TÌNH THẾ CẤP THIẾT LÀ GÌ? ĐIỀU KIỆN ÁP DỤNG TÌNH THẾ CẤP THIẾT?

1.Khái
niệm

Căn cứ Điều 23 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi bổ sung
2017 có quy định:

Điều 23. Tình thế cấp thiết

1. Tình thế cấp thiết là tình thế của người vì muốn tránh
gây thiệt hại cho quyền, lợi ích hợp pháp của mình, của người khác hoặc lợi ích
của Nhà nước, của cơ quan, tổ chức mà không còn cách nào khác là phải gây một
thiệt hại nhỏ h
ơn
thiệt hại cần ngăn ngừa.

Hành vi gây thiệt hại trong tình thế cấp thiết không phải
là tội phạm.

2. Trong trường hợp thiệt hại gây ra rõ ràng vượt quá yêu
cầu của tình thế cấp thiết, thì người gây thiệt hại đó phải chịu trách nhiệm
hình sự
”.

Hành vi được thực hiện trong khi tình thế cấp thiết
xảy ra vừa là quyền của công dân vừa là nghĩa vụ pháp lý. Nhận thức được tình
thế xảy ra, người thực hiện hành vi khi có tình thế cấp thiết vì họ muốn tránh
những thiệt hại thực tế sẽ xảy ra với cá nhân, cơ quan, tổ chức, Nhà nước với
trách nhiệm của một người công dân nên đã thực hiện hành vi này.

Trong pháp luật hình sự, người được coi là đã hành động
trong tình thế cấp thiết khi người đó đã biết hy sinh một cách hợp lý lợi ích
nhỏ để bảo vệ lợi ích khác lớn hơn, cần thiết hơn. Chính vì tính hợp lý này mà
về mặt xã hội, chúng ta coi việc hành động trong tình thế cấp thiết là hành động
có ích. Còn về mặt hình sự, hành động này không bị coi là tội phạm, nên nhà làm
luật xác định việc gây thiệt hại nhỏ hơn thiệt hại cần ngăn ngừa không bị coi
là tội phạm. Đồng thời, người có hành vi gây thiệt hại sẽ không bị truy cứu
trách nhiệm hình sự.

2. Điều kiện áp dụng tình thế cấp thiết.

Để được áp dụng tình thế cấp thiết đòi hỏi phải xuất
hiện các tình tiết sau:

Một
,
phải có sự nguy hiểm thực tế đang gây ra hoặc đe dọa gây ra những thiệt hại nhất
định cho những lợi ích được pháp luật bảo vệ. Sự nguy hiểm đó có thể bắt nguồn
từ người, từ con vật, từ sức mạnh tự nhiên, từ sự cố kỹ thuật,…

Hai là, việc gây thiệt hại là biện pháp duy nhất để khắc phục sự nguy hiểm. Vì vậy, sẽ không được coi là hành vi trong tình thế cấp thiết khi vẫn còn những cách khác như yêu cầu sự giúp đỡ của của chính quyền,của người khác hoặc đi khỏi nơi nguy hiểm để bảo vệ lợi ích hợp pháp.

Ba là, thiệt hại gây ra phải nhỏ hơn thiệt hại cần ngăn ngừa. Đây là điểm khác biệt so với hành vi phòng vệ chính đáng. Trong phòng vệ chính đáng người phòng vệ thực hiện hành vi chống trả gây thiệt hại cho người tấn công kể cả khi họ có thể tránh khỏi thiệt hại bằng các biện pháp khác như chạy trốn, nhờ sự giúp đỡ của người khác. Còn trong tình thế cấp thiết, biện pháp gây thiệt hại một lợi ích hợp pháp để tránh một thiệt hại khác phải là biện pháp. Nếu thiệt hại gây ra lớn hơn hoặc bằng thiệt hại được khắc phục thì mục đích của tình thế cấp thiết không đạt được nên vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự.