Sơ đồ tổ chức phòng Marketing như thế nào?

Marketing là một trong những phòng ban thu hút được đông đảo các ứng viên. Tại đây bạn được thoải mái thể hiện những ý tưởng sáng tạo của mình.

Nhưng liệu các bạn có thực sự đã hiểu tường tận về phòng marketing hay không? Phòng marketing gồm những bộ phận nào? Sơ đồ tổ chức phòng Marketing là như thế nào? Bài viết này sẽ giúp bạn giải đáp những thông tin trên. 

Chức năng, nhiệm vụ của phòng Marketing là gì?    

Trước khi tìm hiểu về những bộ phận thuộc phòng Marketing, hãy cùng Glints xem qua một số chức năng và nhiệm vụ mà phòng ban này đảm nhận, bao gồm những công việc gì nhé!

Xây dựng, thực hiện các chiến lược marketing

Việc hoạch định được chiến lược marketing có tác động mạnh mẽ tới hoạt động của doanh nghiệp. Đó sẽ là tiền đề để thúc đẩy doanh nghiệp phát triển nhờ đó mang đến doanh thu cao nhất đồng thời hạn chế tối đa những tổn thất có thể xảy ra. 

Phòng marketing có nhiệm vụ xác định kế hoạch marketing, có định hướng rõ ràng để thực hiện kế hoạch. Ngoài ra họ còn đảm nhận nhiệm vụ quảng bá sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp ra thị trường.

Tạo mối quan hệ tốt đẹp với truyền thông

Một trong những nhiệm vụ quan trọng chính là tạo nên mối quan hệ tốt đẹp với truyền thông. Các chuyên viên trong phòng marketing luôn phải xây dựng được mối quan hệ tốt đẹp với giới truyền thông, báo chí và cộng đồng. 

Các cán bộ trong phòng ban không được gây hiểu lầm hay tạo xung đột với phóng viên của báo chí. Bởi nếu làm vậy sẽ tạo ra những tác động tiêu cực đến sự phát triển của toàn doanh nghiệp. Hãy giải quyết bằng sự chân thành để có thể giảng hòa, tìm được tiếng nói chung, cùng giải quyết vấn đề.

Nghiên cứu và phát triển các sản phẩm mới

Quá trình nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới dựa theo nghiên cứu của Philip Kotler và Gary Armstrong có 8 giai đoạn chính:

Bước 1: Hình thành các ý tưởng mới để tiếp thị sản phẩm.

Bước 2: Sàng lọc ý tưởng cho sản phẩm.

Bước 3: Tiến hành phát triển và thử nghiệm các mô hình sản phẩm mới.

Bước 4: Ước tính doanh thu, lợi nhuận khi tiến hành triển khai sản phẩm này.

Bước 5: Phát triển chiến lược marketing dùng để quảng bá cho sản phẩm.

Bước 6: Phát triển và cải tiến sản phẩm trở nên hoàn thiện hơn.

Bước 7: Tiến hành bán thử nghiệm trên thị trường để xem xét phản ứng của khách hàng.

Bước 8: Tiến hành thương mại hóa sản phẩm. Tung ra sản phẩm bán đại trà để tiếp cận với đông đảo khách hàng.

Phòng Marketing gồm những bộ phận nào
Phòng Marketing gồm những bộ phận nào

Mở rộng thị trường

Tìm kiếm các thị trường mới là một trong những nhiệm vụ tối quan trọng của phòng marketing. Thông qua việc làm này sẽ giúp doanh nghiệp đánh giá đúng phân khúc thị trường về mức tiêu thụ. Từ đó đưa ra các hướng tiêu thụ sản phẩm và phạm vi bán hàng.

Đồng thời tiến hành một vài hoạt động thúc đẩy sự phát triển của sản phẩm mới hiệu quả và tối ưu chi phí cho mỗi chiến dịch.

