Với những người muốn theo đuổi chuyên ngành Content marketing thì storytelling là một thuật ngữ không còn quá xa lạ.
Những câu chuyện luôn hấp dẫn và thu hút sự chú ý từ người xem. Và đây chính là lý do tại sao storytelling là một công cụ tiếp thị nội dung mạnh mẽ và được ưa chuộng.
Có lẽ storytelling là gì thì ai cũng biết. Thế nhưng để hiểu tường tận về nó cũng như làm cách nào để áp dụng hiệu quả trong các hoạt động marketing thì lại không phải là chuyện đơn giản.
Storytelling là gì?
Storytelling là một phương pháp sử dụng lối kể chuyện với nhân vật và cốt truyện, hư cấu hoặc không hư cấu, để truyền tải gián tiếp một thông điệp quảng cáo.
Trái ngược với các loại hình marketing dựa hoàn toàn vào số liệu và dẫn chứng khoa học, storytelling được coi là một yếu tố quan trọng cho sự thành công của các chiến dịch tiếp thị nội dung là bởi nó làm cho nội dung của bạn trở nên hấp dẫn hơn.
Không chỉ vậy, các câu chuyện cũng khiến thông điệp của bạn dễ nhớ và dễ lưu lại trong tâm trí người xem hơn.
Đó là do con người luôn có xu hướng cảm thấy kết nối và thân quen với một câu chuyện về một chủ đề nhất định có liên quan tới đời sống của họ; cũng như đồng cảm với các nhân vật và khơi gợi phản ứng với câu chuyện đó.
Do vậy, kỹ thuật trình bày thông điệp quảng cáo được gói gọn trong một câu chuyện hấp dẫn được cho là một cách tiếp cận khách hàng thông minh và hiệu quả trong thế giới tiếp thị.
Storytelling thường bao gồm một (hoặc một vài) nhân vật chính (dựa trên tính cách khách hàng mục tiêu); xung đột hoặc vấn đề mà họ phải đối mặt (điểm đau của đối tượng mục tiêu;) và cuối cùng là đưa ra giải pháp (gắn chặt với dịch vụ/sản phẩm của bạn).
Đọc thêm: Content Creator là gì? Nghề sáng tạo nội dung có gì HOT?
Tầm quan trọng của storytelling
Chỉ hiểu đơn giản storytelling là gì thôi thì chưa đủ, bạn cần phải hiểu tại sao nó lại quan trọng trong thế giới tiếp thị như vậy.
Khi nào có thể sử dụng storytelling?
Một sai lầm khá phổ biến trong thế giới marketing chính là việc để tính chất của sản phẩm hạn chế khả năng sáng tạo nội dung.
Cụ thể hơn, một số marketer cho rằng không dễ để áp dụng storytelling để tạo ra một câu chuyện đằng sau thương hiệu khi mà sản phẩm của họ “không thú vị”.
Tuy nhiên, sự thật là bạn không cần một sản phẩm “thú vị” để khám phá và tận dụng khả năng kể chuyện cho doanh nghiệp.
Tất cả những gì bạn cần làm là tạo ra một câu chuyện để truyền tải thông điệp rằng việc sử dụng sản phẩm của bạn có thể tác động tích cực đến đời sống của đối tượng mục tiêu như thế nào.
Việc bạn có thể khơi gợi phản ứng tích cực từ khán giả hay không phụ thuộc vào cách bạn kết hợp ba yếu tố quan trọng của một câu chuyện: nhân vật chính; xung đột / vấn đề; và giải pháp.
Vì vậy, nếu bạn nghĩ rằng storytelling không dành cho doanh nghiệp của bạn vì bản chất kinh doanh và sản phẩm của bạn có xu hướng nhàm chán hơn, hãy suy nghĩ lại!
Đọc thêm: Các Loại Content Marketing Phổ Biến
5 Cách giúp Storytelling trở nên hiệu quả
Chọn thời điểm và khán giả thích hợp
Cân nhắc thật kỹ đối tượng khán giả sẽ lắng nghe câu chuyện của bạn là ai, họ có đặc điểm gì, nhu cầu của họ là gì, v.v. Nói cách khác hãy xác định chân dung (persona) của họ và hiểu nó. Chỉ khi hiểu được khán giả của mình, câu chuyện của bạn mới có ý nghĩa.
Thời gian cũng là một yếu tố quan trọng trong storytelling. Đừng để câu chuyện của bạn tốn quá nhiều thời gian của khán giả bằng cách truyền đạt nó đến họ vào thời điểm không thích hợp. Chẳng có ai đi kể chuyện vào lúc người ta đang ngủ cả.
Tạo ấn tượng với Hook
Mọi người chỉ dành 8s cho một video và 37s để đọc một nội dung trực tuyến. Vì thế, thu hút sự chú ý của họ ngay từ mở đầu rất quan trọng. Hook hay điểm níu chân khách hàng là công cụ hữu ích giúp bạn có được sự chú ý của người nghe vào câu chuyện của mình. Một câu nói ấn tượng, gây sốc, hay hài hước là những áp dụng thường thấy.
Kể chuyện ngắn gọn
Bạn chắc chắn không muốn kể một câu chuyện tẻ nhạt và khán giả cũng chẳng muốn nghe một câu chuyện dài lê thê. Một câu chuyện vừa dài vừa chán lại làm người ta thất vọng. Hãy làm nó ngắn gọn nhất có thể.
Thêm vào câu chuyện cảm xúc
Khơi gợi được cảm xúc từ khán giả chính là thành công của một câu chuyện, bất cứ cảm xúc đó là gì, tức giận, vui vẻ, hay bất ngờ. Hãy mang cảm xúc vào câu chuyện của bạn và để nó kết nối với cảm xúc của người nghe. Những hiệu ứng mà nó mang lại còn lớn hơn cả một cái like hay share của khán giả.
Sử dụng ngôn ngữ của khán giả mục tiêu
Ngôn ngữ được dùng trong câu chuyện phải phù hợp với đối tượng khán giả mục tiêu. Nếu bạn đang kể chuyện cho trẻ em, hãy sử dụng ngôn ngữ của trẻ – thứ ngôn ngữ ngây ngô, trong sáng, đáng yêu. Nếu bạn đang kể chuyện cho các khách hàng sử dụng đồ hiệu sang chảnh hãy kể chuyện thật lịch sự, trang trọng.
Nếu những thông tin trên hữu ích với bạn, hãy click ngay vào hashtag Marketing bên dưới để cập nhật những bài viết mới nhất về ngành Marketing nhé!
Đọc thêm: Sự Khác Nhau Giữa Content Writer, Copywriter, Content Creator
Tạm kết
Trên đây là những chia sẻ từ Glints về storytelling. Hy vọng những thông tin này có ích với bạn đọc. Đừng quên theo dõi Glints Blog để cập nhật nhiều bài viết về chủ đề storytelling nữa nhé.
Tác Giả