Thị trường bán lẻ Việt Nam hấp dẫn và cạnh tranh khốc liệt 2022

 

Thị trường bán lẻ Việt Nam 2022 – Có lẽ đúng như nhận định của nhiều chuyên gia, ngành bán lẻ đã qua thời “cá lớn nuốt cá bé”, mà đây là thời ai nhanh hơn sẽ thắng, bởi vậy xu hướng bắt tay hợp tác giữa hãng bán lẻ nội với các doanh nghiệp ngoại cũng đang là lựa chọn được đặt ra.

 

Thị trường bán lẻ Việt Nam 2022 – Sức hấp dẫn thu hút các doanh nghiệp

 

Việt Nam là một trong những quốc gia được đánh giá tiềm năng hàng đầu Đông Nam Á về phát triển kinh tế. Theo số liệu thống kê ngành bán lẻ, Việt Nam được coi là một sân chơi rất sôi động, thu hút nhiều doanh nghiệp bán lẻ nước ngoài, các tập đoàn bán lẻ toàn cầu trong những năm gần đây. Từ đó cho thấy tiềm năng thị trường bán lẻ Việt Nam. 

 

Với tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, có tầng lớp trung lưu lớn và tăng trưởng nhanh, Việt Nam trở thành một trong những thị trường bán lẻ hấp dẫn nhất thế giới. Báo cáo xây dựng Đề án tái cơ cấu ngành Công Thương giai đoạn 2021 – 2030 của Bộ Công Thương vừa công bố cho biết, theo đánh giá của các tổ chức UNIDO, WB, INCENTRA, UN CONTRADE và EU-Vietnam Business Network (EVBN).

 

Theo báo cáo ngành hàng tiêu dùng 2022, thị trường bán lẻ trong nước hiện nay liên tục được mở rộng, xếp thứ 3 trong khu vực ASEAN (sau Indonesia và Thái Lan) về quy mô bán lẻ và thương mại điện tử.

 

Cũng theo nhận định của các tổ chức trên, Việt Nam thuộc nhóm 30 quốc gia có tầng lớp tiêu dùng trung lưu lớn nhất thế giới và tăng trưởng nhanh nhất khu vực ASEAN.

 

Thực tế cho thấy Việt Nam là sự lựa chọn của rất nhiều các tập đoàn bán lẻ toàn cầu như: FamilyMart, K- mart, Lotte, Central Group, Circle K, Mega Market,… Các doanh nghiệp nội địa cũng ra sức cạnh tranh như: Winmart/winmart+, Bách hóa xanh, Saigon Co.op,…

 

Tiềm năng thị trường bán lẻ Việt Nam trong năm 2022

 

Tiềm năng thị trường bán lẻ Việt Nam trong năm 2022 được đánh giá triển vọng hơn khi các ông lớn trong thị trường đang tranh thủ thời gian phục hồi kinh tế sau đại dịch Covid-19 để mở rộng thị phần, chiếm lĩnh thị trường.

 

 

Hình 1. Lotte dự kiến mở rộng tại Việt Nam
                                                              Hình 1. Lotte dự kiến mở rộng tại thị trường bán lẻ Việt Nam

 

Tại TP HCM, Tập đoàn Lotte dự kiến ​​xây dựng một khu phức hợp lớn mang tên Eco Smart City, quy mô gấp 1,5 lần trung tâm hội nghị và triển lãm COEX tại Samseong-dong, quận Gangnam, Seoul. Trong khi đó, tại quận Tây Hồ – Hà Nội, Lotte dự kiến sẽ hoàn thành việc xây dựng Lotte Mall Hà Nội vào năm 2023.

  • Central Retail – Đại gia trong thị trường bán lẻ Thái Lan

 

Hinh 2. Central Group đầu tư hơn 800 triệu USD vào thị trường Việt Nam
                                                           Hình 2. Central Group đầu tư hơn 800 triệu USD vào thị trường bán lẻ Việt Nam

 

Tập đoàn bán lẻ Thái Lan Central Group đang có kế hoạch mở rộng mạnh mẽ tại thị trường nội địa và Việt Nam, với kỳ vọng sẽ đạt được sự tăng vọt về nhu cầu khi đại dịch Covid kết thúc.

 

Theo chiến lược kinh doanh được công bố trong báo cáo thường niên, mảng bán lẻ của tập đoàn, Central Retail đã dành 30 tỷ baht (848 triệu USD) để đầu tư vào Việt Nam và đặt mục tiêu tăng doanh thu lên 100 tỷ baht (2,8 tỷ USD) trong 5 năm tới từ mức 38,6 tỷ baht hiện tại (1,08 tỷ USD).

 

Kế hoạch này phù hợp với dự báo của các nhà phân tích, vốn cho rằng nền kinh tế đàn hồi của Việt Nam sẽ tiếp tục phát triển sau đại dịch. Những dự báo này cho thấy lĩnh vực bán lẻ của Việt Nam sẽ tăng 9% mỗi năm lên khoảng 150 triệu USD.

 

Công ty TNHH BRG Retail, một thành viên thuộc hệ sinh thái Tập đoàn BRG, sẽ phối hợp với Tập đoàn Sumitomo nhằm thúc đẩy phát triển, mở rộng chuỗi siêu thị FujiMart, với kế hoạch cụ thể là từ năm 2022, mỗi năm sẽ mở mới từ 5 đến 10 cửa hàng và đến năm 2028 sẽ đạt khoảng 50 cửa hàng mới tại các thị trường lớn trên cả nước.

