Tất tần tật về tiềm năng và công việc của ngành Logistics

Logistics đóng vai trò quan trọng trong thời đại toàn cầu hoá. Trước sự gia tăng của mua sắm trực tuyến, nhu cầu liên quan đến đại dịch và dòng sản phẩm vô tận trên toàn cầu, Logistics trở thành một ngành quan trọng đối với nền kinh tế toàn cầu hơn bao giờ hết.

Vậy cụ thể công việc của ngành Logistics là gì? Triển vọng và mức đãi ngộ của ngành nghề tại Việt Nam có cao không? Glints sẽ giải đáp các thắc mắc trên thông qua bài viết dưới đây.

Khát quát về ngành Logistics

Trước khi tìm hiểu các công việc của ngành Logistics, bạn cần hiểu khái quát về ngành này. Nhìn chung, logistics là việc quản lý dòng chảy của mọi thứ giữa điểm xuất phát và điểm tiêu thụ để đáp ứng các yêu cầu của khách hàng hoặc đối tác.

Logistics và quản lý chuỗi cung ứng là những thuật ngữ thường được sử dụng thay thế cho nhau, nhưng chúng thực sự đề cập đến hai khía cạnh của quy trình. Logistics đề cập đến những gì xảy ra trong một công ty, bao gồm cả việc mua và giao nguyên liệu thô, đóng gói, vận chuyển và vận chuyển hàng hóa đến các nhà phân phối. 

Trong khi đó, quản lý chuỗi cung ứng đề cập đến một mạng lưới lớn hơn. Nó bao gồm các tổ chức làm việc cùng nhau để cung cấp sản phẩm cho khách hàng, bao gồm nhà cung cấp hàng hoá, nhà cung cấp dịch vụ vận chuyển, trung tâm cuộc gọi, nhà cung cấp kho hàng và những bên liên quan khác.

Ngành logistics có rất nhiều cơ hội việc làm
Ngành logistics có rất nhiều cơ hội việc làm

Đọc thêm: Ngành Dịch Vụ Là Gì? Kỹ Năng Cần Có Của Ngành Dịch Vụ

Tại sao bạn nên theo đuổi công việc của ngành Logistic tại Việt Nam

Sự nghiệp trong lĩnh vực Logistics đưa các cá nhân vào một thế giới nơi họ chịu trách nhiệm đảm bảo sự vận hành trơn tru của chuỗi cung ứng hoặc các bộ phận của chuỗi cung ứng. Điều này có nghĩa là họ có cơ hội phát triển và thực hiện các kế hoạch hậu cần, phân tích các kỹ thuật hậu cần và giám sát việc vận chuyển.

Ngoài ra, con đường sự nghiệp của Logistics có thể đưa bạn vào các vị trí quản lý. Có thể là quản lý kho hàng hoặc quản lý hàng tồn kho và mua sắm. Trong những vai trò này, bạn có trách nhiệm hạch toán mọi mặt hàng trong kho và đảm bảo rằng có đủ nguyên liệu để sản xuất hoặc phân phối.

Glints nhận thấy có sự tăng trưởng tích cực trong lĩnh vực này. Với sự gia tăng mạnh mẽ của thương mại điện tử, cần có sự hiện diện của các chuyên gia Logistics. Vì vậy, bạn có thể dễ dàng tìm thấy cơ hội thăng tiến trong sự nghiệp. 

Ngành Logistics đang xảy ra tình trạng khan hiếm nhân lực được đào tạo chuyên nghiệp. Số lượng quản lý hay chuyên viên cấp cao đang là quá ít nếu so với tốc độ phát triển của ngành. Các nhân sự của Logistics phần lớn được đào tạo qua thực tiễn và thiếu các kiến thức về quản trị hay đánh giá rủi ro. Chinh vì vậy, nếu theo đuổi ngành Logistics, bạn sẽ có rất nhiều không gian để phát triển.

Học Logistics ra làm gì? Các công việc phổ biến của ngành Logistics tại thị trường Việt Nam

​​Có nhiều loại công việc của Logistics và chuỗi cung ứng. Vì vậy, để đơn giản hóa mọi thứ, tốt nhất bạn nên phân loại chúng theo một cách nào đó. Ở bài viết này, Glints xem xét chúng từ góc độ của các khâu như: Kế hoạch, Sản xuất, Nguồn và Phân phối của chuỗi cung ứng.

Ở khâu lên kế hoạch

Lập kế hoạch là yêu cầu cơ bản ở mọi giai đoạn trong Logistics và chuỗi cung ứng. Nếu có năng khiếu cho vai trò lập kế hoạch, bạn có rất nhiều cơ hội để phát triển. Dưới đây là một số vai trò lập kế hoạch mà bạn có thể hướng tới:

  • Lập kế hoạch chuỗi cung ứng: Điển hình là vai trò quản lý với trách nhiệm phân tích hoạt động của Logistics và phát triển các chiến lược để cải tiến.
  • Lập kế hoạch nhu cầu: Vai trò này liên quan đến việc dự báo và ước tính nhu cầu trong tương lai đối với các sản phẩm của công ty. Vị trí này còn làm việc với nhiều chức năng của chuỗi cung ứng để đáp ứng nhu cầu đó.
  • Lập kế hoạch sản xuất: Là người lập kế hoạch sản xuất, bạn sẽ tập trung vào quá trình sản xuất trong công ty của mình, làm việc với người lập kế hoạch nhu cầu để đảm bảo mức sản lượng sản xuất tối ưu được duy trì và phù hợp với nhu cầu.
  • Lập kế hoạch năng lực: Vai trò của người lập kế hoạch năng lực là tối ưu hóa năng lực sản xuất hoặc chế tạo.
  • Lập kế hoạch nguồn lực hậu cần: Chịu trách nhiệm điều phối nguồn nhân lực và tài sản kho hàng/vận tải để hoàn thành đơn đặt hàng của khách hàng theo cam kết dịch vụ của công ty.
  • Lập kế hoạch tải hàng: Tổng hợp các đơn đặt hàng của khách hàng thành các chuyến xe. Ngoài ra nhân sự này còn lập kế hoạch các tuyến đường giao hàng hiệu quả cho đội vận tải.