Xây dựng hình ảnh thương hiệu cho doanh nghiệp

Một trong những nhiệm vụ không kém phần quan trọng mà phòng marketing phải làm đó là xây dựng hình ảnh thương hiệu cho doanh nghiệp. Nhiệm vụ này giúp doanh nghiệp tạo được tiếng vang, lan tỏa được thông điệp và giúp doanh nghiệp củng cố địa vị vững chắc của mình trên thị trường.

Phòng Marketing gồm những bộ phận nào? 

Dưới đây là những vị trí cơ bản thuộc bộ phận Marketing trong công ty:

Giám đốc Marketing

Được ví như thuyền trưởng chèo lái con tàu marketing đi đúng hướng cũng như đưa tàu vào bến bờ an toàn. Vị trí này đóng vai trò là người định hướng tất cả hoạt động marketing của doanh nghiệp.

Với cương vị là giám đốc marketing, bạn sẽ phải là người chịu mọi trách nhiệm về quản lý và chi tiêu ngân sách cho các cho hoạt động quảng bá thương hiệu. Và phải tính toán được những giá trị thu về cho doanh nghiệp là bao nhiêu ở bộ phận mà bạn phụ trách. 

Giám đốc Marketing chịu trách nhiệm về quản lý phòng Marketing

Trưởng phòng Marketing 

Vị trí trưởng phòng là người chịu trách nhiệm các công việc được giám đốc marketing giao phó như: 

  • Quản lý nhân sự marketing
  • Lên kế hoạch hoạt động
  • Theo dõi và tối ưu những hiệu quả trong từng chiến dịch marketing 

Ngoài ra, trường phòng marketing còn phải làm những nhiệm vụ do giám đốc marketing hay ban lãnh đạo giao phó, điều động.

Nhân viên Content Marketing 

Với sự lên ngôi của content marketing, đây là một phần không thể thiếu của bất kỳ chiến dịch marketing nào. Vì vậy đây là một trong các vị trí không thể thiếu.

Nhân viên content marketing đảm nhận xử lý các vấn đề liên quan đến nội dung, hình ảnh hoặc dựng các video có nội dung ấn tượng nhằm thu hút khách hàng mục tiêu để quảng bá, giới thiệu dịch vụ và PR sản phẩm.

Nhân viên Digital Marketing 

Một trong những vị trí quan trọng, giúp doanh nghiệp thực thi mọi ý tưởng về marketing chính là nhân viên Digital Marketing. Trong thời đại công nghệ 4.0, với sự bùng nổ của các thiết bị công nghệ, sở hữu được một nhân viên Digital Marketing giỏi chính là chìa khóa góp phần mang lại những thành công trong hoạt động marketing.

Nhân viên SEO 

Vị trí này không chỉ mang đến cho doanh nghiệp thứ hạng cao hoặc có thể đứng top đầu cho website, mà còn mang đến những cơ hội mới như danh sách các khách hàng tiềm năng, những đơn hàng mới, v.v.

Nhiệm vụ quan trọng của nhân viên SEO là nghiên cứu từ khóa, dựa trên những dữ liệu thu thập được thông qua hoạt động nghiên cứu khách hàng

Designer

Designer cũng tham gia vào việc kiểm soát chất lượng của các yếu tố hình ảnh trong Marketing. Designer cũng là những người đưa ra những đánh giá rất chính xác về mức độ hiệu quả của tất cả các hình thức sáng tạo về nội dung lẫn hình ảnh được đăng tải. 

Designer là một vị trí không thể thiếu trong phòng Marketing

Đọc thêm: Design Marketing Là Gì? 6 Lĩnh Vực Không Thể Thiếu Marketing Design

Sơ đồ tổ chức phòng Marketing theo từng loại công ty  

Việc thiết kế sơ đồ tổ chức phòng marketing phải đảm bảo phù hợp với quy mô hoạt động của từng doanh nghiệp để họ có thể làm tròn được vai trò cũng như nhiệm vụ của mình trong các chiến dịch marketing của doanh nghiệp. 

