biệt về giá là khi doanh nghiệp đưa ra một mức giá khác (thấp hơn hoặc cao hơn) so với tiêu chuẩn của ngành hoặc của đối thủ cạnh tranh. Bằng cách đưa ra một mức giá thấp hơn, nó sẽ thu hút người tiêu dùng mua hàng.

Việc đưa ra mức giá cao hơn cũng có tác dụng thu hút sự chú ý từ người tiêu dùng. Vì họ sẽ tự hỏi lý do đằng sau nó, và sản phẩm giá cao hơn có xu hướng hấp dẫn hơn đối với tệp khách hàng cao cấp. Tuy nhiên, để có được lợi thế từ việc đưa ra mức giá cao hơn, chất lượng của sản phẩm phải phù hợp với giá cả. Nếu không, người tiêu dùng sẽ quay lưng vì họ không nhận được những gì họ đã trả. 

Hãng đồng hồ cao cấp như Patek Philippe chính là ví dụ của khác biệt về định giá sản phẩm. Đồng hồ của Patek luôn được định giá cao hơn so với mặt bằng chung nhưng vẫn thu hút được một lượng lớn khách hàng trung thành. Nguyên nhân có thể đến từ chất lượng sản phẩm và sự giới hạn của các bản phát hành. Điều này đánh trúng tâm lý sở hữu các món đồ “limited” của giới thượng lưu.

Đọc thêm: 10 Xu Hướng Marketing Hiện Nay: Các Trend Hot Nhất Năm 2022

Khác biệt trong chiến lược 

Khác biệt trong chiến lược, hay còn gọi lại khác biệt tập trung, là hình thức PoD khá phổ biến. Các nguyên tắc của khác biệt hóa tập trung tương tự như tất cả các chiến lược khác biệt hóa khác. Trong đó, nó làm nổi bật điểm khác biệt với các đối thủ cạnh tranh ở một giai đoạn cụ thể.

Sự khác biệt hóa tập trung nhắm vào một phân khúc cụ thể trong một thị trường. Ở nơi cho phép các doanh nghiệp tập trung vào thế mạnh của họ. Do đó, trải nghiệm người dùng của một phân khúc cụ thể sẽ tốt hơn. Đơn giản vì tất cả công việc tiếp thị và tiền sản xuất hàng hóa hoặc dịch vụ đều tập trung vào phân khúc cụ thể.

Snapchat, một công ty công nghệ của Mỹ, là ví dụ điển hình cho chiến lược này. Họ đã tận dụng xu hướng ngày càng tăng của mạng xã hội và nhắm mục tiêu đến những người dùng từ 13 đến 34 tuổi. Snapchat tập trung vào một phân khúc cụ thể thay vì nhắm mục tiêu mọi người từ mọi lứa tuổi.

Bằng cách triển khai chiến lược tập trung vào sự khác biệt, nó cho phép Snapchat tập trung vào các tính năng mà mọi người từ 13 – 34 tuổi ưa thích. Và từ đó, trải nghiệm người dùng sẽ được nâng cao, vì ứng dụng được thiết kế riêng cho họ. 

Kết luận

PoD đóng vai trò rất quan trọng trong Marketing do nó ảnh hưởng trực tiếp đến sản phẩm và doanh thu. Một chiến lược khác biệt hoá hiệu quả sẽ giúp bạn sử dụng hết tiềm năng của một thương hiệu. 

Thông qua bài viết trên, Glints đã cùng bạn hiểu rõ thực sự PoD trong Marketing là gì. Hy vọng đây sẽ là thông tin bổ ích dành cho các Marketer mới vào nghề. Nếu có bất kì câu hỏi nào, đừng ngần ngại điền vào phần Comment ngay phía dưới để Glints có thể giải đáp mọi thắc mắc của bạn nhé!

Tác Giả

ứng tuyển tại glints
tải mẫu cv file word