 

Điều đó đồng nghĩa với việc chuỗi siêu thị FujiMart sẽ phục vụ ngày càng nhiều người tiêu dùng tại Việt Nam hơn với những mặt hàng thực phẩm đa dạng, chất lượng, theo tiêu chí “Fresh Everyday – Tươi ngon mỗi ngày” cùng không gian và phong cách mua sắm Nhật Bản.

  • WinCommerce – Thị trường bán lẻ sôi động hơn với ông lớn bán lẻ nội địa

 

Hình 3. Wincommerce mở rộng chuỗi của hàng Winmart/Winmart+
                                           Hinh 3. Wincommerce mở rộng chuỗi của hàng Winmart/Winmart+

 

Trong bối cảnh nền kinh tế phục hồi mạnh mẽ hậu Covid-19, từ đầu năm 2022 đến nay, thị trường bán lẻ trở nên sôi động hơn khi WinCommerce đã mở mới thêm 6 siêu thị WinMart và hơn 300 cửa hàng WinMart+, có mặt tại 63 tỉnh thành trên cả nước. Trong nửa cuối năm nay, Công ty sẽ tập trung khai trương 800 điểm bán mới, trong đó có hơn 100 cửa hàng WinMart+ theo mô hình nhượng quyền. Hiện kế hoạch đang được triển khai đúng tiến độ với mục tiêu đặt ra.

 

Tại khu vực phía Nam, thành phố biển Vũng Tàu được chọn làm điểm đến tiếp theo của chuỗi siêu thị WinMart sau khi WinCommerce khai trương thành công 2 siêu thị tại Tp. Mỹ Tho và Tp. Bạc Liêu.

 

Ngoài ra, tập đoàn Masan ra mắt hệ sinh thái WINLife “Trọn Vẹn Điều Bạn Cần” với chuỗi 27 cửa hàng đa tiện ích đầu tiên đáp ứng đầy đủ nhu cầu thiết yếu của người tiêu dùng với trải nghiệm tiện lợi, xuyên suốt offline-to-online tại điểm đến “tất cả trong một”. Hệ sinh thái WINLife chính là bước đột phá tiếp theo của Masan nhằm nâng cao trải nghiệm người tiêu dùng với mô hình tiêu dùng – công nghệ độc đáo.

 

Bước đầu, Masan chính thức đưa vào hoạt động chuỗi 27 cửa hàng đa tiện ích WIN tọa lạc tại các vị trí đắc địa ở Hà Nội và TPHCM. WIN phục vụ các nhu cầu tiêu dùng hàng ngày của người Việt như: Nhu yếu phẩm (WinMart+), dịch vụ tài chính (Techcombank), dược phẩm (Dr.Win), chuỗi F&B (Phúc Long), dịch vụ viễn thông (Reddi). Trong năm 2022, Masan có kế hoạch đưa khai trương từ 80 – 100 cửa hàng WIN trên cả nước.

 

  • Aeon – Nhà bán lẻ lớn nhất Châu Á đến từ Nhật Bản

 

Hình 4. AEON Việt Nam mở rộng gấp 10 lần
                                      Hình 4. AEON Việt Nam mở rộng gấp 10 lần

 

Nửa đầu năm 2022, AEON Việt Nam tiếp tục đưa vào vận hành các siêu thị vừa và nhỏ thuộc chuỗi AEON MaxValu, đánh dấu cột mốc cho giai đoạn tăng tốc mở mới chuỗi siêu thị này. Các siêu thị AEON MaxValu đều nhận được sự đón nhận tích cực của khách hàng khu vực nội đô, ghi nhận mức tăng trưởng trung bình 5-10% theo báo cáo ngành bán lẻ 6 tháng đầu năm 2022.

 

Aeon hiện có khoảng 200 cửa hàng tại Việt Nam, trong đó có sáu trung tâm mua sắm. Các cửa hàng tập trung ở Thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội, các đô thị lớn nhất của Việt Nam. Theo kế hoạch, một trung tâm thương mại sẽ được mở tại trung tâm thành phố Huế vào năm 2024. Công ty cũng đang xem xét tăng số siêu thị tại Hà Nội lên 100 siêu thị vào năm 2025, gấp khoảng 10 lần con số hiện tại.

 

Khi nhu cầu tiêu dùng dần phục hồi, cũng là thời điểm các doanh nghiệp bán lẻ tính tới kế hoạch mở rộng “chân rết”, phát triển nhóm sản phẩm mới. Có thể nói đây là thời điểm “sóng ngầm” cạnh tranh đang nổi lên trong thị trường bán lẻ. 

 

Thông tin trên đây được tổng hợp từ nhiều nguồn, nhiều báo cáo của VIRAC. Đăng ký tư vấn customize TẠI ĐÂY

 

VIRAC cung cấp đa dạng các hình thức báo cáo nghiên cứu về nhiều ngành kinh tế tại Việt Nam; bao gồm phân tích từ tổng quan đến chi tiết về thị trường, sản phẩm – dịch vụ theo nhu cầu của Quý khách hàng trong nhiều lĩnh vực khác nhau.

 

Công ty cổ phần Nghiên cứu ngành và Tư vấn Việt Nam TỰ TIN là người bạn đồng hành đáng tin cậy của Quý doanh nghiệp trên con đường chinh phục thị trường Việt Nam.