Tìm hiểu sơ đồ phòng Marketing trong 3 loại hình công ty phổ biến: Agency, Client và doanh nghiệp nhỏ.

Sơ đồ tổ chức phòng Marketing của một Agency 

Agency loại hình công ty chuyên cung cấp các dịch vụ truyền thông và quảng cáo. Sơ đồ tổ chức phòng marketing của Agency thường như sau:

  • Strategic Planning (Account Planning): có nhiệm vụ tìm hiểu nhu cầu và insight của khách hàng để đưa ra được định hướng hoạt động và phương hướng tiếp cận truyền thông.
  • Account Management: bộ phận làm việc trực tiếp với khách hàng, đóng vai trò làm cầu nối để truyền tải thông tin giữa Agency và Client. 
  • Creative: chịu trách nhiệm sản xuất sản phẩm và truyền tải ý tưởng được phác thảo trên giấy thành hiện thực. Bên trong của bộ phận creative bao gồm các bộ phận nhỏ hơn là Copywriting và Design.

Sơ đồ tổ chức phòng Marketing của một doanh nghiệp nhỏ (SME) 

SME – Small and Media Enter prise dùng để chỉ những doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ. SME sẽ bao gồm các bộ phận sau:

  • Content: chịu trách nhiệm về sáng tác nội dung cho bài viết trên website, thiết kế, chụp ảnh hoặc quay video, hoàn thiện các công tác hậu kì, v.v. 
  • Planning: có chức năng nghiên cứu thị trường, đưa ra các ý tưởng để phát triển, lập  ra các kế hoạch truyền thông, hoạch định chiến lược phát triển thị trường.
  • Kỹ thuật: thực hiện các nhiệm vụ chạy chiến dịch quảng cáo, tối ưu SEO, quản lý Email, SMS, CRM, v.v.
  • Booking:  xây dựng mối quan hệ với truyền thông như KOLs, quảng cáo, diễn đàn, báo chí, v.v.

Cơ cấu tổ chức phòng Marketing của một doanh nghiệp Client

Trên thực tế, cơ cấu tổ chức phòng marketing Client đều là những người đã nắm được rõ chủ trương, kế hoạch marketing của toàn công ty. Họ là những người đưa ra được những Brief cho Agency. Qua đó, họ sẽ giám sát việc thực thi các chiến dịch. Cuối cùng đưa ra các quyết định và chịu trách nhiệm về những kế hoạch và chiến lược kinh doanh mà họ phụ trách.

Trong đó: 

  • Brand Team: phụ trách quảng bá thương hiệu cho doanh nghiệp hoặc công ty.
  • Marketing Service: hỗ trợ cho Brand Team phát triển trong sơ đồ phòng marketing. Có thể là Research, Media, Digital, E-commerce, Event/OOH, v.v. 

Với bộ phận này sẽ tùy thuộc vào quy mô từng doanh nghiệp mà được bố trí nhiều hoặc ít. Mỗi bộ phận này bao gồm Manager, Assistant Manager và Executive/Intern để phụ trách, chịu trách nhiệm về nội dung công việc.

Sơ đồ tổ chức phòng Marketing tuỳ thuộc mô hình hoạt động của doanh nghiệp
Sơ đồ tổ chức phòng Marketing tuỳ thuộc mô hình hoạt động của doanh nghiệp

Đọc thêm: Khám Phá Các Công Ty Marketing Hàng Đầu Tại Việt Nam

Lời kết

Thông qua bài viết này, Glints mong rằng các bạn đã có thể phần nào nắm được các chức năng và nhiệm vụ của các vị trí thuộc phòng Marketing cũng nhứ có những nhận định về sơ đồ tổ chức phòng marketing để đưa ra lựa chọn nghề nghiệp cho bản thân.

Tác Giả

ứng tuyển tại glints
tải mẫu cv file word