Ở khâu chế tạo và sản xuất

Sản xuất cũng là một công việc của ngành Logistics và chuỗi cung ứng. Các công việc có thể có ở khâu sản xuất thuộc chuỗi cung ứng bao gồm:

  • Quản lý hoặc giám sát điều hành sản xuất
  • Quản lý hoặc giám sát vận hành bảo trì
  • Kĩ sư
  • Giám đốc chất lượng
  • Người lập kế hoạch sản xuất
  • Quản lý thu mua
  • Giám đốc kho sản xuất

Ở khâu tìm nguồn cung ứng

Các chức năng thu mua, tìm nguồn cung ứng và mua hàng là một phần của Logistics. Đây là một nơi tuyệt vời để hiểu về cách thức bán hàng, dịch vụ và quản lý hàng tồn kho. Cũng như đào sâu hơn vào mạng lưới hậu cần trong việc cân bằng cung và cầu.

Các công việc liên quan đến khía cạnh này của ngành Logistics có thể bao gồm:

  • Giám đốc Chiến lược về nguồn cung ứng 
  • Chuyên viên phụ trách thu mua
  • Thư ký Mua hàng và Kiểm kê
  • Giám đốc/Chuyên gia mua sắm
  • Giám đốc hàng hóa
  • Người quản lý danh mục

Ở khâu phân phối

Quản lý khâu phân phối có lẽ là “bộ mặt” của ngành Logistics và chuỗi cung ứng. Vị trí này liên quan đến sự di chuyển thực tế của nguyên vật liệu, hàng hóa và cũng là thông tin quan trọng nhưng ít được đề cập đến. Các công việc trong lĩnh vực phân phối có thể bao gồm nhân viên kho hàng và xe tải, văn thư, quản lý vận tải, giám sát vận tải, v.v.

Bạn có thể xem xét bất kỳ công việc nào sau đây ở khâu phân phối: 

  • Quản trị viên hậu cần
  • Quản lý vận chuyển
  • Quản trị viên Giao thông vận tải
  • Quản lý vận tải
  • Giám đốc hậu cần ngược
  • Quản trị viên Kho hàng
  • Thủ kho
  • Quản lý kho
  • Giám đốc hậu cần
Quản lý kho là một công việc phổ biến của ngành Logistics
Quản lý kho là một công việc phổ biến của ngành Logistics

Đọc thêm: Học Kinh Tế Ra Làm Gì? Cơ Hội Phát Triển Ra Sao?

Khái quát về mức lương, đãi ngộ của ngành Logistics tại Việt Nam

Logistics là một ngành đa dạng và đang có nhu cầu nhân sự cao. Tại Việt Nam, mức lương khởi điểm cho sinh viên mới ra trường dao động trong khoảng 6 – 8 triệu đồng/tháng. Nếu bắt đầu ở mức độ giám sát, mức đãi ngộ của bạn có thể ở mức 10 – 29 triệu đồng/tháng.

Khi có kinh nghiệm từ 5 năm trở lên, bạn hoàn toàn có thể đảm nhận vai trò quản lý kho bãi hay chuỗi cung ứng nhỏ lẻ. Mức lương cho các vị trí này dao động từ 13 – 40 triệu đồng/tháng.

Top các trường đào tạo ngành Logistics tốt nhất ở Việt Nam

Như đã đề cập ở trên, các công việc của ngành Logistics tại Việt Nam đang khan hiếm nguồn nhân lực chất lượng cao. Vì vậy, việc lựa chọn theo học các trường hoặc cơ sở đào tạo chuyên sâu về Logistics là rất quan trọng.

Một vài trường đại học có tiếng ở Việt Nam về Logistics và chuỗi cung ứng:

  • Đại học Ngoại thương Hà Nội và phân hiệu Thành phố Hồ Chí Minh
  • Đại học Giao thông vận tải Thành phố Hồ Chí Minh
  • Đại học Hàng hải Việt Nam
  • Đại học Quốc tế – Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh
  • Đại học Quốc tế RMIT
Học ngành logistics ra có thể làm kĩ sư
Học ngành logistics ra có thể làm kĩ sư

f Top 10 Các Ngành Dễ Kiếm Việc Làm ở Việt Nam Hiện Tại & Trong 5 Năm Tới

Kết luận

Logistics và chuỗi cung ứng đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển kinh tế và thương mại. Đặc biệt trong thời kỳ toàn cầu hoá, sinh viên tốt nghiệp ngành này sẽ có thêm rất nhiều cơ hội phát triển.

Vậy là Glints đã cùng bạn tìm hiểu tất tần tật về tiềm năng và công việc của ngành Logistics tại thị trường Việt Nam. Hy vọng bài viết trên sẽ giúp ích cho bạn trên chặng đường sự nghiệp kế tiếp. Nếu có bất kỳ thắc mắc gì về Logistics, hãy điền ngay vào phần bình luận phía dưới. Glints sẽ nhanh chóng giải đáp cho bạn!

Tác Giả

ứng tuyển tại glints
tải mẫu cv file word