Vai trò quan trọng của Marketing đối với mỗi doanh nghiệp hiện nay là không thể bàn cãi. Bất cứ doanh nghiệp nào cũng cần đầu tư ít nhiều vào marketing thì mới có thể tiếp cận được khách hàng và mang sản phẩm đến gần hơn với khách hàng. Những nỗ lực marketing đó không thể thiếu các công cụ marketing – vũ khí giúp doanh nghiệp đạt được mục tiêu theo các cách khác nhau.
Sau đây là những công cụ truyền thông marketing phổ biến nhất, được áp dụng bởi rất nhiều thương hiệu từ nhỏ đến lớn.
Top 7 công cụ marketing cần thiết nhất
1. Marketing trực tiếp (Direct Marketing)
Marketing trực tiếp là công cụ marketing giúp thúc đẩy sự liên kết trực tiếp với khách hàng nhằm tạo dựng và duy trì mối quan hệ với họ. Các hình thức direct marketing trực tiếp được sử dụng phổ biến là email marketing, telemarketing, direct selling (bán hàng trực tiếp), v.v.
Đây là công cụ marketing giúp doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận với khách hàng, trực tiếp tương tác và tiếp nhận phản hồi từ khách hàng. Từ đó, doanh nghiệp dễ dàng đo lường phản ứng của khách hàng trong suốt quá trình mua hàng để có những phản hồi và phương án phù hợp.
2. Marketing tại điểm bán (Trade Marketing)
Marketing tại điểm bán rất phổ biến trong các doanh nghiệp ngành hàng bán lẻ, sản xuất, v.v. Đây là hình thức marketing mà doanh nghiệp sẽ trực tiếp mang sản phẩm của mình đến với khách hàng, tận dụng thói quen và khả năng“mua sắm ngay tại cửa hàng” của khách hàng để tăng doanh thu.
Đối với hình thức này, các doanh nghiệp phải xây dựng được một đội ngũ nhân viên có khả năng giao tiếp và thuyết phục khách hàng ngay tại điểm bán. Điểm bất lợi là nhân viên phải biết ứng phó với trường hợp những khách hàng khó tính. Nhưng ưu điểm lớn của trade marketing vẫn là đánh thẳng vào quyết định mua hàng của khách hàng tại điểm mua. Một ưu điểm lớn mà doanh nghiệp có thể phát huy để tăng doanh số nếu thực hiện một cách đúng đắn.
3. Marketing trên mạng xã hội (Social Media Marketing)
Mạng xã hội ngày càng phát triển và đã trở thành một công cụ marketing không thể thiếu trong marketing thời đại kỹ thuật số. Facebook, Instagram, Twitter, hay TikTok đều là các nền tảng tiềm năng cho bất cứ chiến dịch marketing nào.
Điều mà doanh nghiệp cần lưu ý là lựa chọn một nền tảng phù hợp với chiến dịch marketing, cũng như sản phẩm, và khách hàng mục tiêu của mình.
Đọc thêm: 7 Bước Cơ Bản Xây Dựng Một Chiến Dịch Social Media Marketing
4. Quảng cáo (Advertising)
Quảng cáo luôn là một công cụ marketing hữu ích, có thể đem lại hiệu quả nhanh chóng cho doanh nghiệp. Có rất nhiều hình thức quảng cáo khác nhau như quảng cáo ngoài trời, quảng cáo qua radio, TVC, quảng cáo trên truyền hình, hay Pay-per-click advertising.
Nhìn chung, khi làm quảng cáo, doanh nghiệp phải chấp nhận chi trả một khoản tiền để sản phẩm, hình ảnh, hay thương hiệu của họ được biết đến nhiều hơn, tiếp cận được phạm vi đối tượng mục tiêu nhanh chóng.
5. Bán hàng cá nhân (Personal Selling)
Bán hàng cá nhân là hoạt động thông qua nhân viên bán hàng trực tiếp giới thiệu sản phẩm và dịch vụ đến khách hàng với mục tiêu cuối cùng là thúc đẩy quyết định mua hàng của họ.
Việc trao đổi trực tiếp với khách hàng giúp nhân viên dễ dàng nắm bắt được tâm lý và nhu cầu của khách hàng, từ đó linh hoạt cung cấp các giải pháp phù hợp cho khách hàng.
Do đó, nhân viên bán hàng là nhân tố vô cùng quan trọng trong quá trình sử dụng công cụ marketing này. Một nhân viên bán hàng cần có kiến thức về sản phẩm, kiến thức bán hàng, kỹ năng giao tiếp, cũng như khả năng xử lý tình huống tốt để làm hài lòng khách hàng trong bất cứ hoàn cảnh nào.
6. Quan hệ công chúng (Public Relations)
Quan hệ công chúng là một hình thức không thể thiếu trong marketing nhằm xây dựng mối quan hệ tốt với cộng đồng nói chung và khách hàng mục tiêu nói riêng.
Các hoạt động quan hệ công chúng rất đa dạng từ xây dựng hình ảnh trên mạng xã hội, tổ chức sự kiện, v.v. Nếu đầu tư vào quan hệ công chúng, mỗi doanh nghiệp cần có một đội ngũ chuyên trách chịu trách nhiệm lên kế hoạch, triển khai các hoạt động cần thiết, đồng thời xử lý truyền thông nếu có sự cố xảy ra.
7. Content Marketing
Cuối cùng nhưng không kém phần quan trọng chính là công cụ marketing có sức mạnh to lớn – Content Marketing.
Bất cứ cách thức marketing nào cũng ít nhiều có sự hiện diện của content marketing. Doanh nghiệp muốn tạo dựng mối quan hệ lâu dài với khách hàng thì việc đầu tư vào content marketing là cần thiết.
Cung cấp nội dung có giá trị cho khách hàng chính là thứ mà content marketing có thể giúp doanh nghiệp đạt được. Một khi đã đem lại giá trị cho khách hàng thì việc có được niềm tin cùng sự hài hòng của họ là điều dễ dàng hơn.
Tạm kết
Trên đây là các công cụ marketing được doanh nghiệp sử dụng nhiều và đem lại những hiệu quả tích cực. Mỗi công cụ hay hình thức marketing trên lại có một cách thức triển khai khác nhau, đồng thời có thể kết hợp với các công cụ khác như công cụ digital marketing để đạt được hiệu quả tốt nhất. Tuy nhiên, nếu được triển khai một cách đúng đắn, tất cả chúng đều có thể đem đến lợi ích cho doanh nghiệp.
Hãy theo dõi Glints Blog để cập nhật nhiều bài viết hay ho khác về marketing nhé!
Tác Giả