Vấn đề tài chính luôn được đánh giá và cân nhắc theo định kỳ nhằm giúp các chủ doanh nghiệp điều chỉnh hoạt động kinh doanh cũng như xây dựng hướng đầu tư mới. Để làm được điều này, công ty cần được dẫn dắt và quản lý nguồn tài chính bởi một Giám đốc Tài chính có năng lực. Tuy nhiên, mô hình tổ chức khác nhau giữa các doanh nghiệp lớn và nhỏ đưa ra yêu cầu về tuyển dụng CFO khác nhau.
Giám đốc tài chính ở doanh nghiệp lớn
Trong các tập đoàn, CFO giữ vai trò quản trị tài chính, sử dụng các công cụ tài chính để tối đa hóa việc sử dụng nguồn vốn và lợi nhuận. Họ cũng dựa trên báo cáo của kế toán và đưa ra kế hoạch kinh doanh tối ưu hoặc hướng đầu tư cho năm tài khóa tiếp theo. Tuy nhiên công việc của CFO được tách biệt hoàn toàn so với kế toán trưởng.
Thực hiện các hoạt động đầu tư cho doanh nghiệp: Mỗi doanh nghiệp sau khi tính được khoản lợi nhuận hàng năm sẽ có hoạt động đầu tư hoặc tái đầu tư cho các năm tiếp theo. Hoạt động đầu tư này đảm bảo mục tiêu mở rộng thị trường, hỗ trợ tìm kiếm khách hàng mới hoặc thậm chí phát triển một lĩnh vực mới. Trước khi thực hiện, CFO sẽ có trách nhiệm đánh giá tình hình doanh nghiệp hiện tại, mức đầu tư có thể lấy từ nguồn nào, và dự báo hiệu quả của kế hoạch. Với những khoản đòi hỏi đầu tư vốn từ bên ngoài, CFO cũng sẽ đưa ra dự báo về kế hoạch hoàn trả cho số tiền vay đó.
Giám sát mọi hoạt động tài chính: Hàng tháng, quý và năm là những mốc thời gian Giám đốc Tài chính nhận được báo cáo hoạt động dòng tiền, chi tiêu và các khoản đầu tư được tổng hợp từ bộ phận kế toán. CFO sẽ dựa vào các con số để đối chiếu với những kết quả kinh doanh hoặc đầu tư thu được.
Đưa ra kế hoạch và giải pháp cho các vấn đề tài chính: Khi môi trường kinh doanh cạnh tranh và các rủi ro tài chính luôn ảnh hưởng liên tục đến tổ chức thì các giải pháp và kế hoạch thay đổi hướng đi của doanh nghiệp luôn được ưu tiên. Giám đốc Tài chính có trách nhiệm dự đoán các vấn đề phát sinh trong hoạt động kinh doanh của năm dựa trên tình hình của năm trước đó. Từ đó, các giải pháp quản trị rủi ro được đưa ra, áp dụng và đánh giá khi có sự việc xảy ra.
Giám đốc tài chính ở doanh nghiệp vừa và nhỏ
Khác với các tập đoàn, các vị trí quản lý trong doanh nghiệp vừa và nhỏ thường kiêm nhiều chức vụ. Đó là lý do Giám đốc Tài chính ở các tổ chức này thường chính là các kế toán trưởng. Họ phần lớn chịu trách nhiệm quản lý dòng tiền, cân đối chi phí, theo dõi và đưa ra chính sách tài chính cho doanh nghiệp.
Quản lý hoạt động của bộ phận kế toán: Trước hết, kế toán trưởng có trách nhiệm quản lý dòng tiền lưu thông trong doanh nghiệp và các kế toán viên. Vị trí này cũng cần đảm bảo hiệu suất công việc của các thành viên để kịp thời cập nhật các báo cáo cần thiết. Kế toán trưởng cũng là người chịu trách nhiệm thực hiện các giao dịch với ngân hàng.
Đảm bảo tính hợp pháp trong sổ sách kế toán: Tài liệu số sách trong phòng kế toán phần nhiều là các con số. Kế toán trưởng phải đảm bảo kiểm tra các báo cáo, sổ sách để đảm bảo không bị sai bất kỳ con số nào.
Giám sát việc quyết toán: Sau mỗi kỳ quyết toán cuối năm, kế toán trường cần giám sát việc hạch toán các khoản thu chi, kiểm kê tài sản và dòng tiền trong doanh nghiệp. Từ đó, đưa ra các báo cáo cần thiết cho cấp quản lý để có thể dựa vào đó đánh giá hoạt động doanh nghiệp và đưa ra hướng phát triển mới.
Tham gia phân tích và dự báo: Với các doanh nghiệp nhỏ, kế toán trưởng chính là người tham gia vào hoạt động phân tích, dự báo về các nguồn tài chính cho công ty. Đồng thời, CFO của doanh nghiệp vừa và nhỏ cũng hỗ trợ ban lãnh đạo trong việc xử lý các rủi ro và vi phạm liên quan đến hoạt động tài chính của tổ chức.
Nhu cầu tuyển dụng Giám đốc Tài chính có một phần phụ thuộc vào quy mô của công ty. Tuy nhiên, trên con đường phải triển dài hạn, việc đánh giá đúng dòng tiền và các cơ hội tài chính là bài toán cho các CFO ở các tập đoàn hay kế toán trưởng ở các doanh nghiệp vừa và nhỏ cần quan tâm. Để hiểu hơn về vai trò và quyền hạn của các Giám đốc Tài chính trong tổ chức, bạn có thể tham khảo khóa học tại đây.